Friday, November 6, 2009

KỶ NIỆM 20 NĂM CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN SỤP ĐỔ (Phần XIII và XIV)

Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần XIV)
Leipzig 1989: Khi người dân Đông Đức đập tan bộ máy Stasi
Thanh Phương
Bài đăng ngày 06/11/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 06/11/2009 17:49 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/119/article_5605.asp
Một trong những nơi mà du khách thường đi tham quan tại Leipzig, đó là cuôc triển lãm về công an mật vụ Đông Đức cũ Stasi, tại viện bảo tàng Runde Ecke. Tòa nhà này là biểu tượng của sự đàn áp, người dân Đông Đức cũ sống triền miên trong sợ hãi và nghi kỵ. Tạp chí của Thanh Phương gởi về từ Leipzig

Đây chính là nơi mà cơ quan Stasi ở Leipzig đặt trụ sở từ thập niên 50. Chính tại nơi đây mà vào ngày thứ hai 4/12/ 1989, người dân Leipzig đã tràn vào, đập tan một trong những cột trụ của chế độ Cộng sản Đông Đức cũ. Tòa nhà này nay là nơi đặt chi nhánh tại Leipzig của Cơ quan Liên bang xử lý các hồ sơ của Stasi. Một uỷ ban có tên là Uỷ ban Công dân, ra đời năm 1989, từ các cuộc biểu tình mỗi thứ hai tại Leipzig, mở cuộc triển lãm thường trưc về Stasi.

Tại đây, ta có thể nhìn thấy tận mắt những công cụ mà cảnh sát mật vụ khét tiếng này đã dùng để dò xét, kiểm soát, khống chế, khủng bố tinh thần người dân Đông Đức. từ hệ thống nghe lén điện thoại, dụng cụ để mở thư từ và để dán lại thư từ đã bị bóc ra, cho đến micro ghi âm, giấy tờ giả, con dấu giả. Tại đây, người ta cũng dựng lại một phòng giam của trại tạm giam Stasi tại Leipzig trước đay.

Rất may là khi đến xem triển lãm này, tôi đi cùng với hai người Việt tại Leipzig, đó là bác sĩ Nguyễn Chí Chính và ông Phan Thanh Vân, bởi vì nếu không có hai người này giảng nghĩa dùm thì chẳng thể nào hiểu được các chú thích chỉ bằng tiếng Đức. Là người sống ở Tây Đức, bác sĩ Nguyễn Chí Chính đã sang sống ở Đông Đức khi bức tường Berlin sụp đổ.

Còn ông Phan Thanh Vân nguyên là phiên dịch cho công nhân Việt Nam lao động hợp tác và đã là một trong số hiếm hoi người Việt lúc ấy dám công khai tham gia biểu tình với người dân Đông Đức trong những tháng trước khi bức tường Berlin sụp đổ và ông coi như cũng là nạn nhân trưc tiếp của Stasi. Hai cái nhìn của hai nhà trí thức về những diễn biến 20 năm trước đây như thế nào, mời quý vị theo dõi cuộc trò chuyện sau đây.

Triển lãm về công an mật vụ Đông Đức cũ Stasi
06/11/2009
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/119/article_5605.asp

-----------------------------

Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần XIII)
Egon Krenz, tổng bí thư cuối cùng của Đông Đức vẫn còn biện minh cho chế độ
Bảo Thạch, Hoàng Nguyễn
Bài đăng ngày 06/11/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 06/11/2009 17:33 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/119/article_5606.asp
Theo thông tấn xã Hungary MTI, với việc mở biên biên giới Hungary – Áo cách đây 20 năm, Hungary đã "vi phạm các hiệp định song phương ký kết với Đông Đức". Egon Krenz, tổng bí thư cuối cùng của Đảng xã hội Thống nhất Đức (tức Đảng Cộng sản) đã nhấn mạnh như vậy khi trò chuyện với báo chí vào hạ tuần tháng 10 năm 2009

Thông tín viên Hoàng Nguyễn tường trình từ Budapest.
"Egon Krenz – người đồng thời còn giữ cương vị chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHDC Đức vào năm 1989 – đã buộc tội Ban lãnh đạo Hungary rằng không chỉ trong biến cố mở biên giới vào tháng 9-1989, và ngay việc dỡ bỏ Bức màn sắt vào mùa hè, phía Hungary đã hành xử trái ngược với những gì đã bàn bạc tại các cuộc đàm phán song phương, cũng như, đã vi phạm các thỏa thuận đã ký kết giữa hai quốc gia.
Đồng thời, ông nhắc lại một cáo buộc đã được lãnh đạo Đông Đức đưa ra từ 20 năm trưóc, theo đó, Hungary đã nhận tiền từ Tây Đức khi mở biên giới và cho người tị nạn Đông Đức sang Phương Tây. Theo Krenz, khoản tiền này đã được giới lãnh đạo Tây Đức và các lãnh tụ Hungary (thủ tướng Németh Miklós và ngoại trưởng Horn Gyula) thỏa thuận trong các cuộc hội đàm diễn ra ngày 25-8-1989 tại Bonn. (Điều này đã được phía Hungary và các nhân vật có liên quan của Tây Đức - thủ tướng Helmut Kohl và ngoại trưởng Hans-Dietrich Genscher - cực lực bác bỏ.)
Từng bị án tù giam 6 năm rưỡi sau khi nước Đức thống nhất vì chỉ thị xả súng vào những người muốn vượt biên giới phân cách hai nước Đức, cựu thủ lĩnh cộng sản Đông Đức khẳng định rằng ngay trong tháng 9-1989, Đông Đức còn đàm phán với Hungary, bản thân ông cũng có dịp gặp gỡ Horn Gyula.
“Phía Hungary đã có những thông báo đánh lừa chúng tôi” – Krenz cho hay, ám chỉ việc khi dỡ bỏ Bức màn sắt, Hungary chỉ nói rằng đây đơn thuần là việc hiện đại hóa các thiết bị kỹ thuật, và sẽ không ảnh hưởng gì đến Đông Đức.
Theo Krenz, trong việc đánh giá các sự kiện tại Hungary năm 1989, ông có bất đồng quan điểm với lãnh tụ Erich Honecker, người đứng đầu đảng và nhà nước Đông Đức cho đến thời điểm 18-10-1989. Trong khi Honecker cho rằng Hungary phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì những gì diễn ra, Krenz có cách nhìn nhận “chừng mực” hơn: theo ông, sở dĩ nhiều người rời đất nước ra đi như vậy vì chính sách đối nội của Đông Đức cũng “có vấn đề”.
“Chúng tôi đã ước đoán tình hình thời ấy một cách sai lầm”, Krenz tuyên bố, nhấn mạnh rằng nguyên nhân thực sự của việc dân Đông Đức chạy trốn khỏi quê hương không phải là do Hunghary cho phép họ sang Phưong Tây, mà đơn thuần vì họ đã quá ngán Đông Đức.
Krenz phủ nhận những nguồn tin cho rằng sau khi Hungary mở biên giới, Đông Đức đã yêu cầu Liên Xô và Khối Warsaw can thiệp. “Nếu Đông Đức đề xuất như vậy, tôi không biết họ có từ chối hay không?” - vị cựu tổng bí thư diễn đạt, ông cho hay ông có biết một số thành viên của Khối Warsaw sẵn sàng đồng ý can thiệp, nếu có đề nghị.
Egon Krenz cũng thừa nhận rằng vào tháng 11-1989, một số đơn vị thuộc quân Đông Đức đã được đặt trong tình trạng trực chiến ở mức độ rất cao, tuy nhiên, theo ông, lý do là vì cần giúp đỡ lực lượng biên phòng, khi ấy đã vô cùng quá tải. Krenz khẳng định: Đông Đức đã làm tất cả trong thời gian ấy đệ tránh bạo lực và nếu tất cả những điều này đã thành công thì đó là kết quả của “cách hành xử nhân đạo” của đất nước.
Trả lời các câu hỏi của giới ký giả, Egon Krenz nhấn mạnh: đến giờ phút cuối cùng, ông vẫn tin rằng có thể cải tổ được CNXH và Đông Đức. “Thất bại của CHDC Đức cũng đồng thời là thất bại của tôi”, Krenz thú nhận, và giải thích rằng do muốn cứu vãn nhà nước Đông Đức nên vào ngày 9-11, Ban lãnh đạo nước này mới ra quyết định nới lỏng các quy chế xuất cảnh, nhưng điều này lại dẫn đến sự sụp đổ của bức tường Berlin. Krenz cũng phủ nhận rằng khi đó, nền kinh tế Đông Đức đang ở ranh giới của vực thẳm: ông cho rằng CHDC Đức chỉ có những “khó khăn về kinh tế” mà thôi.
Egon Krenz cũng thú nhận rằng lính biên phòng Đông Đức đã bắn chết nhiều người vượt biên tại bức tường Berlin, nhưng ông cho rằng ông không ở trong trạng thái có thể ngặn chặn được điều này. Theo lời của Krenz, ngay trong thời gian Đông Đức còn tồn tại, ông luôn có quan điểm rằng mỗi một người tử nạn ở biên giới cũng đã là nhiều.
“Những sẽ là dối trá nếu tôi khẳng định rằng, tôi lấy làm tiếc tất cả những gì đã diễn ra tại CHDC Đức”, Krenz tuyên bố trong cuộc trò chuyện với báo chí quốc tế. Ông còn cho rằng không chỉ Đông Đức, mà Tây Đức cũng phải chịu trách nhiệm về việc bức tường khét tiếng đã được dựng lên vào năm 1961".

Thông tín viên Hoàng Nguyễn, Budapest
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/119/article_5606.asp

---------------------------------


20 NĂM CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN SỤP ĐỔ
Sau khi thống nhất, nước Đức có chính sách đối ngoại tự tin và độc lập hơn
Vật lưu niệm từ thời kỳ cộng sản Hungary
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần XIV). Leipzig 1989: Khi người dân Đông Đức đập tan bộ máy Stasi
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần XIII). Egon Krenz, tổng bí thư cuối cùng của Đông Đức vẫn còn biện minh cho chế độ
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần XII). Người Việt ở Đức hồi tưởng về sự kiện bức tường Berlin sụp đổ
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần XI). Sau khi thống nhất, nước Đức có chính sách đối ngoại tự tin và độc lập hơn
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần X). Gorbatchev tuyên bố : ‘‘Bức tường Berlin sụp đổ’’ là điều đã được dự báo
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần IX). Mùa hè 1989 : Đông Đức bừng tỉnh
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần VIII). Mồng 2/5/1989 : Bức màn sắt bắt đầu bị dỡ bỏ tại biên giới Áo-Hung
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (phần VII) - Günter Schabowski, ủy viên bộ chính trị đảng Cộng sản Đông Đức : "Bức Tường Berlin sụp đổ là một tất yếu lịch sử"
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần VI) : Sự bù đắp của lịch sử Tiệp Khắc thông qua một vụ xét xử mang tính tiền lệ
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần V) : Thủ lĩnh Cộng sản cuối cùng của Đông Đức viết nhật ký trong tù
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần IV). Ngòi bút nhỏ máu của Svetlana Alexievitch (3) : Lời nguyện cầu cho Tchernobyl ( La Supplication )
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần IV). Ngòi bút nhỏ máu của Svetlana Alexievitch (2) : "Những quan tài kẽm"
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần IV). Ngòi bút nhỏ máu của Svetlana Alexievitch (1) : "Những kẻ bị mê hoặc vào cõi chết"
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần III). "Liên Xô, với Gorbachev, không còn can thiệp vào các nước Đông Âu''
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần III). Gorbachev, những truân chuyên trong nội trị
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần II) - Hungari, xã hội thay đổi trước chính quyền
Kỷ niệm 20 năm chủ nghĩa cộng sản sụp đổ (Phần I) Hội nghị bàn tròn tại Ba Lan sẽ đưa đối lập lên nắm quyền





No comments:

Post a Comment