John F. Kennedy và cuộc đảo chánh 1/11/1963
DCVOnline
04-11-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6871
DCVOnline - Thư khố và Bảo tàng viện Tổng thống Kennedy tại Boston vừa giải mật cho làm tài liệu nghiên cứu một số băng thu thanh 4 cuộc họp của Kennedy với những cố vấn cao cấp nhất về vấn đề Việt Nam sau khi “điện tín 243” của Bộ Ngoại giao Mỹ gởi đến Đại sứ Cabot Lodge tại Sài Gòn đi lúc 9 giờ 26 phút tối ngày 24 tháng Tám, 1963, bắt đầu chương trình lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng hoà vào ngày 1 tháng 11, và đưa đến cuộc giết hại tổng thống Diệm và ông cố vấn Nhu vào ngày hôm sau, 2/11/1963, 46 năm về trước.
Băng thu âm này là chứng cớ lịch sử chưa hề tiết lộ, lần đầu tiên cho thấy quan điểm của thổng thống Kennedy về tình hình tại Việt Nam cũng như sự ngần ngừ của ông về cuộc đảo chánh tổng thống Diệm.
Sáng nay, 03/11/2009 đài truyền hình MSNBC để hai đoạn video phỏng vấn tổng thống Kennedy trong chương trình Huntley-Brinkley Report (NBC) ngày 9 tháng 9, 1963 và audio trích đoạn một phần những buổi họp nói trên.
Sau đây, thứ nhất, là là phần chuyển biên của đoạn phỏng vấn 6 phút và thứ hai, là 4 phút audio trong 1 buổi họp bí mật giữa John F. Kennedy, Cố vấn Roger Hilsman, và Đại sứ Federick Nolting.
Chuyển biên phần phỏng vấn của Huntley và Brinkley với John F. Kennedy
Huntley: Thưa tổng thống, trước những khó khăn của chúng ta t.ai miền Nam Việt Nam, chính phủ của chúng ta đôi khi khoá mình vào một chính sách hay một thái độ và cảm thấy khó thay đổi hay ứng biến khi điều kiện đòi hỏi?
Kennedy: Tôi nghĩ thế. Nhưng mặt khác chuyện chúng ta đang cố gắng thực hiện ở Việt Nma cũng nhưng tại một số quốc gia khác cũng rất khó. Chúng ta đôi khi không đủ kiên nhẫn; những sự kiện này xảy ra được ghi lại trên màn hình TV, trên các trang nhất của báo chí… Chúng ta phải đối diện với một cuộc chiến đã kéo dài tại Nam Việt Nam, trong giai đoạn này đã 10 năm, và giai đoạn trước, chống lại quân Pháp, gần 10 năm và ngay cả khi quân Nhật còn ở đó. Như thế đã gần 25 năm “tranh đấu” tại Việt Nam. Chúng ta nghĩ rằng cần phải có chính sách để đưa đến thành công nhưng không muốn lập lại việc xảy ra ở Trung Quốc vì đó là sự kiện tai hại nhất xảy đến cho cho chúng ta, có lẽ, trong thế kỷ này – khi (Trung Quốc) rơi vào tay cộng sản. Vì thế tôi nghĩ những gì chúng ta đang cố gắng là hỗ trợ người Việt Nam trong cuộc đấu tranh này, khuyến khích chính phủ (tại đó) đi theo phương hướng để thắng lợi và giữ sự ủng hộ đó. Điều này cần thời gian. Tôi không nghĩ chúng ta quyết định tuần này là miền Nam Việt Nam đã mất. Chúng ta làm việc hết mình để ảnh hưởng hoàn cảnh ở đó để cuộc chiến đấu mà tôi nghĩ là đã tốt đẹp hơn hai năm trước. Ít nhất là trong mùa hè này chúng ta đã ở vị trí tốt đẹp hơn hai năm trước. Chúng ta đã hy vọng rằng mình đang đến cuối đường hầm rồi. Tôi nghĩ, như tôi đã nói, những sự kiện xảy ra trong hai tháng vừa qua đã không giúp cho cuộc đấu tranh, chúng ta mong tình hình thay đổi nhanh hơn để cuộc chiến (tiếp tục) được yểm trợ.
Huntley: Có thể nào chúng ta sẽ giảm viện trợ cho Nam Việt Nam không?
Kennedy: Chúng ta chỉ giảm (việt trợ) nếu chúng ta thấy điều đó – giảm viện trợ - giúp cho cuộc đấu tranh. Đến ngày hôm nay, chúng ta chưa có đánh giá như thế. Chúng ta chưa có quyết định giảm viện trợ cho Việt Nam
Huntley: Có phải chính phủ chúng ta đã chậm trễ trong việc nhìn rõ sự thật về chính phủ Diệm, tổng thống có nghĩ thế không?
Kennedy: Chính phủ Diệm đang ở đó. Họ đã ở đó cả mười năm rồi và theo chúng ta, ý kiến của giới quân sự ở mặt trận (tướng Harkins) cho rằng tình hình cuộc chiến đã tốt hơn trước. Chúng ta không muốn tấn công thẳng vào chính phủ Việt Nam. Chúng ta phải làm việc với chính phủ (đang) ở đó.
Nhưng sự kiện trong hai tháng vừa qua làm chúng ta quan tâm, nó không cho chúng ta an tâm là cuộc chiến đấu sẽ đi đến thành công tính đến tháng 5, tháng 6 (1963).
Hiện nay chúng ta đang cố gắng dùng ảnh hưởng của mình để đưa tình hình trở lại như trước.
Brinkley: Thưa tổng thống, ông có khi nào ngờ vực về thuyết domino hay không? Nếu Việt nam đổ thì toàn thể vùng Đông Nma Á sẽ vào tay cộng sản không lâu sau đó?
Kennedy: “Tôi tin như thế. Tôi tin là cuộc chiến rất gần, Trung Quốc quá lớn và đang đứng phủ đầu trong vùng biên giới; Nếu miền Nam Việt Nam sụp đổ không những Trung Quốc được vị trí địa dư thuận lợi để đánh du kích vào Mã Lai Á mà còn đưa đến ấn tượng về một Đông Nam Á dưới ảnh hưởng bao trùm của Trung Quốc, cộng sản. Vì thế tôi tin vào thuyết Domino.”
Brinkley: “Trong 48 giờ vừa qua có khá nhiều thông tin mâu thuẫn về động thái của CIA. Tổng thống có thể cho chúng tôi biết thêm gì không?”
Kennedy: “Không, tôi không nghĩ là tôi có thể nói thêm điều gì.”
Huntley: “CIA thường đẻ ra chính sách riêng cho cơ quan của họ là điều đang được tranh luận hiện nay.”
Kennedy: “Đó là những bản án thường được nói đến nhưng thật ra không phải thế. Ông (John) McCone, Giám đốc CIA, là thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia. Chúng tôi có những buổi họp trong những ngày gần đây về tình hình tại Việt Nam và ông McCone có mặt trong tất cả những phiên họp đó. Cơ quan CIA đã phối hợp công tác với Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao.”
Huntley: “Chúng ta không tham gia vào các cuộc đảo chánh và dựng chính phủ (tại các nước bạn) chứ?”
Kennedy: “Chúng ta muốn, đặc biệt muốn ảnh hưởng đến những hoạt động nhằm đem lại thành công. Việc này đã làm vài lần trong quá khứ. Tuy nhiên, chúng ta có lý do để được khích lệ về tình hình tối hậu tại Việt Nam. Nhưng những sự kiện trong tuần qua là nguyên nhân của sự quan tâm của chính phủ. Chúng ta cố gắng thay đổi hướng phát triển của tình hình tại Việt Nam, cách mình 100 dặm, trong góc độ Hoa Kỳ có thể làm được.”
Brinkley: “Mỹ đã bỏ khá nhiều danh dự, tiền bạc, v.v... đổ vào Việt Nam, tại sao chúng ta không thể gây được ảnh hưởng nhiều hơn chút nữa, thưa tổng thống?”
Kennedy: “Chúng ta có ảnh hưởng; chúng ta có ảnh hưởng chứ. Và chúng ta đang cố dùng những ảnh hưởng đó. Chúng ta cũNg không thể chờ đợi những quốc gia đó (Việt Nam) làm như chúng ta muốn. Họ có mục đích riêng, có cá thể riêng, có truyền thống riêng. Chúng ta không thể làm mọi người giống như mình được. Và nhiều người cũng không muốn làm như chúng ta. Hơn nữa chúng ta còn có yếu tố lịch sử, những cuộc chiến giữa lân bang. Thí dụ, Hoa Kỳ mong Ấn độ và Pakistan tìm được thoả hiệp ở Cashmir. Theo quan điểm của chúng ta thì đó là các tốt nhất để chống lại ảnh hưởng cộng sản trong vùng. Nhưng Ấn độ và Pakistan nghĩ khác; họ cho rằng chiến tranh giữn Ấn Độ và Pakistan quan trọng hơn là chiến tranh chống cộng sản. Chúng ta muốn Cambodia, Việt Nam và Thái Lan sống chung hoà bình nhưng tại đó đã có những khác biệt tự ngàn năm trước. Chúng ta không thể làm lại cả thế giới, nhưng với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và SEATO vùng Đông Nam Á và thực ra là cả Á châu đã đứng vững, độc lập với ảnh hưởng của cộng sản Trung Quốc. Nhưng hiện nay tôi lo ngại, ngưỡi Mỹ chúng ta không đủ kiên nhẫn và nói rằng họ không thích những gì đang xảy ra ở Đông Nam Á và họ không thích chính phủ Sài Gòn và rồi họ sẽ nói Hoa Kỳ nên rút lui. Hành động như thế là giúp cộng sản. Tôi nghĩ chúng ta nên ở lại. Chúng ta nên dùng ảnh hưởng của mình một cách hiệu quả nhất. Chúng ta sẽ không rút lui.”
Trích đoạn buổi họp bí mật của Kennedy sau “điện tín 243”
1963 - 118 lính Mỹ chết trận tại Việt Nam
Tháng 8, 1963 tổng thống Kennedy bắt đầu suy nghĩ sẽ phải làm gì tại Việt Nam. Kennedy rất quan tâm về tổng thống miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ là Ngô Đình Diệm và cố vấn chính trị (em của tổng thống Diệm) là ông Ngô Đình Nhu quá tham nhũng và độc tài có thể làm hỏng cố gắng của Mỹ trong cuộc chiến tại đây và có thể để miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản.
Đây là đoạn audio tổng thống Kennedy xếp đặt kế hoạch lật đổ tổng thống Diệm và cố vấn Nhu:
Kennedy: “It is not good enough reason to go ahead if we don’t think the prospect are good. I don’t think we are in that deep...
I don’t see any reason to go ahead unless we have a good chance of success.”
(“Nếu khả năng thành công không cao thì không lý do gì chúng ta khởi động. Tôi nghĩ chúng ta chưa lún sâu đến thế....
Tôi không thấy có lý do nào để hành động nếu chúng ta không có nhiều khả năng thành công.”)
Lý do tổng thống Kennedy quan tâm rất nhiều đến khả năng thành công trước khi đảo chánh vì mới hai năm trước đó chính ông đã tổ chức đổ bộ vào Vịnh Con heo (Bay of Pig) trong mưu toan lật đổ Fidel Castro. Thất bại tại Cuba là xấu hổ lớn của chính phủ Kennedy do đó ông muốn được trấn an là việc đảo chánh tổng thống Diệm phải có nhiều khả năng thành công trước khi đồng ý vào việc.
Tổng thống Kennedy cũng lo ngại cuộc đảo chánh có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của Mỹ, tổng thống Diệm và cố vấn Nhu có thể bị ám sát và ông (Kennedy) muốn được bảo đảm chuyện đó sẽ không xảy ra.
Kennedy: “What about Diêm - Diem and Nhu... exlie them, is that it? That’s what we favor, of course, but...” (“Còn Diệm, Diệm và Nhu... để họ lưu vong chứ? Đó là điều chúng ta lựa chọn, dĩ nhiên, nhưng...”)
Hilsman: “We know, we know no new information.” (“Chúng ta biết, chúng ta không biết thông tin gì mới cả.”)
Kennedy: “But I think it would be important that nothing happen to them if we, have any voice in it.” (“Nhưng tôi nghĩ điều quan trọng là không có việc gi xảy ra cho họ (hai ông Diệm và Nhu) nếu chúng ta có quyết định trong việc này.” )
Kennedy: “Is that your view Ambassador?” (Có phải đó là quan điểm của ông không, thưa Đại sứ?”)
Nolting: “With all humility again, Mr. President, my view is that there is no one that I know of , who has a reasonably good prospect of holding this fragmented, divided country together except Diem.” (“Với tất cả khiêm nhường, thưa tổng thống, tôi cho rằng không có ai trong những người tôi biết có thể có khả năng giữ được giềng mối của mản đất vỡ vụn, chia rẽ này trừ ông Diệm.”)
Lịch sử 46 năm trước ghi lại cuộc đảo chánh đã xảy ra, tổng thống Diệm bị bắt, đưa vào lòng xe bọc sắt cùng với em là ông cố vấn Ngô Đình Nhu và hai ông đã bị giết chết trong xe bằng dao và súng.
Theo nhận định của một số sử gia, tổng thống Kennedy đã hiểu rằng có khả năng tổng thống Diệm sẽ bị giết hại trong cuộc đảo chánh nhưng trong tài liệu, băng thu thanh mới đưa ra hôm nay không có bằng chứng nào cho thấy Kennedy chủ trương hay gây ra việc giết hại hai ông Diệm và Nhu.
Kennedy: “The fact of the matter is there are going to be – no ones like anybody to be killed, but I mean there’s just... we lost hundreds in Vietnam, so – But I know the Congress – everybody mad at this situation, but I don’t – they’ll.” (Sự thật là sẽ có người – chẳng ai muốn ai bị giết cả, nhưng tôi nghĩ người sẽ chết... chúng ta đã mất hàng trăm binh sĩ tại Việt Nam rồi đó – Nhưng tôi hiểu Quốc hội – mọi người sẽ nổi nóng nhưng tôi thì không, họ sẽ nóng hơn nữa nếm miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản.”
© DCVOnline
----------------------------------------
Công bố băng JFK về ý định đảo chính Diệm (BBC)
No comments:
Post a Comment