Wednesday, December 2, 2009

THƯỢNG ĐẾ CỦA AI là ALLAH ?

Thượng Đế Của Ai Là Allah?
Robert Pigott
Kiến An phỏng dịch
Tâm Thức Việt Nam
December 1, 2009
http://www.tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%c5%b8F%19P

Vấn Đề Tôn Giáo Ngày Nay.
Tôn Giáo Có thể Tạo Nên Căng Thẳng Tại Malaysia

Hai phần ba dân số tại Malaysia là Hồi Giáo và những nhóm tôn giáo thiểu số đã liên tục tố cáo chính quyền là xâm pham đến quyền của họ. Tôn giáo rất gắn bó với các sắc tộc ở Malaysia. Sắc tộc Mã lai theo đạo Hồi, người Tầu và Ấn đô theo Phât giáo và Ấn giáo. Các sắc dân này đươc hoan nghênh theo Hồi giáo nhưng người Hồi thì không đươc theo đạo khác.

Sự ngăn chặn 10,000 cuốn thánh kinh gửi cho các tín đồ Thiên chúa của chính quyền Malaysia mới đây đã làm nóng vấn đề lên, vì hồi đầu năm 5,000 thánh kinh đã bi tịch thu với lý do trong đó chữ Allah đã được dùng để chỉ Thượng Đế. Và đây là điều chính phủ đã ngăn cấm.

Các nhóm Hồi giáo khiếu nại rằng Thiên chúa giáo đã dùng một chữ rất gần với Hồi giáo trong thánh kinh và sách trẻ con để nhắm mục đích dễ dàng cải đạo. Nhưng những lãnh đạo của Thiên chúa giáo, mà tín đồ chừng dưới 10% dân số, cãi rằng người Mã lai đã dùng chữ Allah để chỉ thiên chúa từ hàng 100 năm qua.

Một nhà thờ phái Phúc Âm đã nộp đơn kiện đòi quyền xử dụng chữ Allah để chỉ Thượng Đế trong sách trẻ con. Một nhà thờ Công Giáo cũng đã kiện ra tòa sau khi một tờ báo của họ tại Malaysia bị dọa rút giấy phép nếu tiếp tục dùng chữ Allah như Thượng Đế.

Những người Thiên chúa đang chuyển tranh chấp này thành vấn đề đối xử với các sắc tộc của chính phủ tại Malaysia. Nhóm Liên Hiệp Thiên chúa giáo Malaysia nói hiến pháp quốc gia là bảo vệ tự do tôn giáo, và đặt câu hỏi liệu rằng câu nói đó có còn đầy đủ ý nghĩa hay không nếu người Thiên chúa giáo không được xử dụng Thánh kinh với ngôn ngữ riêng của họ.

Thụy Sĩ quyết định về những tháp dục cầu nguyện Hồi giáo

Trong khi phương cách đối xử với những nhóm thiểu số Thiên chúa giáo tại các quốc gia đa số Hồi Giáo trở nên một vấn đề, thì những quốc gia đa số Thiên chúa giáo cũng có so sánh một cách bất lợi sự bình đẳng mà họ dành cho người Hồi Giáo.

Bình đẳng thưc sự – ít nhất là trong phạm vi kiến trúc – đang được đem ra tranh cãi tại một quốc gia đa số theo Thiên chúa giáo, đó là Thụy sĩ. Cuối tháng này dân Thụy Sĩ sẽ bỏ phiếu chọn lưa có nên cấm việc xây dựng những tháp gọi tín đồ cầu nguyện (minarets) ở các nhà thờ Hồi giáo hay không. Đề nghị trưng cầu dân ý này là do những nhóm thiên hữu được sự hỗ trợ của đảng cực hữu lớn nhất Thuỵ Sĩ là đảng Nhân dân Thụy Sĩ. Nên biết rằng ở Thụy sĩ có chừng 100 nhà thờ Hồi giáo với những tháp nhỏ gọi tín đồ cầu nguyện mà không được dùng như thế bao giờ. Phía Hồi giáo có sự ủng hộ của những người Do thái Thụy sĩ. Hai tổ chức Do thái lớn nhất cho rằng cuộc trưng cầu dân ý là chạm đến tự do tôn giáo là điều được hiến pháp bảo vệ. Cấm đoán xây tháp gọi cầu nguyện của Hồi giáo là làm mất hài hoà tôn giáo và ngăn chặn sự hội nhập của người Hồi giáo vào xã hội. Đảng Nhân Dân Thuỵ sĩ cãi lại rằng những tháp gọi cầu nguyện đó là biểu tượng sức mạnh chính trị hơn là tôn giáo.

Người Ý đặt vấn đề treo thánh giá trong trường học

Luận cứ này làm người ta nghĩ đến quyết định cấm dùng thánh giá trong các trường học Ý của Toà án Nhân quyền Âu châu. Chuyện bắt đầu với Soile Lautsi ở Bắc Ý là người đã phản đối treo thánh giá trong các lớp học, vì bà muốn các con bà đuơc giáo dục trong một môi trường phi tôn giáo. Toà án nhân quyền Âu châu phán quyết rằng sự bó buộc treo thánh giá trong các trường học công là vi phạm quyền của các phụ huynh muốn con cái được giáo dục theo ý họ, không chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Các chính tri gia và các lãnh đạo nhà thờ thì đã giận dữ phản ứng, nói rằng thánh giá không phải chỉ là biểu tượng tôn giáo ở Ý. Bộ trưởng giáo dục nói thánh giá là “biểu tượng của truyền thống chúng ta” chứ không phải là dấu hiệu của đạo Công giáo. Linh mục Frederico Lombardi nói rằng toà Âu châu không có quyền can dự vào các vấn đề nội bộ nước Ý và hàm ý nói thánh giá là dấu hiệu chia rẽ hay loại trừ là sai. Tưởng cũng nhắc ở đây rằng luật bắt buộc treo thánh giá trong lớp học bắt đầu vào năm 1920 tại Ý và như thế thì cái biểu tượng gọi là truyền thống này cũng không lâu lắm.

Trường hợp Lautsi ở Ý cũng giống như truờng hợp một phụ huynh ở tiểu bang Bavaria ở Đức, năm 1995 đã kiện ra toà chống treo thánh giá trong lớp học và toà án hiến pháp tiểu bang đã phán quyết rằng treo thánh giá là vi phạm tự do tôn giáo. Tiếp theo đó thì quốc hội Bavaria đã ra luật gỡ bỏ thánh giá trong các lớp học công, nhưng chỉ khi nào có một phụ huynh yêu cầu.

Tối cao pháp viện Mỹ cũng đã thảo luận để xem trưng bày các biểu tượng tôn giáo có vi phạm hiến pháp và nguyên tắc tách rời tôn giáo khỏi nhà nước hay không, và mới đây đã phán quyết rằng không được treo bảng ghi Mười điều răn trong hai toà án ở Kentucky vì nó có “mục đích chủ yếu là tôn giáo”. Tuy nhiên, tối cao pháp viện Mỹ cũng nói rằng 10 điều răn có thể trưng bày nếu mà mục đích là minh thị lịch sử pháp lý của nước Mỹ.

Không đi vào chi tiết của từng trường hợp tranh cãi dã xẩy ra trên toàn thế giới về sự trưng bày các biểu tượng tôn giáo ở trong các công sở và các nơi công cộng, điều rõ ràng là ngay tại Ý là cái nôi của Công giáo, tính cách gọi là truyền thống và gần như độc tôn của giáo hội này đã giảm. Ngoài ra thì trong thời đại ngày nay, ở các nước văn minh, tôn giáo không giữ được tính cách hoàn toàn không thể thách đố đối với mọi thành phấn quần chúng nữa. Tôn giáo đã giới hạn phát triển vào từng nhóm quần chúng và ảnh hưởng của tôn giáo lên sự ổn định xã hội tuỳ thuộc vào cách trả lời câu hỏi mà ký giả Robert Pigott của đài BBC, đã dùng làm tựa đề cho bài viết của ông ta về tôn giáo, là “Thượng đế của ai là Allah?”

Ghi Chú: Tin mới nhất cho biết người dân Thụy sĩ trong một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày chủ nhật 29-11-2009 đã bỏ phiếu chấp thuận việc cấm xây dựng các nhà tháp kêu gọi tín đồ cầu nguyện của người hồi giáo. Kết quả bỏ phiếu này đã gặp phải những phản đối từ các tổ chức nhân quyền và tôn giáo trên thế giới.




No comments:

Post a Comment