Ai sẽ là Tổng bí thư vào Đại hội 11 năm 2011?
Dan Gay chinh cong, X-Cafe
24.02.2010
http://www.x-cafevn.org/node/2773
.
Xin lỗi mấy bác chứ em đọc nhiều bài của mấy bác ở hải ngoại chỉ phát phì cười. Các bác chả hiểu gì nguyên tắc làm việc của ĐCS, Nhà nước VN, từ hệ thống tổ chức đến cơ chế làm việc. Lại còn viết "ban bí thư bộ chính trị" sai chính tả tùm lum, i sì như cái bài của một ông Việt Tân viết sai cả tên họ 1 ủy viên bộ chính trị thành ra "Hồ Việt Đức". Viết thế ai mà tin được các bác. Tại Đại hội 10 người ta cũng chỉ bầu 14 ủy viên BCT (sau bổ sung thêm 1 bác) và 8 bí thư TW (sau bổ sung thêm 2). Sự kiện bầu bổ sung này có bác phán là "sự thắng thế của phe bảo thủ", song sự thật không phải như thế.
Bác Rứa khi đó đã là Trưởng Ban Tuyên giáo TW, khi đó ban này nhập từ hai ban cũ, quyền hạn rất lớn lên bác í vào BCT thì có gì là lạ.
Bác Ngô Văn Dụ và Hà Thị Khiết vào Ban Bí thư cũng không phải là sự "thắng thế của phe bảo thủ", khi đó một số ban nhập vào Văn phòng TW, quyền hạn của văn phòng TW được tăng cường lên việc bác Dụ khi đó là Chánh văn phòng TW được nâng từ ủy viên TW lên bí thư TW là đương nhiên. Có lẽ bác ấy chưa đủ điều kiện, nếu không chắc Chánh văn phòng TW phải là Ủy viên BCT. Có lẽ văn phòng TW nằm dưới sự điều hành nhiều hơn của bác Sang, và Thường trực Ban Bí thư sẽ được tăng cường trách nhiệm. Bác Hà Thị Khiết vào Ban Bí thư là đương nhiên vì bác được cử vào Trưởng Ban Dân vận, một ban rất quan trọng từ xưa hầu hết là ủy viên BCT hay BBT nắm, thay thế cho bác Tòng Thị Phóng chuyển sang làm phó chủ tịch Quốc hội thứ nhất. Vân đề dân tộc, tôn giáo vốn nhạy cảm, một trưởng ban dân vận là người dân tộc hay quá còn gì, lại là phụ nữ, tránh tiếng xưa nay toàn đàn ông nắm chức vụ cao có thực quyền. Bên phụ nữ còn đề cử 1 ứng cử viên phụ nữ cho ủy viên bộ chính trị nữa ấy chớ. Từ trước, mới chỉ có một phụ nữ vào chức ủy viên bộ chính trị mà thôi. Kỳ tới có thể một trong hai bác Tòng Thị Phóng hoặc Hà Thị Khiết sẽ có trong BCT.
Phương tiện truyền thông hướng vào bác Dũng là thông tin không chuẩn xác. Các bác có xem Thời sự VTV hàng ngày không. Đưa tin đều hết. Tất nhiên quyền lực không bao giờ thể hiện thực sự qua các bản tin trên ti vi, vì nếu thế bác Mười, bác Anh hầu hết vắng bóng trên ti vi lại chẳng có chút vai trò gì à? bác Sang thường xuyên xuất hiện trong vai trò chỉ đạo học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng quyền hạn thực sự của bác ấy trong vai trò Thường trực Ban Bí thư làm sao các bác nắm được. Theo thông lệ của VTV, trừ khi là những hoạt động ít quan trọng hoặc hoạt động không thể đưa tin, thì hoạt động đưa tin bao giờ theo thứ tự cũng là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng, Chủ Tịch Quốc Hội, Thường trực BBT, các ủy viên BCT khác, các bí thư TW đảng khác, sau đó đến phó chủ tịch nước, phó thủ tướng (không phải ủy viên BCT hay BBT), các phó chủ tịch QH (không phải ủy viên BCT hay BBT). Thông thường các chức vụ này hay có phóng viên theo kèm đưa tin tức.
Thứ tự trong BCT các bác đưa tin ở đây cũng chưa chắc chuẩn xác. Có lẽ các bác ấy dựa vào dangcongsan.vn. Thực tế là đảng luôn luôn đưa ra các thông tin khác nhau về cái gọi là thứ hạng này. Khi họp Ban Chấp hành TW, chủ tọa phiên khai mạc ngồi hàng ghế trên là TBT và CTN. Hai bác này cũng ngồi giữa hàng ghế đầu. Kế bên TBT là Thủ Tướng, tức vị trí thứ 3, kế bên Chủ Tịch Nước là Chủ Tịch Quốc Hội, tức vị trí thứ 4, kế TTg là Thường trực BBT, tức vị trí thứ 5, sau đó là bác Lê Hồng Anh. Nhiệm kỳ trước thì hơi lạ là ngồi kế bên 4 ông cao nhất lại là 2 ông bí thư thành ủy. Khi các bác trong BCT họp với các tỉnh ủy, thành ủy, thì ngồi kế bên TBT lại là Thường trực BBT biểu thị vị trí thứ 2, bên tay trái TBT là Thủ tướng, sau đó mới là CTN, rồi CTQH. Danh sách công bố đầu nhiệm kỳ thì thứ nhất là bác Mạnh, số 2 bác Lê Hồng Anh, rồi bác Dũng, bác Triết, bác Sang, bác Trọng. Dẫn lời bác Nguyên Văn An thì kết quả đó biểu thị "người có số phiếu cao hơn thì xếp trên".Theo dangcongsan.vn thì lại có xáo trộn, sau bác Mạnh là bác Sang, rồi bác Chi chủ nhiệm ủy ban kiểm tra TW nhiệm vụ chính là theo dõi hoạt động của đảng viên các cấp , sau đó mới đến bác Triết, bác Dũng, bác Trọng, ba bác phó thủ tướng nằm ở vị trí cuối cùng. Danh sách Ban bí thư thứ hạng cũng xáo trộn theo như thứ tự trong BCT. Nếu cứ căn cứ vào mấy cái thứ hạng này thì khó mà xác định ai có quyền hạn cao hơn ai. Tuy nhiên nếu căn cứ vào hoạt động của ĐCS các nước quả thật là có thứ hạng trong BCT, BBT thật. Nhưng nếu có sự sắp xếp lại nhân sự giữa nhiệm kỳ hay sau Đại hội đảng thì thứ hạng không thể nào là cố định cả. Ví như khi các bác Mười, Anh, Kiệt nghỉ hưu giữa nhiệm kỳ, khi đó bác Mạnh xếp thứ 4 lại quyền cao hơn cả bác Phiêu tân tổng bí thư trước đó ở vị trí thứ 5 à, còn bác Khải đứng ở vị trí 7, bác Lương ở vị trí 12 đầu nhiệm kỳ kia.
Đọc bài viết của ông nước ngoài nào đó ở trang ngoài mà tớ thấy phì cười. Bác Mười thôi TBT đâu phải do kinh tế khủng hoảng. Trước đó từ lâu người ta đã dự đoán bác Phiêu làm TBT rồi. Nhưng bác Phiêu mới chỉ được bầu vào BCT giữa nhiệm kỳ khóa 7, hơn nữa người ta muốn có một sự chuyển giao từ từ, cộng với bác Mười muốn hai bác Anh và Kiệt rút cùng mình, mà hai bác kia lại theo nhiệm kỳ Quốc hội, vì thế bác Mười làm thêm một thời gian nữa. Thậm trí sau khi QH đã bầu CTN, TTg mới thì hai bác Anh, Kiệt vẫn trong Thường vụ BCT, tức quyền hạn cao hơn CTN, TTg cho đến tháng 12-1997 cả ba bác đều rút chức vụ trong đảng, khi đó một Thường vụ mới được bầu do bác Phiêu đứng đầu. Đáng ngạc nhiên là trường hợp của bác Dũng, là ủy viên trẻ tuổi nhất BCT, đứng cuối vị trí BCT lại là ủy viên thường vụ BCT, cùng với bác Mười, Anh, Kiệt, Phiêu, trong khi bác Mạnh đứng thứ 4 BCT lại không có. Có vẻ như việc bác Dũng có trong Thường vụ chả mấy quan trọng, vì cần phải có một con số lẻ. Còn bác Phiêu làm Thường trực Thường vụ BCT, coi như là bước đệm để lên chức TBT rồi. Tuy bác ấy kiêm Chủ nhiệm Tổng cục chính trị nhưng vì có chân trong Thường vụ lại là thường trực BCT, chắc chắn quyền hạn cao hơn cả bác Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. đến khi thành lập thường vụ mới, theo đó thứ tự là TBT, CTN, TTg, CTQH và Thường trực thường vụ BCT (bác Phạm Thế Duyệt) được xem như là ổn định nhân sự lãnh đạo đảng. Bác Duyệt sau còn kiêm chủ tịch MTTQ. Ở VN cũng hơi buồn cười, chủ tịch Mặt trận thường vị trí trong đảng thấp hơn trưởng ban dân vận, thậm chí có khi không phải ủy viên trung ương, nhưng chắc quyền và uy vẫn hơn ủy viên trung ương, và hay chọn trong cán bộ lão thành có uy tín. Bên TQ thì cái ổng đứng đầu "mặt trận" toàn là ủy viên thường vụ BCT, thậm trí ở vị trí cao.
Các bác ở hại ngoại thường hay tự xếp các lãnh đạo thành hai nhóm là "cấp tiến" và "bảo thủ" chả hiểu các bác ấy lấy ở đâu ra. Rồi tự suy luận "3 chứ vụ cao nhất phải do 3 người 3 miền nắm". Toàn chỉ là suy luận.
Năm xưa thời bác Mười, Anh, Kiệt còn giữa chức, có bác bảo hai ông đầu là "ôn hòa", bác thứ ba là "cấp tiến", còn bác Đào Duy Tùng là "bảo thủ", thậm trí gọi bác đó là "nhân vật bảo thủ cuối cùng trong BCT". Đến thời của bác Phiêu, thì lại bảo bác Phiêu là "bảo thủ", bác Lương, Khải, Mạnh là "cấp tiến", đến khi bác Mạnh lên thì lại bảo bác Mạnh là "ôn hòa", bác Mười, Anh được gán cho cái từ "bảo thủ". Bây giờ thì nhiều bác hải ngoại lại gán cho bác Mạnh cái từ "bảo thủ", bác Triết, Dũng là "cấp tiến", bác Trọng cũng bị gán cái từ "bảo thủ", bác Sang thì lúc đầu gọi là "cấp tiến", sau lại gọi "bảo thủ". Khi có tin một trong hai bác Vũ Khoan và bác Dũng là ứng cử viên cho chức TTg thì bển đó gọi bác Khoan là "cấp tiến", bác Dũng là "bảo thủ", khi bác dũng lên rồi thì gọi bác dũng là"cấp tiến", bây giờ thì cái từ "cấp tiến" cũng ít dùng cho mấy bác Triết lẫn Dũng.
Nói chung cứ bác nào từng phục vụ bên ngành quân đội, an ninh, hay bên lý luận đảng, hay phục vụ bên ngành đảng như trưởng một ban nào đó, hay học viện chính trị, hay có các bài phát biểu về chủ nghĩa Mác và tư tưởng HCM thì các bác bển đó gán cho cái từ "bảo thủ", còn các bác nào từng hoạt động nhiều năm trong bộ máy chính phủ, phụ trách kinh tế, ngoại giao , giao tiếp nhiều với khách nước ngoài, có thể ít tuổi một chút thì hay được gán cho cái từ "cấp tiến". Chả có căn cứ nào xác đáng hơn. Bản thân bác Phiêu khi trả lời báo chí nước ngoài, công khai trên VTV hẳn hoi cũng chả nhận mình là "bảo thủ".
Ba chức vụ cao nhất luôn rơi vào 3 miền là không chuẩn xác. Thời bác Hồ, ông Duẩn bí thư thứ nhất là người miền trung, ông Phạm Văn Đồng là người Quảng Ngãi. Sau này thì bác Trường Chinh người miền bắc làm chủ tịch HDNN. Từ sau đại hội 6, ba bác trước kia trong Trung ương cục miền nam nắm 3 chức vụ cao nhất. Bác Linh quê bắc nhưng hoạt động chủ yếu trong nam. Bác này làm TBT gây bất ngờ. Bác Võ Chí công quê quảng Nam, Phạm Hùng quê Vĩnh Long, tạm gọi là "bắc - trung - nam", nhưng khi bác Hùng mất, bác Kiệt khi đó là phó chủ tịch HDBT thứ nhất tậm thay nhưng sau đó QH lại bầu bác Đỗ Mười thường trực BBT vào chủ tịch HDBT- là người Bắc. Bác Mười khi đó còn cao hơn bác Kiệt 1 bậc trong BCT. Đến khóa 7, đúng là bắc -trung -nam. Mình nhớ là bác Kiệt và bác Anh ngày xưa cùng phụ trách địa bàn quân khu IX, nghe nói có thành tích giứ đất vùng giải phóng sau hiệp định Paris nghe nói chế độ sài Gòn vi phạm. Bác Mười và Kiệt cũng hay được nói đến vai trò cải tạo công thương nghiệp sau giải phóng. Nhưng theo một số nguồn tin thì bác Anh vai trò rất lớn, và bác Đào Duy Tùng nghe nói quyền cao hơn cả bác Kiệt. Đến dạo bác Phiêu lên thì cán cân bắc trung nam là bác Phiêu, Lương, Khải. Rồi đến thế hệ bác Mạnh nhiệm kỳ 2 là Mạnh, Triết, Dũng, như vậy là bắc nam nam chứ đâu phải bắc trung nam. Người miền bắc cũng từng có thời kỳ làm thủ tướng như bác Đỗ Mười đó. Rất khó có thể nói việc phân chia vùng miền rõ rệt.
Quyền hạn có tập trung vào 3 bác cao nhất hay không?
Thời bác Hồ còn sống, chẳng ai bằng bác cả. đừng có đem chuyện bác Duẩn với Thọ vào. Bên hải ngoại từ trước chỉ căn cứ vào mấy cái hồi ký của Hoàng Văn Hoan với Vũ Thư Hiên. Sau đó là vẽ vời ra. Vũ Thư Hiên chẳng có chức vụ cao khó mà ông biết quá nhiều. Hoàng Văn Hoan từng là ủy viên BCT chắc chắn ông biết nhiều, nhưng về sau có lẽ ông tỏ thái độ thân TQ quá lên trong BCT chả ai ưa ổng, ông ít tham dự các cuộc họp cấp cao. Đường lối Maoism của ông chắc chắn cũng không thể nói vừa lòng Bác Hồ khi mà chủ trương của Bác là cân bằng quan hệ Liên Xô- Trung Quốc. Có vẻ như bác Hồ ủng hộ nhất bác Lê Duẩn, vì đường lối của bác này hợp với ý Bác. Dĩ nhiên Bác chẳng dại gì ra mặt, mà để bác Duẩn ra mặt. Có thể vì thế, bác Hoàng Văn Hoan mới nói xấu bác Duẩn với bác Thọ chớ đâu đả động Bác Hồ.
Thông tin bác Giáp không có nhiều quyền lực thời gian này cũng là không chính xác. Ai cũng biết vai trò bác giáp dù không bằng xưa nhưng vẫn rất nổi bật trong chiến dịch mùa xuân. đọc nghị quyết 1-1959 chẳng thấy 1 từ nào là "xâm lược" cả. Từ 1976 có sự hoán đổi vị trí giữa bác Thọ và Giáp, nhưng bác Thọ còn đứng sau bác Chinh, bác Đồng, bác Phạm Hùng. Chủ tịch nước thì giao cho bác Tôn người miền Nam khiêm tốn với vị trí ủy viên TW. Thời bác Đỗ Mười, nghe nói bác Anh quyền hạn rất lớn không thau kém TBT, còn bác Đào Duy Tùng khó mà nói thua kém bác Kiệt. Nhưng người ta đã tiên đoán CTQH Nông Đức Mạnh đã có thể tiến xa ngay trong thời kỳ này. Thực sự hơi bất ngờ của chức vụ CTQH. Bác Mạnh trước khi làm TBT từng là ứng cử viên cho cả TBT lẫn CTN. Bác Nguyễn Văn An cũng ít nhất hai lần là ứng cử viên cho chức TBT. Tại đại hội 9, bác An về vị trí thứ hai, và sau đó vào BCT ở vị trí không quá cao và trong BBT, có vẻ như bác vẫn nắm chức vụ cũ là trưởng ban tổ chức TW, nhưng khi bác Mạnh lên TBT, nhường ngay bác An chức CTQH. Thế mới có chuyện bác An ở trong BBT khóa mới khoảng 1 tháng trời. Nhiều người còn cho bác An CTQH quyền còn cao hơn cả Thủ tướng Phan Văn Khải.
Như thế nếu ai cho là trong lịch sử thủ tướng quyền cao hơn chủ tịch nước là khó tin được, còn chủ tịch quốc hội không thể nói là không có thực quyền. Cái này ẩn phái sau mà không phải ai cũng dễ nhận ra. Còn TBT và thường trực BBT, phải nhường nhau một chút. Cơ bản thì TBT là cao nhất nhưng cũng phải căn cứ vào từng khóa, từng nhiệm kỳ, từng giai đoạn. nước XHCN nào chẳng thế, không có chủ tịch đảng thì đương nhiên TBT là to nhứt.
Mấy thông tin "phe thân Tàu" với "phe thân Mỹ" cũng chẳng lấy gì làm chuẩn xác. Đơn giản các bác ấy mỗi người được phân công 1 công việc cụ thể. Tớ còn nghe nói 1 bác nào đó hải ngoại trước còn nói MTDTGPMNVN là do TQ lập ra, và có mâu thuẫn giữa MT với miền bắc thân Liên Xô. Toàn là không có căn cứ. Chẳng ai là không biết ông Trương Như Tảng là người bất mãn, có lẽ là do chức vụ không ưng. Còn mặt trận hay miền bắc chỉ là một, quân đội là một, chính trị là một, một trung tâm điều khiển duy nhất và vì một mục tiêu chung.
Những lập luận kiểu chia rẽ khó mà tin tưởng.
Ngồi tận đẩu tận đâu dự đoán tùm lum, tác động dư luận, nhưng thực ra phải hội nghị TW mới quyết được.
.
.
.
No comments:
Post a Comment