Monday, December 21, 2009

NỀN GIẢI TRÍ, NGHỆ THUẬT VIỆT CÓ LÀ VIỄN TƯỞNG ?

Nền giải trí, nghệ thuật Việt có là viễn tưởng?
Alexmilan's Blog
18 12 2009
http://alexmilan.wordpress.com/2009/12/18/n%e1%bb%81n-gi%e1%ba%a3i-tri-ngh%e1%bb%87-thu%e1%ba%adt-vi%e1%bb%87t-co-la-vi%e1%bb%85n-t%c6%b0%e1%bb%9fng/
Số là tối qua đi xem chương trình giao lưu văn hóa Hàn Việt tại trung tâm hội nghị quốc gia.
Có nhiều điều mắt thấy tai nghe mà xót xa.
Cảm thấy cần phải làm, và phải làm lại quá nhiều để mong một ngày được mở mày mở mặt với bạn bè chỉ trong Châu Á thôi chứ chưa nói đến thế giới.

” Từ Truyền thống … ”
Trong trang phục truyền thống đúng nghĩa, các nghệ sĩ nghệ thuật dân tộc Hàn Quốc đã cống hiến một đêm diễn đầy thuyết phục cho khán giả Việt. Không nói đến khác biệt văn hóa, có thể làm một số người khó cảm thấy hấp dẫn từ giai điệu truyền thống Hàn. Nhưng chỉ cần nhìn cách họ cư xử với ” nghệ thuật truyền thống” của họ đã thấy có quá nhiều điều cần phải nghĩ phải suy khi nói về Việt Nam truyền thống.

Mở đầu chương trình là một màn múa dàn dựng hết sức ” sơ sài” của chủ nhà Việt Nam.
Đúng theo kiểu úi xùi, lên cho nó có tiết mục. Dàn múa không hề đều, chưa nói đến sự đặc sắc trong các động tác hâu như là không có. Dàn này quá trẻ và thiếu độ điêu luyện. Mặc dù chỉ biểu diễn trong chưa đầy 4 phút mà có quá nhiều những sự không ăn khớp.

Ngược lại phía bên bạn, xứ Kim Chi. Họ đem đến một đội biểu diễn nghệ thuật truyền thống hết sức chuyên nghiệp và điêu luyện. Trong gần 30 phút, tính truyền thống của Hàn được lột tả hết sức đặc sắc qua từng âm sắc, và động tác. Rất ít những lỗi sai hỏng, không có lỗi không ăn khớp. Một màn biểu diễn 30 phút chỉ dùng đúng âm thanh từ những nhạc cụ truyền thống. Nhìn phong thái của những nghệ sĩ cũng thấy sự khác biệt. Độ khó của các động tác cũng hơn hẳn phía chủ nhà vậy mà họ hầu như cực ít lỗi.

Để thể hiện tính truyền thống Việt. Nhà tổ chức chọn điệu múa trống cơm, dưới sự hỗ trợ của âm thanh đã đc phối để chơi trên dàn âm thanh hiện đại của trung tâm – chắc là muốn khoe loa nhà xịn – làm khán giả nghe thì thấy đúng giai điệu đấy nhưng thấy thiếu vắng đi tính dân tộc quá vì đâu có thấy rõ tiếng sáo, tiếng đàn mà chỉ thấy âm thanh “hiện đại”. Màn múa thì cũng sơ sài không kém màn múa ban đầu.
Vậy ở đây ta học tập đc gì? Đó là cái sự tôn trọng nghệ thuật truyền thống. Người Hàn họ làm nghệ thuật truyền thống là để tôn vinh nó, tôn trọng nó và tự hào khi đc biểu diễn giới thiệu với bạn bè quốc tế. Người Việt mình thì thiếu hẳn cái đó. Không hiểu Việt Nam có nghèo nàn nghệ thuật truyền thống đến độ cả 2 tiết mục đều là múa “siêu cùi” như vậy không. Họ đầu tư tập luyện kỹ lưỡng, một tiết mục hoành tráng, còn mình thì úi xùi, lên sân khấu cho nó có. Không hiểu người làm chương trình có tí tự hào và tự tôn dân tộc nào không? khi chấp nhận cho tiết mục còn quá nhiều lỗi như thế lên sân khấu. Chẳng thà hôm qua cho ca trù hoặc quan họ của mình lên sân khấu, có khi còn không làm mất mặt nghệ thuật dân tộc.

Chính cái tâm lý nhược tiểu, tâm lý qua loa, dễ dãi với chính mình, tâm lý làm cho có, thiếu tôn trọng và tự hào đã đẩy màn trình diễn của chủ nhà có thể trở thành một “trò hề” trong mắt bạn bè quốc tế. Họ sẽ đánh giá gì khi xem 1 tiết mục kém công phu như vậy bên cạnh một tiết mục công phu của Hàn. Hẳn nhiều người Việt tại buổi diễn sẽ phải chạnh lòng, phải tủi thân lắm.
Có lẽ cũng phải thôi. Bên phía Hàn họ đầu tư hẳn một giám đốc hình ảnh quốc gia, chỉ để giới thiệu hình ảnh Hàn ra thế giới. Biết bao giờ Việt Nam mình mới có được tư duy ấy.
Hãy cầu toàn hơn nữa, hãy tôn trọng và tự hào về nghệ thuật truyền thống Việt mới có thể tự tin đem nó đi khoe với bạn bè.

” … đến hiện đại”
Hàn đem đến đêm giao lưu văn hóa ở phần 2 hiện đại là 3 nghệ sĩ: nhóm nam U-kiss, nam ca sĩ Son Yuong, và nhóm nữ SNSD. Với cái tên SNSD đảm bảo khán phòng 1000 chỗ của trung tâm hội nghị quốc gia kín chỗ. Và phía chủ nhà là Mỹ Linh, Đàm Vĩnh Hưng. 2 cái tên cũng không phải bàn về độ nổi tiếng. độ hot của Mr Đàm cũng khó phủ nhận, nhưng chỉ tiếc là ” không liên quan”
Chính xác, đó là “không liên quan” – cụm từ đc nhóm các teen 9x ghế trên của tôi hét lên khi MC nhắc tới phần trình diễn của Mr Đàm. sao lại “không liên quan” vì đơn giản phần lớn khán giả là teen.
Và thật sự thì đúng là chả liên quan tí nào. Vì dù gắng sức thế nào thì phần trình diễn của Mr Đàm không thể làm nóng sân khấu bằng nghệ sĩ Son Yuong của Hàn. Mỹ Linh thì liên tục phải “Lay your hand up” nhưng tiếc là càng ít cánh tay nhấc lên hơn. 2 màn biểu diễn của nhà ta, đều là 1 bài solo, bài sau thì “dance” hơn chút với việc lấp đầy sân khấu của nhóm nhảy. Giống nhau đến tẻ nhạt.( à mà, Big Toe khéo còn diễn đều hơn cái đội múa truyền thống ấy chứ. làm mình tự hỏi sao không cho Big Toe tập múa trống cơm, khéo còn tốt hơn nhiều)

Nhà tổ chức chắc muốn đảm bảo tính “nghệ thuật” hay độ “đảm bảo thành công” của chương trình mà chọn 2 cái tên gạo cội trong làn nhạc Việt như thế. Chỉ tiếc là “không liên quan” đến khán giả là mấy. Nghệ sĩ Hàn thì trẻ, và liên quan đến khán giả. Mình mà là nhà tổ chức sẽ mạo hiểm mà chọn “Noo Phước Thịnh” hay “Hà Hồ” ngay. Vì ít ra Noo cũng đủ đẹp zai để so với Hàn. Hà Hồ thì có những bài đủ sôi động kiểu Tell my your wish của SNSD để so vũ đạo. Và cả 2 đều đủ và thừa trẻ để đại diện cho âm nhạc hiện đại Việt.

Vậy là một lần nữa cái tâm lý cẩn thận không đúng lúc hay là sợ làm hỏng phải chịu trách nhiệm, tâm lý áp đặt người nghe của các bác nhà ta làm cho phần 2 hiện đại của đêm giao lưu phía VN hầu như là “không liên quan”. Vì thế mà khán giả nhà mình cứ gọi là hết mình khi nghệ sĩ Hàn bước ra. mặc dù của họ cũng không biểu diễn đến độ đủ “phê” nhưng ít ra còn có liên quan.
và ” viễn tưởng”

Đúng vậy. Chừng nào chưa có cuộc đại phẫu thật cho tư duy Việt thì mơ mộng về một nền giải trí, nền nghệ thuật Việt quả là quá viển tưởng.

XEM HÌNH tại trang chính :
http://alexmilan.wordpress.com/2009/12/18/n%e1%bb%81n-gi%e1%ba%a3i-tri-ngh%e1%bb%87-thu%e1%ba%adt-vi%e1%bb%87t-co-la-vi%e1%bb%85n-t%c6%b0%e1%bb%9fng/




No comments:

Post a Comment