Friday, November 27, 2009

VIỆT NAM LẠI PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC VI PHẠM CHỦ QUYỀN

Việt Nam lại phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền
T.Lam
Cập nhật lúc 19:42, Thứ Sáu, 27/11/2009 (GMT+7)
http://vietnamnet.vn/chinhtri/200911/VN-lai-phan-doi-TQ-vi-pham-chu-quyen-881214/
Ngày 27/11, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để phản đối việc Trung Quốc cử 2 tàu ngư chính đến quần đảo Hoàng Sa và tàu y tế đến Trường Sa.

Cùng ngày, trả lời câu hỏi của phóng viên về vụ việc trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói:
“Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc cử tàu đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Ngay sau khi được tin nêu trên, ngày 27/11/2009, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các hoạt động này, không tiếp tục có các hành động làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Đông, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác tại khu vực".

Cũng trong ngày 27/11,
hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông, quy tụ nhiều học giả quốc tế hàng đầu đã kết thúc sau hơn một ngày làm việc tại Hà Nội. Đây là hội thảo quốc tế đầu tiên về Biển Đông được tổ chức tại Việt Nam.

T.Lam

---------------------


TQ vừa họp vừa tuần tra Biển Đông
BBC
Cập nhật: 16:55 GMT - thứ sáu, 27 tháng 11, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/11/091127_vn_china_eastsea.shtml
Trong lúc cử các chuyên gia và học giả sang Hà Nội dự hội thảo tại Biển Đông, Trung Quốc cũng cử tàu tuần tra nghề cá Ngư Chính vào vùng quần đảo tranh chấp với Việt Nam, khiến Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối.
Ngày 27/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Hôm 26/11, chính Tân Hoa Xã đưa tin về tàu Ngư Chính đến vùng "Tây Sa và Nam Sa".
Trang web của Tân Hoa Xã ở địa chỉ news.xinhuanet.com có hình tàu Ngư Chính 311 và Ngư Chính 303 ngoài biển.
Bản tin này cũng nói rằng Trung Quốc có nhu cầu tuần tra vì "có hiện tượng nước ngoài lợi dụng việc tránh bão để vi phạm lãnh hải" của họ.
Sự việc này nhắc đến tin về vụ ngư dân Việt Nam tránh bão số 9 tại vùng Hoàng Sa.
Các ngư dân này nói họ bị phía Trung Quốc "ngược đãi".

Câu h̉ỏi chủ quyền
Bà Nguyễn Phương Nga trong khi trả lời câu hỏi của báo chí đã nói "Việc Trung Quốc cử tàu đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này,"
Thông tấn xã Việt Nam nói sau khi được tin nêu trên, ngày 27/11 Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các hoạt động này, không tiếp tục có các hành động
Cũng trong hai ngày 26 và 27/11 Trung Quốc cử có sáu chuyên gia và học giả đến Hà Nội họp Hội thảo Quốc tế về Biển Đông. Đại biểu Trung Quốc đọc các bài tham luận về an ninh hàng hải và hợp tác về an ninh.
Trung Quốc cho rằng tìm kiếm Quy tắc Ứng xử là tiến trình lâu dài.
Các bình luận bên ngoài cho rằng Quy tắc Ứng xử mà Asean và Trung Quốc bàn tới năm 2002 đã không ngăn cản được các vụ tranh chấp gia tăng.
Tại hội nghị, giáo sư Lý Quốc Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sử địa giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với với phóng viên BBC:
"Chúng tôi muốn thông qua sự giao lưu giữa các học giả của các quốc gia khác nhau, chúng ta sẽ tìm cách hòa giải bất đồng giữa các nước tại Biển Đông".
"Muốn đạt được an ninh Biển Đông, các nước phải nỗ lực xây dựng lòng tin với nhau."
Trung Quốc từ trước tới nay vẫn duy trì quan điểm giải quyết tranh chấp Biển Đông thông qua đàm phán song phương với các nước liên quan.
Giáo sư Lý cũng khẳng định, cuộc hội thảo lần này chỉ mang ý nghĩa "học thuật" và không trông đợi một giải pháp thực sự nào.
Ông cho rằng việc đạt một Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông đòi hỏi một quá trình thương lượng lâu dài, cho dù Trung Quốc và các nước đều "mong muốn" tìm cách tháo gỡ bất đồng.
Chuyên gia Trung Quốc nhận định: "Tuy nhiên, khả năng xảy ra xung đột vũ trang tại Biển Đông trong thời đại hiện nay không thể có, có chăng thì chỉ là những va chạm nhỏ."
Tuy thế, BBC không có cơ hội hỏi lại vị khách phương Bắc về vụ tàu Ngư Chính vẫn vào hai vùng quần đảo tranh chấp và cách Trung Quốc diễn giải cụm từ "nỗ lực xây dựng lòng tin".




No comments:

Post a Comment