Wednesday, November 4, 2009

TÀI LIỆU NGÀY 4-11-2009

Tìm hiểu phong trào Nhân Văn Giai Phẩm
Thụy Khuê (RFI)
Nhân Văn Giai Phẩm (phần I) : Ttrăm hoa đua nở trên đất Bắc
Nhân Văn Giái Phẩm (phần II) : Nguyên nhân phát xuất
Nhân Văn Giai Phẩm (phần III) : Giai Phẩm Mùa Xuân
Nhân Văn Giai Phẩm (phần IV) : Nguyên nhân đưa đến cuộc cách mạng mùa htu của tư tưởng
Nhân Văn Giai Phẩm (phần V) : Nội bộ báo Nhân Văn
Nhân Văn Giai Phẩm (phần VI) : Trí thức và dân chủ tại VN trong thế kỷ XX (bài 1)
Nhân Văn Giai Phẩm (phần VII) : Biện pháp thanh trừng
Nhân Văn Giai Phẩm phần VIII : Thụy An
(còn tiếp)


Cao minh Huệ bị bắt tạm giam 4 tháng
Chân trời mới
Phát thanh/cập nhật: 04/11/2009
http://radiochantroimoi.com/spip.php?article6357
Từ gần 3 năm nay, tại Bến Cát, Bình Dương, qua phù phép của ông Cao minh Huệ đã biến gần 700 ha đất công đang trồng cao su thành đất của tư nhân, rồi sau đó chia nhau đã được báo chí nói đến rất nhiều.
Trong đó, nổi bật nhất là bà Hai Tâm, chị ruột TT Nguyễn tấn Dũng, được chia 185 ha. Vợ và con gái Cao minh Huệ cũng đứng tên gần 80 ha. Ông Huệ còn chia cho 14 cán bộ của huyện Bến Cát và tỉnh Bình Dương hơn 50 ha.
Theo hồ sơ và tài liệu công khai trên báo chí, ông Cao minh Huệ, 55 tuổi, là thành viên của hội đồng thanh lý tài sản của công ty Sobexco. Lúc đầu, chỉ là bán rừng cao su mà không có đất. Sau đó, qua sự đạo diễn của ông, bán rừng kèm luôn cả quyền sử dụng đất, tức bán đất.
Ngày 29/10/2009 vừa qua, ông Cao Minh Huệ, nguyên giám đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bình Dương, bị Bộ Công An “tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng” để điều tra vì “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.” Ngoài ông Huệ, còn 3 người khác gồm Ðỗ Văn Sâm, Phan Văn Trung và Nguyễn Thanh Hải, riêng ông Hải được tại ngoại).
Ông Trần Quốc Tuân, nguyên giám đốc Trung Tâm Ðịa Chính Bình Dương, đã bị kết án 5 năm tù về tội tham ô 150 triệu đồng trong một phiên tòa đầu tháng Ba 2008. Trong phiên tòa ấy, ông Tuân đòi phải có mặt ông Huệ ở phiên xử để đối chất, đồng thời, ông còn đưa 1 cuốn băng ghi âm lời ông Cao Minh Huệ, đã chỉ đạo ra sao và liên quan thế nào đến chuyện tham ô. Nhưng ông Huệ vẫn không ra tòa, và tòa cũng không nghe cái băng bằng chứng kia. Từ đó, mọi chuyện tưởng đã yên và chìm xuồng. Nay đột nhiên, ông Huệ, người của Thủ Tướng, lại bị khởi tố bắt tạm giam. Từ lâu, mọi người đều biết xung đột quyền lợi rất gay gắt giữa Chủ tịch nước Nguyễn minh Triết và TT Nguyễn tấn Dũng, đây là một vụ điển hình.


Góc nhìn về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
PLTP
Cập nhật : 04/11/2009 01:57
<>.
Hai thắc mắc : (1) Bộ chính trị đã thông qua "chủ trương nhớn" này rồi thì các đại biểu chỉ còn việc "thể hiện tính đảng" bằng cách giơ hai tay lên chứ còn thông mới qua gì nữa ; (2) không biết trước khi BCT thông qua, ông tổng có xem cái "long mạch" ở đây nó ra sao không. Ngày xưa, cũng ở Ninh Thuận, "nong mạch" của tổng Thiệu đã bị đứt đuôi con nòng nọc đó. (http://www.diendan.org/thay-tren-mang/goc-nhin-ve-du-an-111ien-hat-nhan-ninh-thuan/view)
Xem tiếp tại :
http://www.phapluattp.vn/news/can-canh/view.aspx?news_id=276451


Giáo dục Việt Nam trước miệng vực "Nô lệ"!
Nguyễn Ngọc
Thứ Tư, 04/11/2009
Thế là đặt dấu chấm hết. Sau bao nhiêu năm, chiếc xe mang thương hiệu "Giáo dục Việt Nam" cố gắng "mông má" để người đời tưởng nó "sau mấy mươi năm vẫn chạy tốt", giờ đang đưa nhân dân Việt Nam chúi mũi trước miệng vực "NÔ LỆ" mà bác tài mang tên "Đảng cộng sản Việt Nam" đang nhấn ga 120km/h trên con đường gồ ghề, lởm chởm được gọi là "Con đường Cách mạng Việt Nam"!
Xem tiếp tại :
http://danluan.org/node/3142


Dân khí ươn hèn chỉ có thể “văn minh” về hình thức
02/11/2009 14:33:38
"Bế tắc, dân khí ươn hèn, “bù nhìn”, dân sinh nghèo khó khốn cùng thì chỉ lại thiết lập được một chế độ chuyên chính khác, có thể “văn minh” hơn về hình thức, nhưng về thực chất không thể thành một quốc gia dân chủ văn minh được – nhận thức tư tưởng này quả là một phát hiện vĩ đại, vượt thời gian".
Bee đăng lại bài tham luận của NGƯT Vũ Thế Khôi về Tinh thần cách mạng trong “đường lối giáo dục quốc dân” của Đông Kinh Nghĩa Thục.
Xem tiếp tại :
http://bee.net.vn/channel/1984/200911/Dan-khi-uon-hen-chi-co-the-van-minh-ve-hinh-thuc-1727438/


Lại thêm một tiếng nói đảng viên trong quân đội: “Bauxite. . . và . . .” một tiếng nói lạc lõng
Cao Tiến Đức
Bài này được đăng lúc 00:14 ngày Thứ Tư, 04/11/2009
http://bauxitevn.net/c/16243.html
Tôi vốn là kẻ ham đọc sách báo, tuy nhiên trong khoảng mươi năm trở lại đây tôi không đọc một tiểu thuyết hay bất kỳ một tác phẩm văn học mới nào. Lý do phần vì bận công việc, phần khác vì “đời sống văn học” của nước ta trong thời gian qua không thể hấp dẫn được công chúng trong đó có tôi. Kể cả những tác phẩm được trao giải này, giải nọ rồi lại được nhà phê bình X, hoặc được “cây đa cây đề” trong “làng văn” Y. . . viết lời giới thiệu hay tung hô ầm ĩ. Đơn giản vì nó gượng gạo, giả tạo, một chiều, các tác phẩm đương đại đã không phản ánh đúng thân phận của đại đa số người dân đang sống trong xã hội; vì thế nó vừa nông choèn choẹt, lại vừa nhạt toen toét; nên “đời sống” của những tác phẩm đó thường là rất ngắn, thông thường là nó “chết” ngay sau khi tiếng vỗ tay cuối cùng trong lễ trao giải cho nó chấm dứt; do đó không đáng để tôi phải mất thì giờ; kể cả các loại báo về nghề văn như Văn nghệ hay Văn nghệ Trẻ. Nhưng ở bài viết này tôi không dám lạm bàn về thực trạng nền văn học của nước nhà vì tôi là kẻ ngoại đạo chẳng biết gì mà nói; sở dĩ tôi phải vòng vèo như vậy để các quí vị thấy lý do tại sao tôi lại đi đọc báo Văn nghệ.
Số là buổi sáng hôm vừa rồi khi đang ngồi uống trà với “mấy ông bạn vàng”, một ông bạn tôi hiện đang là Viện trưởng của một viện danh tiếng thuộc UBKHXH kêu toáng lên rằng: “Này các ông ra mà xem báo Văn nghệ đã dám viết về Bô-xít này. . .”. Tan cuộc, tôi tạt vào quầy báo mua ngay tờ Văn nghệ số 44 ra thứ 7, ngày 31–10–2009, và quả thật có một bài viết đầu đề là: “Bauxit . . . và những điều khác” của một ông tên là Lã Thanh Tùng nào đó đăng trọn cả 2 trang là trang 3 và trang 14.
Xem tiếp tại :
http://bauxitevn.net/c/16243.html



Vấn đề bảo đảm tuyến đường trên biển và tranh nhau nguồn tài nguyên chiến lược ở Châu Á * アジア戦略資源争奪とシーレーン確保問題 『南シナ海の資源』 -
(bauvinal.info - 27/10/2009)
Ishimaru Yasuhide
Lê Hoàng-Bauvinal chuyển ngữ
Lời dẫn
Nhu cầu trên thế giới tăng nhanh, tình trạng thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên ngày càng trầm trọng, phát sinh những tranh chấp gay gắt giữa nhiều quốc gia vì vấn đề tài nguyên quan trọng mang tính chất sống còn cho nền kinh tế. Cuộc tranh dành về tài nguyên-- ngày càng giảm thiểu nầy-- phần lớn xảy ra trên những khu vực có nhiều quốc gia cùng sở hữu nguồn tài nguyên, khu vực kinh tế ở nơi đang còn tranh chấp về biên giới. Tại Nhật Bản, TQ và các nước Châu Á khác, vùng biển Nam Trung Hoa đang trở thành vũ đài tranh chấp tài nguyên thiên nhiên . Vì vậy chủ đề của bài viết là tập trung vào chiến lược tài nguyên ở vùng biển nầy.
Xem tiếp tại :
http://bauvinal.info.free.fr/songngu/vandebamdamtuyenduong.htm


Tranh chấp quân sự ở châu Á - Trung Quốc khẳng định tham vọng hải quân của mình - Rivalités militaires en Asie - La Chine affirme ses ambitions navales - 31/10/09
Olivier Zajec (Le Monde Diplomatique)
Nguyễn Hải chuyển ngữ
09/2008 - 31/10/2009
Trong cơn phẫn nộ từ những cuộc dội bom ở vùng Caucase, các báo cáo quốc tế hình như lại xác tín: sự khẳng định của nước Nga rằng họ không còn do dự trong việc phô trương cơ bắp , diễn văn sắt đá của chính quyền ông George W. Bush nhưng lại không đủ khả năng trợ giúp một tay cho các nhà lãnh đạo nước Georgia (đọc “Khi các ‘ông lớn’ vui đùa ở Ossetia”), ý định thoáng qua của Liên minh châu Âu muón giữ một vai trò trong cuộc khủng hoảng này… Tuy nhiên, các thế cân bằng địa- chính trị lớn chỉ có thể thay đổi từ từ. Dù gặp khó khăn ở Irắc và Afghanistan, Hoa Kỳ vẫn duy trì được năng lực quân sự cao hơn nhiều các khả năng quân sự của các nước còn lại trên thế giới. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực hải quân (đọc “Các tổng thống thì đổi, nhưng đế quốc Mỹ vẫn còn đó”). Nhưng, Hoa Kỳ vẫn phải tính đến các diễn viên khác, trong đó có Trung Quốc (TQ), đã gia nhập câu lạc bộ khép kín gồm 8 nước có hạm đội lớn nhất thế giới. Sao mà ngược lại với những năm 1950, chỉ một viện trợ của Liên bang Xô-viết đủ cho phép Bắc Kinh làm hồi sinh lại một hải quân bờ biển nhỏ bé! TQ, cường quốc lục địa tự hướng tâm từ hàng ngàn năm nay, có phải nó biến hóa thành cường quốc hải dương toàn cầu, như các báo cáo của Mỹ tiên đoán?
Xem tiếp tại :
http://bauvinal.info.free.fr/songngu/tranhchapquansuochaua.htm


Claude LEVI-STRAUSS
Đặng Tiến
Cập nhật : 04/11/2009 19:04
http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/claude-levi-strauss/
Báo chí toàn cầu vừa đưa tin nhà Nhân chủng học lừng danh Claude Levi-Strauss đã từ trần ngày 03/09/2009; nếu ông còn sống đến ngày 28 tháng 11 sẽ thọ tròn 101 tuổi. Để bạn đọc nhớ về Levi Strauss, chúng tôi đăng lại trên trang chủ bài Đặng Tiến đã viết ngày 10/11/2008 để kỷ niệm sinh nhật 100 tuổi của ông.
CLAUDE LEVI-STRAUSS
Bách niên giai lão.
Nhà bác học Pháp Claude Levi-Strauss sinh ngày 28 tháng 11 năm 1908 tại Bruxelles – Bỉ. Tuần này là ông lên thượng thọ trăm tuổi, tôi dùng từ « giai lão » trong nghĩa « đẹp lão » : mừng ông còn khỏe và minh mẫn. Vào tuổi cổ lai hy, là một học giả lừng danh, đã có nhiều đóng góp lớn lao vào nền học thuật nhân loại già nửa thế kỷ, ông là một tấm gương sáng cho giới trí thức thế giới, nhất là ngành biên khảo đương thời và hậu thế.
Xem tiếp tại :
http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/claude-levi-strauss/
----------------------------------------------
Claude Lévi-Strauss, Anthropologist, Dies at 100 (NYT 3-11-09)
L'ethnologue Claude Lévi-Strauss est mort (Le Monde 3-11-09)
L'ethnologue Claude Lévi-Strauss est mort (Le Figaro (3-11-09
Nhiệt đới buồn: lời cảnh báo vẫn nóng sau nửa thế kỷ)
(xem thêm trên
Arts & Letters Daily)


Gặp người mắc nợ tiếng Việt
SVVN - 03/11/2009 12:07:50
http://www.svvn.vn/vn/news/thoisu/1383.svvn
(SVVN)TS Ngô Như Bình đã trò chuyện với SVVN về con đường để trở thành giáo sư ở một trường Đại học danh tiếng nhất thế giới - Đại học Harvard.
NGƯỜI CỦA HARVARD!
TS Ngô Như Bình: Từ năm 1992 đến nay, tôi phụ trách chương trình tiếng Việt tại bộ môn Ngôn ngữ và văn minh Đông Á (Department of East Asian Languages and Civilizations).
Ngoài công việc giảng dạy, tôi là thành viên của tiểu ban ngôn ngữ của bộ môn, hai năm vừa rồi là thành viên của tiểu ban cố vấn cho chủ nhiệm khoa về ngoại ngữ; làm cố vấn cho sinh viên năm thứ nhất.
Sinh viên năm thứ nhất là những người mới từ trung học lên, còn nhiều bỡ ngỡ trong năm đầu tiên ở đại học, cần có người hướng dẫn về việc học tập cũng như các hoạt động khác trong trường. Mỗi năm tôi hỗ trợ cho ba sinh viên thường có xu hướng chọn chuyên ngành về khoa học xã hội hoặc nhân văn gần với chuyên ngành của tôi.
Từ năm 2003 đến nay tôi là Chủ tịch Tổ chức các trường đại học giảng dạy tiếng Việt ở Mỹ (Group of Universities for the Advancement of Vietnamese Abroad - GUAVA).
Tôi mới nộp bản thảo cuốn sách tiếp theo của tôi là Continuing Vietnamese cho nhà xuất bản. Cuốn sách sẽ ra mắt trong năm 2010.
Xem tiếp tại :
http://www.svvn.vn/vn/news/thoisu/1383.svvn


Việt Nam hóa tiếng Anh hay Anh hóa Tiếng Việt?
KHẢI NGUYÊN
10/15/2009
http://honvietquochoc.com.vn/Dien-dan-Trao-doi/Dien-dan/Viet-Nam-hoa-tieng-Anh-hay-Anh-hoa-Tieng-Viet.aspx
Theo Việt báo ra ngày 3/8/2009, báo Lao Động cuối tuần số 36/2009 dẫn lại, thì ở Hoa Kỳ “Khu nào có cộng đồng người Việt đông như khu Little Saigon, một số từ Mỹ thông dụng… đã được Việt Nam hóa làm phong phú tiếng Việt. Đơn cử vài từ. Nếu ai hỏi vợ anh làm nghề gì thì hầu hết ông chồng trả lời “vợ tôi làm nghề nails”, ít người trả lời “vợ tôi làm nghề móng tay”; hoặc “vợ tôi bán food to go” chứ ít ai trả lời “vợ tôi bán thức ăn mang đi”.
Từ “Little Saigon” cũng được Việt Nam hoá. Các bạn bè ở xa thường rủ nhau xuống “Little Sai Gon” ăn uống, ít người dùng “Tiểu Sài Gòn”…”.
Chuyện này chẳng đáng lạ lắm. Đáng lạ là chuyện như vậy đang xảy ra ở trong nước. Trước, mọi người vẫn quen nói “gọi điện cho tôi” thì nay nhiều người nói “phone cho tôi”; trước vẫn quen nói “đi mua sắm” thì nay nói “đi shopping”; trước vẫn quen nói “hàng bán chạy” thì nay nói “hàng bestseller”; trước vẫn quen nói “là số một” thì nay nói “là number one”…
Xem tiếp tại :
http://honvietquochoc.com.vn/Dien-dan-Trao-doi/Dien-dan/Viet-Nam-hoa-tieng-Anh-hay-Anh-hoa-Tieng-Viet.aspx





No comments:

Post a Comment