Trung Quốc “cắm chốt hạt nhân” ở Biển Đông
Thứ sáu, 29/01/2010, 06:29(GMT+7)
http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA72467/default.htm
VIT - Thế kỷ 21 là thế kỷ của Đại dương, các quốc gia có biển đều quan tâm nghiên cứu phát triển nguồn lợi từ biển. Tất nhiên, quá trình phát triển của mỗi quốc gia đó rất cần có một lực lượng hải quân đủ mạnh để bảo vệ biển mình và “biển người”, nhất là những nước luôn có tham vọng muốn “coi biển người là ao nhà”. Trong quá trình thực hiện chiến lược biển, họ không chỉ triển khai lực lượng hải quân thông thường, mà thậm chí còn “cắm chốt các tàu ngầm tấn công hạt nhân” tại Biển Đông.
Căn cứ hải quân Du Lâm (hay còn gọi là căn cứ hải quân Sanya) đặt tại Sanya, một thành phố cực nam thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc. Ban đầu, Du Lâm là căn cứ của các tàu ngầm thông thường, đặt trên dải bờ phía đông của vịnh Du Lâm.
Vị trí căn cứ Hải quân Du Lâm qua Google
http://vitinfo.com.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2010/1/29/LA72467_staticmap.gif
Trong những năm gần đây, căn cứ hải quân Du Lâm đã mở rộng tới gần vịnh Hạ Long, là căn cứ chính của hạm đội tàu nổi và 1 căn cứ tàu ngầm hạt nhân. Căn cứ hải quân Du Lâm là một trong những căn cứ quan trọng nhất của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc. Vị trí chiến lược của Du Lâm nằm sát đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Nam Sa) ở Biển Đông, cũng như eo Malacca nơi có lưu lượng giao thông hàng hải rất lớn.
Tổng quan căn cứ Du Lâm
http://vitinfo.com.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2010/1/29/LA72467_staticmap_004.gif
Chú thích các vị trí cụ thể của Du Lâm
A: Căn cứ tàu ngầm Du Lâm
B : Căn cứ tàu nổi vịnh Yalongwan (亚龙湾) Sanya
C : Căn cứ tàu ngầm hạt nhân
D : Thành phố Sanya
E : Vịnh Yalongwan (亚龙湾)
Về mặt lịch sử, căn cứ hải quân Du Lâm được phát hiện năm 1946 khi Hải quân Trung Quốc bắt đầu xây dựng các cơ sở hải quân sau khi kết thúc Thế chiến thứ 2. Năm 1951, lực lượng cộng sản Trung Quốc vượt qua Eo Qiongzhou và chiếm đóng đảo Hải Nam. Ngay sau đó, Hải quân Khu vực phía nam của quân đội Trung Quốc đã thành lập Khu vực phòng thủ và tuần tra Du Lâm. Vào năm 1955, khu vực này đổi tên thành Căn cứ Hải quân Du Lâm và được biên chế vào Hạm đội Nam Hải mới thành lập. Từ những năm 1950 đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, căn cứ hải quân Du Lâm là căn cứ chính cho các tàu ngầm nhỏ thông thường và một số tàu tuần tra của Hạm đội Nam Hải.
Căn cứ tàu ngầm Du Lâm (căn cứ các tàu ngầm số 32 của Trung Quốc)
http://vitinfo.com.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2010/1/29/LA72467_staticmap_002.gif
Kế hoạch bắt đầu xây dựng một căn cứ mới tại vịnh Yalongwan (亚龙湾) bắt đầu từ cuối những năm 1990, cách căn cứ cũ khoảng 8 dặm về phía Đông Nam. Vịnh Yalongwan (亚龙湾) có độ sâu trung bình khoảng 15 - 20 mét, rất phù hợp cho các tàu ngầm và tàu chiến loại lớn cập cảng. Căn cứ gồm một một nhánh nước 3.200 mét và một nhánh 1.300 mét, một căn cứ tàu nổi ở dải đông bắc của vịnh, và 1 căn cứ tàu ngầm hạt nhân trên bán đảo thuộc phần phía đông của vịnh. Những căn cứ này đã được sử dụng từ những năm 2001 - 2002.
Trong đó, căn cứ hạm đội tàu nổi gồm 2 bến cảng định vị dài khoảng 1.000 mét, cả 2 cảng đều cho phép các tàu chiến, tàu tấn công đổ bộ, tàu tiếp dầu cỡ lớn cập cảng, và thậm chí cả các tàu sân bay khi cần thiết. Hiện tại, Du Lâm là căn cứ chính của Liên đội Khu trục hạm số 9, Hạm đội Nam Hải.
Vịnh Hạ Long/căn cứ tàu nổi Sanya (Liên đội Khu trục hạm số 9)
http://vitinfo.com.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2010/1/29/LA72467_staticmap_003.gif
Căn cứ tàu ngầm hạt nhân Du Lâm được trang tin điện tử của Hội các nhà khoa học Mỹ (FAS) đưa tin lần đầu tiên vào tháng 4/2008, và chính thức được biết đến là căn cứ tàu ngầm thứ 2 của Hải quân Trung Quốc. Căn cứ tàu ngầm hạt nhân Du Lâm gồm 3 bến cảng định vị cho các tàu ngầm hạt nhân cập cảng, 1 căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất, và 1 trung tâm khử từ tàu ngầm đặt tại đỉnh phía nam của bán đảo. Căn cứ ngầm dưới lòng đất có lối vào với chiều rộng khoảng 3 mét, vừa cho các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân cỡ lớn (SSBN). FAS cho biết, tàu ngầm lớp Jin (Tấn) 094 hiện đang thường trực tại căn cứ này, tuy nhiên thông tin này chưa được kiểm chứng.
Căn cứ tàu ngầm thứ 2
http://vitinfo.com.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2010/1/29/LA72467_staticmap_005.gif
Chú giải các vị trí
A: Cầu cảng cho tàu ngầm hạt nhân.
B: Lối vào của hầm ngầm dưới lòng đất.
C: Cơ sở bảo dưỡng tàu ngầm hạt nhân.
Hải quân Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân tới đảo Hải Nam
Hải quân Trung Quốc đã triển khai 1 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Jin (Type 094) tới căn cứ mới gần Du Lâm trên đảo Hải Nam ở Biển Đông, theo bức ảnh vệ tinh mà FAS có được. Bức ảnh cho thấy, chiếc tàu ngầm lớp Tấn này ngay gần lối vào rất lớn của căn cứ ngầm dưới lòng đất. Chúng ta cũng dễ nhận thấy một cảng mới xây dựng ngay gần trung tâm khử từ dành cho các tàu ngầm; và hàng chục các đường hầm nối với căn cứ ngầm dưới lòng đất xung quanh căn cứ. Bức ảnh vệ tinh, in trong tạp chí quốc phòng Jane ra hàng tuần, được chụp qua vệ tinh Quickbird ngày 27/2/2008, và được FAS mua lại từ hãng DigitalGlobe.
Cửa vào của tàu ngầm lớp Tấn
Kích thước của chiếc tàu ngầm trong ảnh vệ tinh tương tự như chiếc tàu ngầm lớp Jin SSBN I phát hiện ở căn cứ tàu ngầm Xiaopingdao vào tháng 7/2007, và 2 chiếc tàu ngầm ở xưởng Bohai vào tháng 10/2007. Trung Quốc hiện đã hạ thủy 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn và có thể đang đóng chiếc thứ 3. Cơ quan tình báo Mỹ dự đoán, Trung Quốc sẽ đóng 5 tàu ngầm SSBN nếu như muốn tiếp tục thể hiện sự răn đe trên biển. Tất nhiên, hiện vẫn chưa xác định rõ Trung Quốc có kế hoạch đóng tiếp các tàu ngầm SSBN hay không. Hãy xem bức ảnh 1 để thấy rõ vị trí tàu ngầm.
Tổng quan căn cứ Hải quân Du Lâm (Sanya)
http://vitinfo.com.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2010/1/29/LA72467_Hainan-tunnels_tn.jpg
Trung tâm khử từ mới
Một trong những điều đáng lưu tâm nhất mới đây đối với căn cứ là xuất hiện thêm 1 bộ phận khử từ tàu ngầm. Bộ phận khử từ nằm ở phía nam và nối với căn cứ trên hòn đảo qua cầu cảng, bộ phận khử từ này gần giống như các bộ phận khử từ tại căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Quá trình khử từ được tiến hành trước khi triển khai nhằm loại bỏ hết các từ trường trong phần kim loại của tàu ngầm để tránh bị phát hiện bởi các tàu ngầm và tàu nổi khác. Hiện tại không có bộ phận khử từ ở căn cứ Jianggezhuang, vì vậy đây là một điểm mới đối với Trung Quốc. Kể từ năm 2005 đã xuất hiện trung tâm khử từ tại căn cứ.
Trung tâm khử từ tàu ngầm mới
http://vitinfo.com.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2010/1/29/LA72467_Hainan-demag_tn.jpg
Cơ sở ngầm dưới lòng đất
Căn cứ có một cơ sở rất rộng ngầm dưới lòng đất. Điều hiển nhiên là cửa hầm rộng ở trên cửa biển chính là cơ sở ngầm dưới lòng đất. Lối vào cơ sở ngầm dưới lòng đất rộng hơn khoảng 3 mét (15 ft) so với căn cứ hải quân Jianggezhuang, Hạm đội Bắc Hải. Lối vào ở căn cứ Du Lâm là 16 mét, trong khi lối vào ở căn Jianggezhuang là 13 mét.
Các hầm chứa tàu ngầm ở căn cứ Du Lâm và Jianggezhuang
http://vitinfo.com.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2010/1/29/LA72467_Hainan-cave_tn.jpg
Các đường hầm tại căn cứ hải quân Du Lâm
http://vitinfo.com.vn/upload/Anh/Anhnoidung/2010/1/29/LA72467_Hainan-full_tn.jpg
Một số vấn đề cần lưu tâm
Căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở Hải Nam được xem là khẳng định tham vọng phát triển sự răn đe trên biển của Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc, lớp Xia (Hạ) không thành công lắm và chưa bao giờ được triển khai nhiệm vụ răn đe trên biển. Vì vậy, việc triển khai tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn và xây dựng trung tâm khử từ ở Hải Nam chính là thể hiện tham vọng của Trung Quốc.
Hơn nữa, vị trí của căn cứ này rất quan trọng, bởi vì chính phủ Ấn Độ đã chỉ ra mối đe dọa trong tương lai của các tàu ngầm mang tên lửa của Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông hoặc Ấn Độ Dương. Việc triển khai các tàu ngầm lớp Tấn ở Hải Nam là nhằm đối phó với việc Ấn Độ phát triển chương trình tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, việc triển khai 1 tàu ngầm hạt nhân hoạt động ở Ấn Độ Dương là khó khăn và nguy hiểm. Dường như, các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc có xu hướng hoạt động gần căn cứ.
Vấn đề tiếp theo là, căn cứ Hải Nam gần khu vực nước sâu và một số nhà phân tích cho rằng căn cứ sẽ phục vụ các tàu ngầm tuần tra tốt hơn so với căn cứ Jianggezhuang của Hạm đội Bắc Hải. Tất nhiên là nếu nước cạn thì tàu ngầm không thể lặn hoàn toàn, do đó sẽ hạn chế khả năng tác chiến của tàu. Nói chung, các tàu ngầm quân sự được thiết kế không lặn sâu hơn 400 - 600 mét, vì vậy độ sâu của đại dương chỉ có giá trị nhất định.
Có thể nói rằng trong hàng thập kỷ qua, Hải quân Mỹ luôn theo sát các tàu ngầm hạt nhân Liên Xô trước đây (mà bây giờ là Nga) trong các vùng biển mở; do đó các vùng nước cạn thực sự là một thách thức lớn. Biển Đông là khu vực có nhiều tàu ngầm tấn công của Mỹ hoạt động, các tàu Mỹ này không bị hạn chế ra vào vùng biển đảo Hải Nam. Và chúng ta sẽ thực sự ngạc nhiên nếu không có “sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ” sau khi tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn của Trung Quốc triển khai tới đảo Hải Nam, Biển Đông để thực hiện ý đồ “vươn ra biển lớn” của Trung Quốc.
An Phú
Tin tổng hợp
Nguồn tin: nguồn 1 - nguồn 2
No comments:
Post a Comment