Lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 với việc xây dựng nền lý luận - phê bình văn học dân tộc trong thời đại hội nhập và phát triển
Trần Hoài Anh
viet-studies 29-12-09
http://www.viet-studies.info/TranHoaiAnh_LyLuan_HoiNhap_PhatTrien.htm
1. Khi nghiên cứu một nền văn học, không thể chỉ nói đến sáng tác mà không nói đến hoạt động lý luận- phê bình. Bởi lẽ, tác phẩm văn học chỉ thật sự tồn sinh khi được người đọc tiếp nhận. Hoạt động tiếp nhận là một phần quan trọng của đời sống lý luận - phê bình, góp phần tạo nên sinh khí cho đời sống văn học. Như thế, lý luận - phê bình là sự tự thức của đời sống văn học, là một phần không thể thiếu của lịch sử văn học.
Nước ta, sau ngày thống nhất, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, khoa nghiên cứu văn học đã có nhiều thành tựu trên các lĩnh vực nghiên cứu văn học dân tộc và văn học thế giới. Tuy vậy, bộ phận văn học ở đô thị miền Nam trước 1975, trong đó có lý luận - phê bình văn học, vẫn chưa được xem là một bộ phận của văn học dân tộc để nghiên cứu một cách thoả đáng. Vì vậy, một trong những yêu cầu của quá trình đổi mới lý luận - phê bình văn học nước nhà, ngoài việc tiếp biến các thành tựu lý luận - phê bình văn học hiện đại của thế giới, nên chăng còn phải chọn lọc, kế thừa, phát triển các thành tựu của lý luận - phê bình văn học dân tộc.
Giai đoạn 1954 - 1975, do hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, đất nước bị chia cắt thành hai miền. Điều này đã tạo nên sự khác biệt trong tiến trình vận động và phát triển của văn học dân tộc. Nếu ở miền Bắc, văn học phát triển thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng thì ở miền Nam, văn học phát triển vô cùng phức tạp với nhiều khuynh hướng khác nhau. Bên cạnh bộ phận văn học yêu nước và cách mạng lại có bộ phận văn học phản cách mạng. Bên cạnh văn học trong lòng đô thị miền Nam, lại có văn học cách mạng trong vùng giải phóng. Bức tranh văn học miền Nam vùng tạm chiếm không thể thiếu vắng lí luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam. Nền lý luận - phê bình ấy cũng đan xen những quan điểm, khuynh hướng khác nhau, phản ánh trung thực tình hình văn học đô thị miền Nam. Bởi lẽ, lý luận - phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 - 1975, với sự tiếp biến nhiều giá trị lý luận - phê bình văn học của dân tộc và thế giới, trong đó nổi bật là lý luận - phê bình văn học phương Tây hiện đại, bên cạnh mặt hạn chế còn có một số thành tựu nhất định. Do vậy, nó phải có vị trí tương xứng trong nền lý luận - phê bình văn học dân tộc.
XEM TIÊP TẠI :
http://www.viet-studies.info/TranHoaiAnh_LyLuan_HoiNhap_PhatTrien.htm
No comments:
Post a Comment