Tăng căng thẳng
26/01/2010
http://bauvinal.info.free.fr/songngu/tangcangthang.htm
Greg Torode - Bưu điện Hoa Nam
Bản dịch bài Building tension (South China Morning Post 26-1-10)
Nếu Trung Quốc muốn nhanh chóng khống chế láng giềng Việt Nam, có một số cách tốt hơn so việc đòi hỏi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp trong vùng biển Đông (Nam Trung Hoa). Thông báo mới gần đây từ Hội đồng Nhà nước rằng nó đã chính thức hóa các kế hoạch phát triển du lịch trên quần đảo Hoàng Sa dường như phản ánh những căng thẳng đang leo thang ở Biển Đông, hơn bất kỳ mong muốn xây dựng các khách sạn nghỉ dưỡng, bến đậu du thuyền và các đường băng nghiêm túc nào trên mạng lưới các rạn san hô và doi cát do bão đánh này.
Trước hết, việc tính toán thời điểm gây kích thích nhất định. Tháng này đánh dấu kỷ niệm lần thứ 36 sự đánh bại của Trung Quốc với các lực lượng hải quân Việt Nam Cộng hòa lúc đó đang giữ phần phía đông của Hoàng Sa, nằm ở phía nam đảo Hải Nam và phía đông của Đà Nẵng trên bờ biển miền Trung Việt Nam.
Thất bại nhanh chóng đó - khi Việt Nam Cộng hòa chỉ có những lực lượng tương đối khiêm tốn được hỗ trợ cho một trạm thời tiết của – đã trao cho Bắc Kinh quyền chiếm đóng duy nhất, vẫn còn đến ngày nay. Tình huống này khác xa với nhóm đảo Trường sa đang tranh chấp ở phía nam, nơi mà hầu hết các bên yêu sách cạnh tranh - Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei – đều chiếm giữ những vùng đảo được củng cố. Tất nhiên, cả hai quần đảo đều có tính rất chiến lược cao, đứng giữa các hải trình vận chuyển quan trọng nhất của Đông Á và nằm trên các mỏ dầu hỏa và khí đốt.
Trong nhiều thập kỷ kể từ lúc đó, Hà Nội hiếm khi bỏ lỡ cơ hội để khẳng định chủ quyền trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa. Hà Nội đã đạt được dư luận hợp pháp quốc tế và đã ký kết các hợp đồng khai thác dầu khí với các công ty dầu mỏ khổng lồ của nước ngoài, trong khi các quan chức chính phủ tuyên bố các yêu sách lịch sử và hợp pháp của nó khắp mọi nơi, đảm bảo chủ động về chủ quyền là cốt lõi trong các bản văn tuyên truyền của quốc gia.
Trong sự kiện này - hiện không chắc xảy ra - rằng bao giờ tranh chấp đưa lên một tòa án quốc tế, tất cả những tuyên bố chủ quyền có thể được trích dẫn làm bằng chứng.
Tuy nhiên, năm 1974, Hà Nội đã bị mất điểm vì sự im lặng của mình với việc chiếm đóng của Trung Quốc, nhìn miền Nam Việt Nam phản đối một cách vô ích với Liên Hiệp Quốc. Việc đó chỉ xảy đến khi Hà Nội đã phác thảo chiến dịch quân sự lớn cuối cùng của nó để làm thất bại hoàn toàn chế độ dựa vào Mỹ ở Sài Gòn, tiết mục cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam. Trung Quốc, cũng như Liên Xô, là hậu phương cốt yếu đối với “việc giải phóng” miền Nam của Hà Nội. Và trong khi những rạn nứt đã thực sự xuất hiện trong mối quan hệ Việt-Trung đáng ngờ trong lịch sử, Hà Nội vẫn yên tĩnh.
Trong nhiều năm sự im lặng gây ra sự tương phản ngày càng khắc nghiệt hơn đối với sự khẳng đinh hiện đại hóa của Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer, một học giả tại Học viện Quốc phòng Úc của Đại học New South Wales, người quan sát Việt Nam lâu năm nói, "Điều khá rõ ràng là việc chiếm đóng Hoàng Sa của Trung Quốc vẫn gây cảm giác đau đớn cho Hà Nội, sự im lặng trong tất cả những năm trước đó vẫn là một vấn đề rất nhạy cảm."
Chắc chắn bây giờ Hà Nội đang thực hiện những động tác ồn ào hơn nhiều và lãnh đạo của nó đang phải đối mặt với áp lực chưa từng có của công chúng để dũng cảm đương đầu với Trung Quốc trên vùng biển Đông.
Những bước đi của Hội đồng Quốc gia chỉ diễn ra vài tuần sau khi xác nhận rằng Hà Nội đã gây ấn tượng bằng một thỏa thuận với Moscow, đồng minh lớn nhất của nó trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mua sáu chiếctàu ngầm lớp Kilo một cách lén lút - một loại vũ khí rõ ràng để ngăn cản việc tiếp tục mở rộng của hải quân Trung Quốc.
Việc hiện đại hóa hải quân của Bắc Kinh liên quan đến một căn cứ tàu ngầm lớn trên đảo Hải Nam đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng từ Washington, đang phát triển một mối quan hệ mới với Hà Nội, kẻ cựu thù của nó.
Khi ngoại giao ăn miếng trả miếng tiếp tục trên Biển Đông, rõ ràng rằng tuyên bố 2002 đã được ký kết giữa Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN để tránh những căng thẳng xấu đi thực sự là một tuyên bố chết. Năm nay đến lượt Việt Nam chủ trì Asean, nhưng dường như không có khả năng đạt được một văn bản có nghĩa hơn.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, gần như ngay lập tức cảnh báo rằng kế hoạch du lịch của Trung Quốc "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình".
Nhưng trên đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc quản lý những vùng đất đã chiếm đóng trên Biển Đông của mình, một quan chức thậm chí đã tuyên bố lỗ mãng: "Đó là lãnh thổ của chúng tôi và chúng tôi có thể làm những gì chúng tôi muốn."
Greg Torode là trưởng nhóm phóng viên Á châu của tờ Bưu điện Hoa Nam
http://www.viet-studies.info/kinhte/TangCangThang_SCMP.htm
Bauxite Việt Nam International http://bauvinal.info.free.fr , http://bauxitevietnam.free.fr
No comments:
Post a Comment