Saturday, November 21, 2009

TÀI LIỆU NGÀY 21-11-2009

Một số suy nghĩ về nền giáo dục của cộng sản Việt Nam. Hội luận với Gs. Lưu Trung Khảo
Bs. Nguyễn Trọng Việt
Phát thanh/cập nhật: 21/11/2009
http://www.radiochantroimoi.com/spip.php?article6432

NGHE PHỎNG VẤN :
http://www.radiochantroimoi.com/spip.php?article6432



Ngày 20/11 nói về trẻ em nghèo VN
Cập nhật: 12:08 GMT - thứ sáu, 20 tháng 11, 200
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/11/091120_unicef_viet_children.shtml
Nhân ngày Quốc Tế Bảo Vệ Trẻ em 20/11, chủ đề trẻ em nghèo tại Việt Nam đang được cơ quan Liên hiệp quốc UNICEF quan tâm trong bối cảnh phân hóa giàu nghèo ngày một tăng.
Hiện tại Việt Nam, theo đánh giá của UNICEF, nói chung 90% trẻ em được theo học bậc tiểu học, tuy nhiên cách biệt giữa giàu và nghèo ngày càng lớn trong thu nhập kinh tế đặt ra khái niệm 'trẻ em nghèo'.
Bà Phạm Thị Lan, hiện phụ trách điều phối các chương trình khác nhau của UNICEF cho BBC hay hôm 20/11 rằng tiêu chuẩn trẻ em nghèo tại Việt Nam có khác với quốc tế.
Bà nói theo khái niệm của chính phủ Việt Nam thì trẻ em nghèo là con em các gia đình nghèo.
Còn UNICEF coi có ba điều kiện trẻ em nghèo là những em 'không được tiếp cận dịch vụ y tế', 'nghèo về giáo dục và 'không được tiếp cận các dịch vụ vì trẻ em'.
Như thế, con số trẻ em nghèo theo tiêu chuẩn Liên hiệp quốc cao gấp 1,5 lần so với tỷ lệ chung của cả nước.
Theo bà, đây là một vấn đề rất quan trọng trong bối cảnh phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam ngày càng gia tăng, bên cạnh sự khác biệt lớn giữa mức sống tại thành thị và nông thôn.

NGHE PHỎNG VẤN :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/11/091120_unicef_viet_children.shtml



GS Cao Chi:Nhân lực điện hạt nhân VN đã chậm 10-15 năm
21/11/2009 10:12:55
http://bee.net.vn/channel/1983/200911/GS-Cao-ChiNhan-luc-dien-hat-nhan-VN-da-cham-1015-nam-1729868/
- “Nhân lực là vấn đề số 1 trong dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam hiện nay. Theo khuyến cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA, vấn đề đào tạo nhân lực phải được tiến hành ở cấp Nhà nước trước 10-15 năm. Có nghĩa là, trong giai đoạn báo cáo đầu tư như ở nước ta hiện nay, lẽ ra đã phải có hàng trăm chuyên gia được đào tạo bài bản về điện hạt nhân” – GS Cao Chi, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết.

Xin GS có thể cho biết cụ thể hơn về quan điểm trên?
Hiện có những quan niệm không đúng đắn lắm về vấn đề nhân lực. Người ta cho rằng, chỉ cần nhân lực vận hành là có thể chạy nhà máy điện nguyên tử mà nhân lực vận hành thì không khó đào tạo.

XEM TIẾP TẠI :
http://bee.net.vn/channel/1983/200911/GS-Cao-ChiNhan-luc-dien-hat-nhan-VN-da-cham-1015-nam-1729868/



Nhà máy điện hạt nhân: quá nhiều vấn đề phải cân nhắc
Nhật Hiên, thông tín viên RFA
Bài này được đăng lúc 02:41 ngày Chủ Nhật, 22/11/2
http://bauxitevietnam.info/c/18551.html
Sau dự án khai thác bauxite ở Lâm Đồng, dự án xây dựng nhà máy điện nguyên tử hạt nhân ở Ninh Thuận cũng đang tạo nên nhiều luồng dư luận phản biện trong xã hội và trong giới chuyên môn.
Nhà máy điện nguyên tử ở Cattenom, Pháp. Các ống khói đang nhả ra hơi nước không phóng xạ từ tháp làm nguội. (Ảnh minh họa)
Trên đài RFA chúng tôi đã có bài viết về vấn đề này, trong mục điểm blog hôm nay chúng tôi xin tiếp tục điểm qua ý kiến trên các diễn đàn báo chí tự do cũng như trên các trang blog cá nhân.


XEM TIẾP TẠI :
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/issues-concerning-the-project-of-nuclear-plan-in-vn-sbs-11202009074101.html


Day dứt chuyện Nông trường Sông Hậu
Trần Nhật Thi
Bài này được đăng lúc 02:23 ngày Chủ Nhật, 22/11/2009
http://bauxitevietnam.info/c/18575.html
(Toquoc) – Chiều 19-11, trong lúc bà Trần Ngọc Sương phải nhập viện cấp cứu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND TP Cần Thơ tuyên y án sơ thẩm 8 năm tù giam đối với bà. Bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay nhưng dư luận thì chưa thể yên lòng…
Có lẽ, không một đơn vị kinh tế nào có thể chiếm được tình cảm và giấy mực nhiều đến thế của báo giới cả nước. Cũng có lẽ, không một đơn vị kinh tế nào trong suốt gần ba thập kỷ luôn được đánh giá cao và giành được tình cảm tốt đẹp cùng sự hiện diện tại đơn vị mình nhiều đến thế của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Những ngày này, khi người nữ giám đốc nông trường bị khởi tố, truy tố, xét xử thì dư luận lại càng không thể yên lòng. Báo chí vẫn tiếp tục lên tiếng khẳng định mô hình Nông trường Sông Hậu (NTSH), khẳng định đóng góp to lớn của người đứng đầu nông trường. Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có ý kiến; Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cử luật sư và ra văn bản “kiến nghị xem xét lại bản án”. Gần 500 hộ nông trường viên của NTSH ký vào đơn bày tỏ sự không đồng tình với phán xử của các cơ quan pháp luật, trong đó hơn 100 người dân ở NTSH tình nguyện đi ở tù thay cho giám đốc nông trường. Chỉ riêng điều đó thôi cũng chứng tỏ, sự việc không chỉ còn là của riêng người nữ giám đốc. Từ vai trò và số phận của những người cán bộ quản lý kinh tế dám dấn thân khai phá trên con đường đổi mới chưa từng có tiền lệ của đất nước, xin mạnh dạn nêu một vài suy nghĩ với mong muốn vào một kết cục có hậu của NTSH – một đơn vị anh hùng, một điển hình của nông thôn mới, và số phận người nữ giám đốc anh hùng đã cống hiến trọn đời cho mô hình đó…

XEM TIẾP TẠI :
http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Thoi-Su/Day-Dut-Chuyen-Nong-Truong-Song-Hau.html

TIN BÀI LIÊN QUAN :

Nguyên Phó Chủ tịch nước: Quá bất công với Ba Sương!
Đặc xá bà Ba Sương
'Nã đại bác vào quá khứ Anh hùng đã được tôn vinh'?



Không thể lấy rừng vàng biển bạc để ru dân mãi
Linh Thuỷ
Bài này được đăng lúc 01:56 ngày Chủ Nhật, 22/11/2009
http://bauxitevietnam.info/c/18566.html
“Hiện nay, giao cho các tổng công ty nhà nước và các UBND khai thác tài nguyên là để cho 2 hệ thống quan liêu gặp nhau”. – GS. TSKH Phan Trường Thị, Khoa Địa chất, Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia HN.

XEM TIẾP TẠI :
http://www.tuanvietnam.net/2009-11-18-khong-the-lay-rung-vang-bien-bac-de-ru-dan-mai



Ngày nhà giáo 20-11, nhớ cô giáo Hạnh.
Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2009-11-20
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/teacher-day-remember-co-giao-Hanh-11202009141653.html
Ngày 20 tháng 11, trong khi học sinh hớn hở chuẩn bị thăm thầy cô giáo cùng với những chương trình đầy ắp yêu thương… thì đâu đó tại miền Trung, cũng có một cô giáo dạy văn rất giỏi, rất có lòng với học sinh trong suốt nhiều năm lại không hề được ai chính thức nhắc tới. Dù chỉ nhắc tới như một cái thở dài…

Kỷ niệm khó quên

Học sinh, với trí óc non nớt và chóng quên, có thể sẽ không hiểu giờ này cô giáo của mình ở đâu, làm gì..nhưng những người cùng trường với cô, trong đó có đồng nghiệp, cấp trên hay các nhà quản lý thì không thể nào quên hình ảnh cô giáo Hạnh.
Vóc người mảnh dẻ, tiếng nói dịu dàng cùng với mắt nhìn trung hậu. Cô đã bị buộc phải thôi việc vì khuyên học sinh của mình nên tìm thêm nguồn thông tin từ mạng Internet để bổ xung kiến thức khi học môn văn. Những trang Internet này có tên như Tiền Vệ, Talawas…chứa đầy các thông tin về văn học được nhìn từ nhiều phía. Thế nhưng không may, chúng bị đánh giá là phản động, là chống lại nhà nước…thế là cô giáo Hạnh bị buộc về vườn mặt dù kiến thức và tuổi tác của cô còn một quãng rất dài để đóng góp.
Cô giáo Hạnh có thể đang ngồi cô đơn đâu đó để nhớ học trò mình. Cô có thể thở dài và trên mí mắt lăn tròn vài hạt lệ cho học sinh thân yêu của cô. Cô nhớ chúng như chim nhớ tổ, như hạt mưa nhớ bờ ruộng mật. Nhưng cô không thể khóc vì quyết định của mình, một quyết định mà cô biết chắc sẽ dẫn học trò cô thật sự đến bến bờ tri thức.
Cô bị khai trừ ra khỏi hệ thống giáo dục bởi các dị ứng phản giáo dục. Giáo dục chân chính lặng lẽ thở dài qua quyết định khai trừ cô. Cô lặng lẽ ngồi đâu đó nghiền ngẫm về ngày nhà giáo cùng với ý nghĩa đích thực của nó.
Bên kia bờ đại dương, tôi lặng lẽ ngồi đánh cho cô những dòng này như một tri ân, hoài niệm về công sức lón lao của một người đã bị nhìn khác đi bởi những đôi mắt vô hồn, ghẻ lạnh.
Cô giáo Hạnh, giờ này cô đang làm gì vậy? Không biết phấn trắng có thấm hết những giòng lệ khô nhớ trường nhớ lớp của cô không nhưng tôi chắc rằng học trò cô không ai quên cô đâu. Họ chỉ ham chơi trong thời khắc của thuở thiếu thời nhưng mai mốt khi khôn lớn thì chính sự chịu đựng vô cùng lớn lao của cô sẽ là nguồn lực đẩy họ vào đời, và lúc ấy cô sẽ có rất nhiều ngày 20 tháng 11 đúng nghĩa hơn hằn các thầy cô giáo khác. Tôi tin như vậy, và cô ạ, đừng buồn….
Mặc Lâm. Ngày nhà giáo
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.


Chiến lược hồn nhiên
talawas blog
21/11/2009 4:19 chiều
http://www.talawas.org/?p=13849


Blogger Đinh Tấn Lực phân tích chính sách của chính phủ về vấn đề biển đảo.
5. Nhiệm vụ của Tuyên giáo Trung ương:
Cốt lõi là bịt mồm phản biện. Nhưng, cụ thể sẽ bao gồm nhiều mũi nhọn hoạt động:
Một là, sau khi
nâng pháp lệnh lên thành luật “Dân quân tự vệ biển – Lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền thiêng liêng trên biển của Tổ quốc”, phải khẩn nghiên cứu để đưa luật này vào Hiến Pháp 2010. Ghi luôn cả khẩu hiệu khuyến khích di dân ra biển đảo nữa, cho chắc bắp.
Hai là tổ chức hội thảo liên tục về chủ đề “Ngư dân và Nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo”. Liên tục đưa ra các khuyến nghị/phân tích/kết luận về tính đúng đắn của chủ đề và được đông đảo dư luận đồng tình.
Ba là khẩn đúc kết kinh nghiệm trong tranh chấp ở vùng biển Tây Nam vào những năm 80 của thế kỷ trước, khẩn soạn thảo/kiểm tra/biên tập lại toàn bộ tài liệu/cẩm nang hỏi đáp
Những điều ngư dân cần biết trong hoạt động thuỷ sản trên trang mạng cpv.org.vn, sao cho thích nghi với tình thế mới/tiêu chí mới là: giặc bớt giận, dân thôi kêu. Đồng thời gấp rút nghiên cứu dự án Dạy tiếng Trung cho Lực lượng Nòng cốt Gìn giữ Chủ quyền Biển đảo Thiêng liêng của Tổ quốc.
Bốn là nghiên cứu/đề xuất/tổ chức/tuyển chọn nhân sự vào những cơ chế trực thuộc TW dùng để điều hành/chỉ huy/kiểm tra các đơn vị dân quân tự vệ biển, đặc biệt là để kiểm kê vũ khí đạn dược và chế tài việc lạm dụng vũ khí cho mục đích cá nhân hoặc gây thiệt hại cho tài sản XHCN.
Năm là nghiên cứu/đề xuất ra các loại huy chương/huân chương/kỷ niệm chương và các hình thức khen thưởng cho ngư dân
xả thân bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Sáu là quy hoạch/tổ chức “chòi canh mẫu trên biển” để tập huấn và quay phim phóng sự.
Bảy là phát động thi đua liên tục về tìm hiểu biển đảo và đặt vè động viên phong trào Ngư dân bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tám là
Đưa biển, đảo vào môn giáo dục quốc phòng, song song với các dự án Đưa sân golf ra đảo xa.
Chín là tổ chức trọng thị và an toàn, sau đó, tuyên truyền rộng rãi về những chuyến tham quan bất ngờ và chớp nhoáng của lãnh đạo các thứ,
theo gương nhà thơ Trần Đăng Khoa từng kể chuyện về những lần tướng Giáp Văn Cương bí mật đột nhập lên đảo thăm lính.
6. Nghĩa vụ của Thông tin – Truyền thông:
Chính yếu là tụng ca chính sách, nhân rộng mô thức Lã Thanh-Kiu trên cả nước.
Đóng nút
Facebook thành Fakebook xong rồi lần lượt tới YouTube, Flickr… và các mạng liên kết xã hội còn lại.
Khai trương tờ báo in/báo online “An ninh Đại dương” trên mạng CAND.com.vn, và tờ báo trực tuyến “Ngư trường Trù phú” thuộc mạng Công Thương mot.gov.vn.
Thực hiện bộ phim nhiều tập “Tầm nhìn xuyên sóng cả” để tuyên dương nếp sinh hoạt của ngư dân trên các chòi canh biển chung quanh những “cái giọt máu dưới ngầu ngầu bọt sóng” (như nhà thơ Trần Đăng Khoa từng mô tả các đảo chìm).
Phục hồi phong trào “Trong thơ có (lưới) thép” – Mỗi thi nhân là một nhà quân sự/nhà hàng hải/nhà thiên văn/nhà khí tượng.
Đẩy mạnh chiến dịch phổ thơ thành nhạc theo chủ đề “Ngư dân anh hùng và vận nước nổi trôi”, hoặc vắn tắt là “Ngư dân và vận nước”.
Triển lãm ký họa/nhiếp ảnh/điêu khắc về chủ đề “Dáng đứng chòi canh tạc vào thế kỷ”.
Phóng tác thành sách những anh hùng/liệt sĩ “Yết Kiêu thời đại”.
Đặt hàng/triển khai những loạt phóng sự/bút ký tương tự như
đoàn tàu không số chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam thời trước.
Tổ chức những chuyến nữ học sinh/sinh viên ra khơi thăm biển đảo.
Tổ chức dịch vụ Du Lịch Chủ quyền Biển đảo VN theo mô thức du lịch sinh thái trong bờ.
Tổ chức thi hoa hậu dân quân tự vệ biển.



No comments:

Post a Comment