Wednesday, January 27, 2010

CHÍNH QUYỀN TỊCH THU ĐẤT của GIÁO DÂN CỒN DẦU (ĐÀ NẴNG)

Đơn khiếu kiện khẩn cấp về việc chính quyền thu hồi đất của giáo dân Cồn Dầu - Đà Nẵng
Cồn Dầu
VietCatholic News (26 Jan 2010 10:48)
http://vietcatholic.net/News/Html/76161.htm

TIN KHẨN:
Bây giờ là 21giờ tối ngày 26 tháng 01 năm 2010, hiện Công an và dân phòng cùng các thành phần khác bao vây nhà ông Chủ tịch HDGX và một số nhà xung quanh thuộc giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng. Trong những ngày qua công an khủng bố tinh thần giáo dân chung quanh nhà thờ cả ngày lẫn đêm. Nhiều giáo dân đã pjải đóng cửa nhà rời đi nơi khác, còn một số nhà thì bị niêm phong. Công an không cho giáo dân tự do đi lại... Tin này mới nhận được từ ông Chủ tịch HĐGX của giáo xứ Cồn Dầu.

Sau đây là Dơn kêu cứu của giáo dân Cồn Đầu:

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP ĐẾN CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO NƯỚC VIỆT NAM

Kính gửi:
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Bí thư nước CHXHCN Việt Nam
Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Bộ Công An nước CHXHCN Việt Nam
Cơ quan thanh tra TW Đảng nước CHXHCN Việt Nam
Đài truyền hình nước CHXHCN Việt Nam
UBND TP Đà Nẵng

Chúng tôi đồng viết đơn này để nói và kể rõ sự việc của một giáo xứ thôn quê – thôn Cồn Dầu, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng.

Sự thật mọi việc như sau:
Chúng tôi đã sinh sống, sinh ra và sống tại nơi đây gắn liền cuộc đời của chúng tôi gần 200 năm.
Giáo xứ Cồn Dầu là một Giáo xứ rất lâu đời dân số gần 4000 người.Trên 2000 người đi kinh tế và lập nghiệp tại Easup – Buôn Mê Thuộc, Trà Cổ - Hố Nai tỉnh Đồng Nai, thành phố Đà Nẵng và nhiều nơi khác... Còn lại gần 2000 người ở lại tại làng. Trên 90% người dân nơi đây sống bằng nghề nông, chăn nuôi và các ngành nghề khác.Hầu hết người dân nơi đây theo đạo Công Giáo. Cách đây 5 đến 10 năm về trước người dân nơi đây đời sống kinh tế phát triển chưa cao, nay đời sống của họ đã ổn định và phồn vinh cuộc sống, sung túc và ổn định.
Nhưng vào năm 2003 lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đưa ra dự án chỉnh trang tại chổ, sống xung quanh gần nhà thờ của Giáo xứ. Người dân chúng tôi vô cùng vui mừng, mong ước có cuộc sống sung túc, được ở lại quê hương mà bao đời nay người dân gắn liền cuộc đời của họ vào mãnh vườn thửa ruộng con gà, con vịt, con trâu, con bò…
Rồi không biết vì lý do gì dự án không thành làm cho người dân phải khổ sở vì phải vay tiền xây dựng nhà cửa để mong được chỉnh trang tại chổ.
Năm 2008 Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng Lại có dự án Khu du lịch sinh thái Hòa Xuân giãi tỏa trắng 430ha. Trong đó làng Cồn Dầu chúng tôi 100ha gồm đất ở và ruộng vườn, đưa người dân chúng tôi phải đi xa Nhà thờ và mãnh đất mà bao đời nay gắn liền trong bao thế hệ phải gánh đất tôn tạo nền nhà với giá đền bù như sau:
-Đường 2m: 250.000đ/m2
* Đường 3m: 350.000đ/m2
* Đường 4m: 450.000đ/m2
Đi đến chổ ở mới với giá mua lại như sau:
*Đường: 5m5: 800.000đ/m2
*Đường: 7m5: 900.000đ/m2
*Đường: 10m5: 1.100.000đ/m2.
Nền nhà đất đổ nền cao chính quyền hổ trợ: 5 triệu, 10 triệu, 15 triệu cho mỗi nền. Người dân Cồn Dầu đã họp với lãnh đạo thành phố trên 20 lần. Trong đó 6 lần họp với bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh, người dân ước nguyện xin ở lại tại chỗ nhưng ông Nguyễn Bá Thanh trả lời:
- Đã bán 110ha và buộc nhân dân phải di dời đi nơi khác và các ông có mua lại nổi không ?
- Các ông không đủ tiền mua chổ ở của mấy ông đâu ?
- Các ông là người răng hô, tráng dồ nghèo hèn phải ở phía sau ?
- Chúng tôi thấy bất công và làm đơn Kêu cứu gởi lên các cấp từ Phường, Quận, Thành phố đến Trung Ương, và vẫn không giải quyết cho người dân chúng tôi. Ngày đêm người dân chúng tôi âm thầm cầu nguyện xin ở lại mãnh đất chúng tôi mà bao thế hệ đã gắn liền.
Lý do duy nhất là người dân không chấp nhận đi vì mất ruộng đất, vườn ở, đời sống gắn liền với người dân. Nhưng sau đó từ ngày 10/01 - 20/01/2010 Đài phát thanh Phường Hòa Xuân đọc lệnh thu hồi đất ở của người dân giáo xứ Cồn Dầu do ông Võ Văn Thương ký năm 2008. Nhưng nay ông Thương là bí thư quận Cẩm Lệ chứ không phải là chủ tịch Q. Cẩm Lệ bây giờ, mà buộc nhân dân chúng tôi phải chấp nhận theo quyết định ?
Ngày 25/01/2010 bí thư thành ủy Đà Nẵng là ông Nguyễn Bá Thanh dẫn công an, an ninh, cán bộ các cấp từ Phường, Quận, Thành phố trên 100 người xuống tận nhà dân chúng tôi để kiểm định, làm người dân rất kinh sợ, phải đóng cửa nhà đi lánh nạn, công an, ban giải tỏa đền bù, cán bộ các cấp vây suốt cả ngày đêm ăn cơm tại chỗ, có nhà dán giấy chụp hình, dỡ ngói quay phim, làm những điều nhân dân không tưởng được. Không biết những ngày tiếp theo đây người dân Cồn Dầu của chúng tôi có còn yên ổn dưới sự vây hãm của các lực lượng an ninh không? Hiện nay Công an, dân phòng và các thành phần khác đang bao vây một số gia đình buộc họ phải sơ tán. Khủng bố tinh thần giáo dân, niêm phong nhà giáo dân…

Chúng tôi đồng viết đơn này để nói lên sự thật. Kính gởi chính quyền các cấp Trung Ương và các nơi nghiên cứu để giúp đỡ cho chúng tôi, đừng để nhân dân chúng tôi đi đến con đường cùng … và giúp đỡ cho chúng tôi được toại nguyện người công dân đúng theo hiến pháp và pháp luật nước Việt Nam:
1- Được ở lại sống trên mãnh đất mà bao đời đã gắn liền.
2- Được ở lại đi lễ nhà thờ, nhà thờ này là của Giáo hội, cha ông chúng tôi và chúng tôi bỏ tiền ra xây dựng để sống tốt đời đẹp đạo hơn.
3- Không nên lấy đất ruộng của người dân chúng tôi vì nông dân phải có ruộng, có nhà. Chúng tôi lấy gì để sống sau khi mất ruộng, nhà.
4- Tại sao chúng tôi không hưởng được nghị định 69 của Thủ Tướng chính phủ áp dụng với dân làng chúng tôi. Hỏi như vậy có công bằng, dân chủ và thương dân không ?
5- Tại sao chúng tôi là người nông dân không được làm ruộng để sinh sống ?
6- Trong luật đất đai có quy định,khi đi người dân phải có cuộc sống tốt hơn chổ ở cũ khi di dời. Hỏi thành phố Đà Nẵng trong luật đất đai như cách đền bù ở trên, chúng tôi lấy gì để sống và đảm bảo an ninh lương thực như Thủ tướng mong muốn hay không ?

Chúng tôi đồng viết đơn này để nói lên sư thật về một miền quê, một Giáo xứ mà người dân sống chân thật hiền lành, muốn ở lại trên quê hương mà họ đã từng nặng tình nghĩa đã bao đời. Chúng tôi viết đơn này xin gửi lên chính quyền các cấp muôn vàn lần cứu xét cho người dân thôn Cồn Dầu được nhờ.

Đà Nẵng, ngày 26 tháng 1 năm 2010
Người dân thôn Cồn Dầu đồng ký tên


Cồn Dầu


No comments:

Post a Comment