Saturday, January 30, 2010

SỰ CO CỤM về NHÂN QUYỀN chứng tỏ VIỆT NAM XÍCH VỀ PHÍA TRUNG QUỐC

Sự co cụm về Nhân Quyền của nhà cầm quyền Việt Nam chứng tỏ họ xích gần về phía Trung Quốc
Jacques Folloro
Le Monde
22/1/10

Tuyết Ðan phỏng dịch
Cập nhật ngày: 29/01/2010
http://viettan.org/spip.php?article9464
Trong lúc những nhà đấu tranh cho Nhân Quyền bị giáng lên đầu những bản án nặng nề hôm thứ tư và thứ năm vừa qua, bởi nền tư pháp Việt Nam, thì ngày thứ năm 21/01/2010, Cộng Đồng Âu Châu và Hoa Kỳ chỉ đưa ra cho có lệ những bản thông cáo tỏ vẻ bất bình. Nhưng tại Bộ Ngoại Giao Pháp, trong ngày hôm đó, người ta đã không dấu nổi "một sự kinh ngạc mãnh liệt trước thái độ cứng rắn như vậy" của chế độ tại quốc gia Đông Nam Á này, một thời đã được mệnh danh là "tiểu Trung Quốc" và trong giữa thập niên 1990, đã đóng vai tiên phong của các nước mới nổi. Lại nữa, một quốc gia đã đối phó với cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu một cách khá hơn các nước lân bang.

Hôm thứ tư, bốn nhà đấu tranh đã bị xử phạt bằng những bản án từ 5 đến 16 năm tù giam bởi tòa án nhân dân thành phố HCM với tội danh âm mưu lật đổ chế độ cộng sản. Trong những người này có luật sư Lê Công Định, nổi danh trong những lần biện hộ cho các đồng nghiệp đấu tranh cho Nhân Quyền, đã bị kết án 5 năm tù và nhà vi tính học kiêm blogger Nguyễn Tiến Trung, được đào tạo tại Pháp, bị 7 năm tù. Họ đã bị qui án phạm tội "có những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Biểu ngữ đòi dân chủ

Thứ năm vừa qua, ngành tư pháp Việt Nam tại Hải Phòng (miền Bắc) cũng đã y án đối với một nhóm 6 nhà đối kháng, can tội "tuyên truyền" chống chế độ cộng sản. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã bị kết án 6 năm tù giam hồi tháng 10/2009. Năm người khác bị từ 2 đến 4 năm tù. Họ đã bị qui tội treo biểu ngữ đòi dân chủ, tán phát tài liệu và quảng bá tư tưởng trên mạng internet.

Cũng hôm thứ năm, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã tuyên bố "quan ngại sâu sắc" về những vụ án này. Theo Đại Sứ Quán thì các bản án này đã nêu lên "những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến những cam kết của Việt Nam về mặt Nhân Quyền". Đối với những quốc gia EU (Cộng Đồng Âu Châu) có đại diện tại Việt Nam, những bản án này "là một bước thụt lùi lớn". Các Tổ Chức bảo vệ Nhân Quyền, trong đó có Ân Xá Quốc Tế, đã nhấn mạnh sự kiện nền tư pháp Việt Nam đang áp dụng một cách có hệ thống các phương thức đàn áp bạo lực.

"Sự co cụm của Hà Nội phải được nhìn dưới thước đo của mối bang giao với Trung Quốc", bà Sophie Boisseau du Rocher, nhà khảo cứu tại viện Asia Center, chuyên gia về Đông Nam Á Châu giải thích. Bà nói: "Việt Nam vừa mới ngồi vào ghế chủ tịch Hiệp Hội các Quốc Gia Đông nam Á (ASEAN) vào tháng giêng này, và đã gửi một thông điệp rất rõ ràng đến các nước thành viên: Không có chuyện thay đổi những qui định địa phương về mặt nhân quyền và về quyền tự do ngôn luận; tấm gương duy nhất để theo là đàn anh vĩ đại Trung Quốc, với mục tiêu là hòa mình trong hướng đi của họ và không gây trở ngại có thể ảnh hưởng xấu đến những quan hệ thương mại và tài chánh với siêu cường sát cạnh này".

Qua những bản án nặng nề này, cũng có thể thấy được sự độc tôn và uy quyền của đảng cộng sản trên đất nước Việt Nam. Sự kiểm soát độc đoán ngày càng được tăng cường khi Đại Hội đảng CSVN sắp diễn ra trong những tháng tới đây, khi xu hướng toàn cầu hóa kéo theo nhiều làn sóng mậu dịch, tài chánh với nước ngoài, thổi vào một bầu không khí tự do, cởi mở mà chế độ không muốn nó lan rộng tới lãnh vực chính trị. Hiện nay, các cộng đồng Thiên Chúa Giáo, nhất là Tin Lành, được nước ngoài hỗ trợ, đang là những cộng đồng đòi hỏi nhiều nhất, nhưng, những tháng gần đây, nhiều tiếng nói chống đối đã cất lên trong xã hội dân sự chống lại chính sách độc tài của chế độ. "Việt Nam vừa tuyên bố với thế giới rằng họ sẽ kiên quyết theo gót Trung Quốc vì tương lai của họ", bà Boisseau du Rocher khẳng định.

Jacques Follorou
http://www.lemonde.fr/asie-pacifique/article/2010/01/22/la-crispation-du-regime-vietnamien-sur-les-droits-de-l-homme-illustre-son-rapprochement-avec-la-chine_1295269_3216.html



No comments:

Post a Comment