Friday, November 6, 2009

TÀI LIỆU NGÀY 6-11-2009

Quốc hội thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm
talawas blog
06/11/2009 10:36 sáng
1 phản hồi
http://www.talawas.org/?p=12844
Xét xử và phòng chống tham nhũng là chủ đề trọng tâm trong phiên thảo luận của Quốc hội vào ngày 5/11/09 về công tác phòng, chống tội phạm và hoạt động của các ngành, tòa án, kiểm sát.
Hai vấn đề được Quốc hội và dư luận đặc biệt quan tâm liên quan tới tình trạng xử lý chậm tội tham nhũng và số lượng bị cáo phạm tội về tham nhũng được hưởng “án treo” chiếm tỉ lệ cao.
Theo Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh,
tội tham nhũng xử lý bị chậm có nguyên nhân là đối tượng bị điều tra là người có chức vụ, có trình độ đối phó với cơ quan điều tra. Viện trưởng VKSND tối cao Trần Quốc Vượng cho rằng băn khoăn của Quốc hội về án treo tham nhũng là chính đáng và Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình thừa nhận có 1% bản án treo (hơn 200) không đúng pháp luật, trong đó có án tham nhũng.
Tại phiên thảo luận về các báo cáo tư pháp chiều 4/11/09,
đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đặt câu hỏi phải chăng trong năm 2009, “giặc nội xâm” này đã lui, bởi báo cáo đầy đủ dài 15 trang của Chính phủ chỉ dành vỏn vẹn 7,5 dòng cho cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, thậm chí bản báo cáo tóm tắt và bổ sung đã cắt toàn bộ 7,5 dòng này.


Báo động đỏ về tai nạn giao thông đường thủy nội địa ở Việt Nam!
Nghĩa Nhân
Thứ Sáu, 06/11/2009
http://danluan.org/node/3188
Theo các thống kê của các tổ chức quốc tế cũng như của các hãng thông tấn trong và ngoài nước, hiện nay nước ta là một trong các quốc gia có tỉ lệ "tai nạn giao thông đường thủy nội địa" đứng vào hàng top ten trên thế giới. Đa phần các vụ tai nạn này có số "thương vong" rất cao. Nói không ngoa có thể số "tử vong" trong các vụ tai nạn này không ít hơn bảy con số cho mỗi vụ. Mặc dù nhà nước và đảng ta cũng rất quyết tâm phòng chống tai nạn này. Nhưng dường như ngày càng diễn biến phức tạp và hầu như vượt quá tầm kiểm soát.
Ngõ hầu ngăn chặn và kéo giảm số vụ "tai nạn" cũng như tỉ lệ "thương vong" thấp nhất với con số có thể chấp nhận được. Nhà nước cũng đã cho thành lập Ban chỉ đạo phòng chống các vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa trung ương, do Ngài Nguyễn Tấn Dũng là trưởng ban chỉ đạo. Rồi thì mỗi tỉnh cũng lập ra các ban tương tự. Ngay cả cơ quan và các cấp ủy đảng cũng lập ra các ban phòng chống tai nạn này...
Mặc cho tất cả chính quyền các cấp có vận động quần chúng, và kêu gọi báo chí vào cuộc chung tay giải quyết quốc nạn này, thế nhưng sau vụ "tai nạn" nghiêm trọng ở bộ GTVT, báo chí gần như thờ ơ. Bởi hàng loạt các phóng viên bị bắt do "nhiệt tình một cách thái quá trong nỗ lực cứu chữa những người bị nạn"?
Xem tiếp tại :
http://danluan.org/node/3188


Khôi hài vinh danh
Hieu Minh’s blog
1-11-2009
http://hieuminh.wordpress.com/2009/11/01/khoi-hai-vinh-danh/
Bột ngọt mang lại miếng ăn ngon miệng, nhưng giờ đây nó trở thành đắng ngắt vì Vedan đã “bức tử” môi trường.
Ngạc nhiên hơn, người ta vẫn “vinh danh” công ty này vì có ”Sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khoẻ cộng đồng”. Câu hỏi đặt ra không phải với Vedan mà chính là đội ngũ cán bộ của chúng ta.
Từ vị ngọt
Người bạn kể thời đi học phổ thông phải trọ học, mẹ gửi cho gói mì chính bé tí rất quí. Bà dặn, thỉnh thoảng pha vài hạt với nước đun sôi, uống cho bổ óc, học bài nhớ lâu.
Dân ta nấu ăn cần bột ngọt. Canh, xúp, món sào phải có vài thìa, phở, bún, lòng lợn, rồi bột cho trẻ sơ sinh phải có chút chút ngọt mới ngon.
Thời bao cấp, chàng nào đi công tác nước ngoài, mang tặng gói mì chính cho bà mẹ của bạn gái thì chắc chắn những nụ hôn buổi tối sẽ lịm đời vì…ngọt. Chàng rể lắm tiền, giỏi giang được gọi là “mì chính cánh”.
Vedan phát triển được tại Việt Nam là vì thế.
Xem tiếp tại :
http://hieuminh.wordpress.com/2009/11/01/khoi-hai-vinh-danh/


Indonesia ra luật cho phép bắn tàu đánh cá?
Luật bắn tàu đánh cá?
LS-TS PHAN ĐĂNG THANH
05-11-2009 00:45:31 GMT +7
http://www.phapluattp.vn/news/chinh-tri/view.aspx?news_id=276872
(PL)- Nguyễn Ân Trung, ấp 3, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, Long An hỏi:
. Ngày 30-9, Hạ viện Indonesia đã sửa đổi Luật Thủy sản năm 2004 cho phép tàu tuần tra bắn và đánh chìm tàu cá nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển của Indonesia. Việc sửa luật như trên có vi phạm luật quốc tế?
+ Về nguyên tắc, luật quốc gia phải tuân thủ các cam kết quốc tế; văn bản luật quốc gia không được trái với các điều ước quốc tế mà quốc gia ấy đã ký kết, tham gia. Indonesia là thành viên của Liên Hiệp Quốc, đồng thời là thành viên của khối ASEAN, đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 ngày 8-5-1984 và đã ký kết nhiều văn bản quốc tế liên quan đến biển Đông.
Cụ thể năm 2002, các nước ASEAN (trong đó có Indonesia) và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC)... Tuyên bố DOC nêu rõ: Các bên liên quan khẳng định giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; đối xử đúng mực và nhân đạo...
Cho nên việc Quốc hội Indonesia thông qua điều luật sửa đổi Luật Thủy sản như nói trên là vi phạm nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, cụ thể là Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) 2002...
Xem tiếp tại :
http://www.phapluattp.vn/news/chinh-tri/view.aspx?news_id=276872


Giao thông biểu hiện nếp sống văn minh
Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Gửi riêng cho BBCVietnamese.com từ San Jose
Cập nhật: 11:55 GMT - thứ năm, 5 tháng 11, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/11/091105_traffic_culture.shtml
Mỗi khi có bạn vừa từ Việt Nam qua, tôi hay hỏi: “Điều gì ở Mỹ tạo cho bạn ấn tượng nhất?” Câu trả lời tôi thường được nghe là giao thông ở Mỹ rất trật tự, đông xe ngoài đường, trên xa lộ nhưng không bóp còi inh ỏi, người dân triệt để tuân thủ luật giao thông.
Một du sinh Việt kể rằng anh có người bạn Mỹ làm chung chỗ và hay chở anh về.
Đã khuya, đường xá vắng tanh nhưng khi có đèn đỏ, có bảng STOP người lái xe vẫn ngừng lại, chờ đèn xanh mới chạy.
Anh nói ở Việt Nam thì chạy tuốt nếu thấy không có xe.
Thành phố ở Mỹ có nhiều đèn lưu thông. Còn ở Việt Nam đèn ít và cũng chẳng mấy ai tôn trọng luật lệ, mạnh ai nấy chạy, đèn đã đỏ mà còn cứ lấn chạy.
Nghe bạn sinh viên kể, tôi nhớ là thành phố Sài Gòn đông dân nhưng không biết có được bao nhiêu cột đèn lưu thông.
Nhà bố mẹ tôi ở khu Ngã ba ông Tạ, con đường Cách Mạnh tháng Tám dẫn vào trung tâm thành phố từ Ngã tư Bảy hiền đến câu lạc bộ Lan Anh là một đoạn đường dài dăm cây số nhưng chỉ có đâu hai trụ đèn xanh đỏ, một ở Ngã tư Bảy hiền, cái thứ hai ở bùng binh ngã sáu, trên Lan Anh một chút.
Xem tiếp tại :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/11/091105_traffic_culture.shtml


Trung Quốc cho khóa Mạng Bức tường Bá Linh “berlintwitterwall.com”
Đỗ Hiếu, phóng viên RFA, Bangkok
2009-11-05
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Berlin-Twitter-Wall-Website-blocked-just-days-after-its-launch-11052009115533.html
Reporters Sans Frontieres tức tổ chức phóng viên không biên giới, trụ sở tại Paris, Pháp vừa phổ biến thông cáo báo chí cho hay, nhà nước Trung Quốc đã cho phong tỏa website xuất hiện trên mạng hôm 20 tháng 10 vừa qua, để thu thập ý kiến toàn cầu, nhân dịp kỷ niệm 20 năm Bức Tường Bá Linh sụp đổ.

Trên 2 triệu người TQ ghi thông điệp trên Bức Tường Bá Linh
Website mang tên “berlintwitterwall.com” là diễn đàn dành cho tất cả những ai muốn bày tỏ ý kiến, đóng góp quan điểm của mình liên quan đến sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh xảy ra hôm mồng 9 tháng 11 năm 1989, đây cũng là cơ hội để mọi người nói lên nguyện vọng, mong ước, khi hướng về tương lai, cùng những gì cá nhân ấp ủ, sau khi sự kiện lịch sử hi hữu đó xảy ra và còn có thể tái diễn dưới bất cứ thời gian, không gian và chế độ chính trị nào.
Chỉ mới xuất hiện ít ngày trên Internet, tính ra được hơn hai tuần lễ, riêng tại Hoa Lục đã có hơn 2 triệu người truy cập vào, và ghi lại thông điệp, cảm tưởng trên Bức Tường tượng trưng ấy, tức là trên màn ảnh computer, có vẻ hình dáng của Tưòng Thành Bá Linh.
Phần lớn ý kiến đều xoay quanh đề nghị Bắc Kinh tháo gỡ các biện pháp kiểm duyệt báo chí, giới hạn thông tin. Hậu quả là ngay sau đó, nhà chức trách Trung Quốc đã khóa website “berlintwitterwall.com”
Qua sự việc này, ông Patrice Victor, đại diện RSF tại Châu Á phát biểu với đài chúng tôi rằng: “Bắc Kinh không thể cấm đoán người dân Hoa Lục truy cập vào website ấy. Đây là một chiến dịch được công luận quốc tế và RSF ủng hộ nồng nhiệt”.

Ngăn chặn mọi quyền tự do ngôn luận
Ông cũng cho biết là, nhân dịp triển lãm sách báo quốc tế được tổ chức tại Frankfurt, Đức Quốc , cách đây vài tuần, đoàn đại diện của Bắc Kinh tuyên bố nhiệt liệt ủng hộ các chương trình trao đổi văn hóa liên lục địa.
Tuy nhiên, qua các nhân chứng từ Trung Quốc thì, sự thật hoàn toàn trái ngược, tại siêu cường cộng sản này, chỉ những website nào được nhà nước cho phép, người dân mới được vào xem, còn lại thì cho dù là mang nội dung thông tin, văn hóa, xã hội, giáo dục, nhưng không phù hợp với đường lối của đảng và chánh phủ, chắc chắn là bị phong tỏa hoặc cấm đoán triệt để.
Vẫn theo ông Patrice Victor thì “website “berlintwitterwall.com” chính là một trong những phương tiện hữu hiệu trong việc vận động cho quyền tự do ngôn luận, một cách thức thực tiễn để nói cho các chế độ biết rõ về những gì người dân phê phán và chống đối họ, bằng phương cách ôn hòa”:
Theo giới truyền thông quốc tế thì sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh là sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Âu, vì người dân nơi đó đã vượt qua được sự sợ hải đối với bạo quyền chỉ dựa trên sức mạnh của súng đạn.
Ngày nay, người ta tin rằng, Internet cũng là phương tiện bén nhạy, hữu hiệu, nhanh chóng, là sức mạnh vô biên cho những tiếng nói dân chủ, công khai chống lại sự thống trị của các chánh quyền độc tài, toàn trị.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.



No comments:

Post a Comment