Tuesday, January 26, 2010

MƯỜI CUỘC TẤN CÔNG của TRUNG QUỐC vào KHÔNG GIAN MẠNG

Mười cuộc tấn công của Trung Quốc vào Không gian Mạng (mà chúng ta biết được)
Josh Rogin, Foreign Policy
Lê Quốc Tuấn, X-cafe chuyển ngữ

26-1-2010
http://www.x-cafevn.org/node/2631
Cùng với tất cả những tiếng ồn ào về vụ Trung Quốc lén lút truy cập vào Google và việc đòi hỏi trừng trị các diễn viên tồi trên không gian mạng của Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton, cũng thật đáng để lưu ý rằng các vấn nạn của những cuộc tấn công hoặc là được hỗ trợ hoặc được chỉ đạo bởi chính phủ Trung Quốc hoàn toàn không có gì là xưa cũ cả.

Trong thời đại trước đây, tin ngoài luồng sẽ cho bạn biết các quan chức quân sự cao cấp đã tin rằng chính phủ Trung Quốc đang hỗ trợ tin tặc tấn công vào "bất cứ điều gì và bất cứ thứ gì" thuộc về cơ sở hạ tầng an ninh quốc gia Hoa Kỳ trên một cách trường kỳ. Và mặc dù rất khó để chứng minh tội phạm, chính quy mô, tổ chức, và mục đích của các cuộc tấn công đã khiến các chuyên gia và quan chức liên quan đều dẫn đưa về một nhà tài trợ duy nhất: chính phủ Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng đã nói rằng ngoài việc xử dụng đến hàng ngàn hacker riêng của mình, chính phủ Trung Quốc còn quản lý một đội ngũ khổng lồ các nhóm chuyên gia từ các học viện và ngành công nghiệp trong "dân quân mạng ảo" để hành động vì lợi ích quốc gia Trung Quốc với số lượng hỗ trợ và chỉ đạo không rõ ràng từ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Theo Alan Paller, giám đốc Viện nghiên cứu SANS, "Vấn nạn này 1.000 lần tồi tệ hơn những gì chúng ta thấy được" Nhưng đỉnh nhọn của tảng băng này còn rất lớn. Dưới đây là một số trong những vụ tấn công gây tổn hại nhất cho chính phủ Hoa Kỳ đã được cho là do tài trợ hoặc được sự ủng hộ của chính phủ Trung Quốc trong vài năm vừa qua:

1) Vụ Cơn mưa khổng lồ (Titan Rain):
Năm 2004, Shawn Carpenter, một kỹ sư phân tích thông tin điện toán tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia đã truy tìm các nguồn gốc của một băng gián điệp mạng ảo cực kỳ lớn đến một nhóm các nhà nghiên cứu do nhà nước tài trợ tại tỉnh Quảng Đông ở Trung Quốc. Các tin tặc, được FBI đặt tên đặt biệt danh "Cơn Mưa không lồ" (Titan Rain) đã lấy trộm một số lượng lớn thông tin từ các phòng thí nghiệm quân sự, NASA, Ngân hàng Thế giới, và các cơ quan khác. Thay vì được khen thưởng, Carpenter lại bị sa thải và bị điều tra sau khi tiết lộ những phát hiện của mình với FBI, bởi vì theo luật pháp Hoa kỳ, hành động lén truy cập vào máy tính nước ngoài là bất hợp pháp. Sau đó ông đã khiếu kiện lại và được bồi thường hơn $3.000.000. Sau đó, cơ quan FBI đã đổi tên mã "Cơn mưa Khổng lồ" bằng một cái tên mới. Băng gián điệp này được xem là vẫn còn hoạt động.

2) Vụ Phòng Đông Á của Bộ Ngoại giao:
Vào tháng 7 năm 2006, Bộ Ngoại giao thừa nhận mình đã trở thành một nạn nhân của một vụ truy cập mạng lén lút sau khi một quan chức trong bộ phận "Đông Á" vô tình mở một email ngoài sự trông đợi của mình. Những kẻ tấn công đã vận dụng được vào hệ thống, đột nhập vào các máy tính tại đại sứ quán Hoa Kỳ trong toàn khu vực, sau đó cũng đã dần dần thâm nhập những hệ thống khác ở Washington.

3) Vụ các Văn phòng của Hạ Nghị sĩ Frank Wolf:

Wolf là một trong những nhà làm luật thẳng thắn nhất về các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc, do đó, thật không mấy ngạc nhiên khi ông tuyên bố rằng trong tháng Tám 2006 các máy tính văn phòng của ông đã bị thâm nhập và ông nghi ngờ chính phủ Trung Quốc. Wolf cũng thông báo rằng cuộc tấn công tương tự đã lây nhiễm các hệ thống máy tính của một số nhà lập pháp khác và cả văn phòng của Uỷ ban Đối ngoại của Hạ viện.

4) Vụ Bộ Thương mại
Văn phòng bộ Thương mại về Công nghiệp và An ninh đã phải vứt bỏ toàn bộ các máy tính của họ vào tháng 10 năm 2006, gây tê liệt văn phòng trong hơn tháng trời vì các cuộc tấn công xuất xứ từ Trung Quốc. Bộ Thương mại về Công nghiệp và An ninh (BIS) chính là nơi cấp giấy phép xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cho các nước như Trung Quốc.

5) Vụ Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân (Naval War College):
Tháng 12 năm 2006, trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân tại Rhode Island đã phải cắt mạng tất cả các hệ thống máy tính của mình cả nhiều tuần sau một cuộc tấn công mạng quan trọng. Một giáo sư tại trường đã cho các sinh viên biết rằng Trung Quốc phá hỏng một hệ thống máy tính. Trường Cao đẳng Chiến tranh Hải quân là nơi phát triển nhiều chiến lược quân sự chống lại Trung Quốc.

6) Vụ Bộ trưởng Thương mại Carlos Gutierrez và sự cố mất điện lớn năm 2003?
Một bài báo của Tạp chí Quốc gia đã tiết lộ rằng một phần mềm gián điệp cố ý ăn cắp bí mật dữ liệu cá nhân đã được tìm thấy trên các thiết bị của cựu Bộ trưởng Thương mại Carlos Gutierrez và một số quan chức khác sau một phái đoàn thương mại sang Trung Quốc trong tháng 12 năm 2007. Cũng bài báo ấy cho biết rằng các viên chức tình báo đã tìm ra nguyên nhân vụ mất điện rộng lớn của vùng đông bắc vào năm 2003 là từ Quân đội Giải phóng Nhân dânTrung Quốc (PLA), nhưng một số nhà phân tích vẫn còn đánh dấu hỏi về mối liên quan này.

7) Vụ chiến dịch tranh cử Tổng thống của McCain và Obama:
Đúng thế, cả hai chiến dịch tranh cử của Thượng nghị sĩ Barack Obama và John McCain đã hoàn toàn bị xâm lăng bởi điệp viên mạng ảo trong tháng 8 năm 2008. Cơ quan phản gián đã phải buộc các phụ tá quan trọng của chiến dịch tranh cử phải thay thế toàn bộ các Blackberries và máy tính xách tay của họ. Các tin tặc muốn tìm kiếm các dữ liệu về chính sách như là một phương cách để dự đoán được người thắng cử tương lai. Các phụ tá cao cấp của chiến dịch tranh cử đã nhìn nhận rằng chính phủ Trung Quốc có liên lạc với một bên tranh cử và đề cập đến các thông tin vốn chỉ có thể có được từ việc đánh cắp.

8) Vụ Văn phòng Thượng nghị sĩ Bill Nelson, Dân chủ - Florida
Tại một buổi điều trần vào năm 2009, Thượng nghị sị Nelson tiết lộ rằng máy tính văn phòng của ông đã bị tấn công trong ba lần khác nhau và các phụ tá của ông xác nhận các cuộc tấn công đã được truy là có nguồn từ Trung Quốc. Các mục tiêu của cuộc tấn công nhắm vào viên phụ tá về chính sách đối ngoại cùng vị giám đốc lập pháp của ông và một cựu cố vấn cơ quan không gian NASA.

9) Vụ Mạng ma (Ghostnet):
Vào tháng ba, năm 2009, các nhà nghiên cứu ở Toronto đã đúc kết một cuộc điều tra dài 10 tháng tiết lộ rằng một băng gián điệp mạng ảo lớn mà họ gọi tên Ma Lưới Mạng (Ghostnet) đã thâm nhập hơn 1.200 hệ thống điện toán tại 103 quốc gia. Nạn nhân là các đại sứ quán nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức truyền thông, các bộ đối ngoại và các tổ chức quốc tế. Hầu như tất cả các tổ chức liên quan đến Tây Tạng đều bị tổn hại, bao gồm cả các văn phòng của đức Đạt Lai Lạt Ma. Các cuộc tấn công sử dụng phần mềm độc hại của Trung Quốc và có nguồn từ Bắc Kinh.

10) Vụ Chương trình chế tạo F35 của công ty Lockheed Martin:
Vào tháng Tư, 2009, Nhật báo Wall Street tường thuật rằng Trung Quốc đã bị nghi ngờ hỗ trợ một vụ trộm cắp dữ liệu quan trọng trong chương trình chế tạo máy bay chiến đấu F-35 của công ty Lockheed Martin. F-35 là loại phản lực cơ tiên tiến nhất từng được công ty này thiết kế. Nhiều vụ thâm nhập đánh cắp như thế dường như đã tiếp diễn trong nhiều năm.

Nguồn:
Foreign Policy



No comments:

Post a Comment