Campuchia và những bài học về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Kami, X-Cafe
05.11.2009
http://www.x-cafevn.org/node/2343
Thời gian gần đây tin tức Campuchia được nhắc tới nhiều trong mục tin thế giới của tất cả các hãng truyền thông quốc tế về quan hệ của Camphuchia với các nước Thái Lan và Việt Nam xung quanh vấn đề đường biên giới chung giữa Campuchia và các nước láng giềng. Đó là thái độ cứng rắn, kiên quyết không nhân nhượng của các lãnh tụ Chính phủ hay phe đối lập Campuchia về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia họ, không hiểu vô tình hay hữu ý mà hai sự kiện về quan hệ ngoại giáo giữa Campuchia với Việt nam và Thái lan lại liên tiếp nổ ra cùng một thời điểm những ngày cuối tháng 10/2009.
Với Thái lan, quan hệ giữa Thái Lan và Campuchia đang ở mức rất xấu, đặc biệt là việc vừa qua Campuchia mời cựu Thủ tướng Thái Lan Thakshin người đang sống lưu vong ở nước ngoài vì bị chính quyền Thái Lan truy nã về tội tham nhũng, làm cố vấn kinh tế cho chính phủ Campuchia. Hành động đó theo đánh giá của các nhà phân tích và bình luận quốc tế cho rằng thực ra đó là một hành động mang tính hệ quả của việc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực tranh chấp khoảng 400m2 khu đền Predvihia còn gây nhiều tranh cãi. Thủ tướng Campuchia Hunxen bất kỳ có cơ hội lên tiếng ở trong nước hay ngoài nước đều lớn tiến cảnh cáo chính phủ Thái Lan sẽ chịu một hậu quả nghiêm trọng nếu vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ đối với Campuchia.
Xamdec Hunxen cảnh cáo Thái Lan trong một cuộc diễn thuyết tại tỉnh Kampot
http://www.x-cafevn.org/forum/files/imagehosting/37874af2f945287b5.jpg
Với Việt nam, cách đây khoảng 10 ngày, ngày 25/10/2009 tại Chùa Ang Romdenh Huyện Chantrea Tỉnh Svay Rieng cách biên giới Việt Nam -Campuchia khoảng 200-300 m ông Samrainnsy Chủ tịch đảng Samrainsy và là lãnh tụ đối lập trong Quốc hội Campuchia đã có một hành động gây chấn động dư luận Campuchia và các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là đối với quốc gia láng giềng Việt Nam vốn là hai nước từ xưa cùng trong phe cộng sản vốn có mối quan hệ đặc biệt nhiều năm trước.
Đó là hành động nhổ cọc đánh dấu đường biên giới giữa hai nước Việt Nam-Campuchia tại địa điểm Huyện Chantrea, Tỉnh Svay Rieng mà theo ông Samrainsy cho rằng Việt nam đã lấn sâu vào đất Campuchia sâu thêm khoảng 200m so với đường biên giới chính thức hai bên đã thỏa thuận.
Ông Samrainsy cùng cộng sự đang nhổ cọc đánh dấu trên tuyến biên giới VN-CPC (Ảnh website samrainsyparty.org/)
http://www.x-cafevn.org/forum/files/imagehosting/37874af2f94576056.jpg
Trả lời phỏng vấn của các phóng viên báo chí trong và ngoài nước ông Samrainsy cho biết: Ngày 25/10/2009 ông ta về lễ tại Chùa Ang Romdenh ở Tỉnh Svay Rieng, được cử tri tại Huyện Chantrea là ông Prom Chea 43 tuổi nông dân ở làng Krocaban cho biết rằng Tổ cắm cột mốc liên hiệp giữa Việt nam-Campuchia (Việt Nam 10 người Campuchia 1 người) đã cắm cột mốc đánh dấu đường biên giới giữa thửa ruộng khoảng 2 hecta của gia đình họ đã trồng lúa từ nhiều đời nay.
Ông Samrainsy cho biết, với tư cách một đại biểu của nhân dân Campuchia và là công dân Campuchia ông thấy đó là một sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Campuchia buộc ông phải có hành động kịp thời, ngay từ Chùa Ang Ramdenh ông cùng một số người đã tới khu vực cắm mốc cách đó 300m nhổ một số cọc mốc đánh dấu. Việc làm của ông nhằm đánh động dư luận trong nước và quốc tế về chủ quyền lãnh thổ của Campuchia, ông muốn chính phủ Việt Nam và chính quyền Campuchia kiện ông theo Luật pháp Campuchia và Luật pháp quốc tế. Ông Samrainsy nói rằng việc làm của ông có thể bị truy tố về tội phá hoại tài sản công nhưng ông vẫn buộc phải ra tay, vì là cái cớ để ông có điều kiện kiện ra Tòa án quốc tế và dư luận thế giới về việc vi phạm chủ quyền lãnh thổ theo Hiệp định Paris về lập lại hòa bình ở Campuchia tháng 10 năm 1991 có 18 quốc gia tham gia, để giúp đỡ Campuchia bảo về chủ quyền lãnh thổ của mình.
Ông Samrainsy trả lời phỏng vấn báo chí
http://www.x-cafevn.org/forum/files/imagehosting/37874af2f94580103.jpg
Tin còn cho biết thêm đến hôm nay ngày 5/10/2009 Chính phủ Campuchia và Thủ tướng Xamdec Huxen vẫn chưa có ý kiến gì về việc làm này của lãnh tụ phe đối lập, việc này cho thấy giữa chính phủ của ông Thủ tướng Xamdec Hunxen và phe đối lập của ông Samrainsy tuy luôn có bất đồng về nhiều mặt, nhưng vì quyền lợi về chủ quyền của quốc gia họ đã biết đặt quyền lợi của tổ quốc họ lên trên tất cả. Họ đã bảo vệ lẫn nhau trước những hành động sai trái của các nước láng giềng và đó chính là biện pháp duy nhất đúng để bảo vệ sự ủng hộ của cư tri người Campuchia.
Ở đây không nói tới hành động của ông ĐBQH và lãnh tụ phe đối lập của Quốc hội Campuchia Somrangsi là đúng hay sai, vì chính quyền Việt Nam đã có bà Nguyễn Phương Nga người phát ngôn của Bộ Ngoại giao đã lên tiếng chính thức phản đối ngày 30/10/2009. Mà muốn nói đến ý thức của những người lãnh đạo, những đại biểu của nhân dân Campuchia của Campuchia.
Mặc dù biết rằng Campuchia là một nước nhỏ khoảng 10 triệu dân, so với Thái lan và Việt Nam, nhưng họ những người lãnh đạo đất nước, những đại biểu của nhân dân Campuchia làm cho chúng ta cảm phục họ về ý thức với nhiệm vụ được nhân dân giao phó, ngoài lòng yêu nước, tinh thần dân tộc họ còn dũng cảm bất chấp các trở ngại và khó khăn có thể đến với cá nhân họ. Để có được những hành động dũng cảm đó chắc chắn đòi hỏi những chính trị gia, những Đại biểu của nhân dân trước hết phải có tấm lòng yêu nước, ý thức dân tộc và quan trọng hơn nữa là phải biết đặt quyền lợi của quốc gia, của nhân dân những người bầu ra họ để làm việc lên trên quyền lợi của cá nhân mình.
Nó khác hẳn với cách hành xử và thái độ đối với chủ quyền lãnh thổ lãnh hải của các nhà lãnh đạo và các đại biểu quốc hội của Việt Nam trước sự xâm lấn hàng trăm km2 trên bộ và hàng ngàn km2 trên biển Đông trong đó có toàn bộ quần đảo Hoàng sa và một phần quần đảo Trường sa của Việt Nam của nhà cầm quyền Trung quốc. Bọn họ còn ông nọ trông ông kia, ông kia chờ chỉ thị Bộ Chính trị vì "khó nói lắm", họ sẵn sàng im thin thít hoặc có phản ứng thì lại mở cái "băng cassete" cũ rích nhưng cũng nhỏ nhẹ và hết sức chậm trễ. Ngược lại chính quyền sẵn sàng bỏ tù hoặc bịt miệng những người dân thể hiện lòng yêu tổ quốc và khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Giá mà mấy ông lãnh đạo đất nước Chùa tháp Hunxen hoặc Samrainsy có thời gian rỗi rãi, theo tôi chúng ta nên xin phép đưa mấy ông lãnh đạo và mấy ông nghị gật nước ta mang giấy bút sang học hỏi họ cách làm việc và học hỏi họ thêm về cách thức tiến hành trong việc bảo toàn chủ quyền lãnh thổ quốc gia khi bị các nước lớn có hành động xâm lấn. Nếu họ không rỗi thì có lẽ Việt Nam phải mời mấy ông đàn em cũ Campuchia sang làm cố vấn bầy đường chỉ lối cho chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng và đảng CSVN trong việc bảo về chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Thế mới biết có đa nguyên, đa đảng, có sự cạnh tranh trong chính trường như Campuchia hữu ích thật, ở đó mọi chính trị gia phải hết lòng mình cho đất nước họ để lấy lòng cử tri của họ. Đó là cách dọn đường lấy lòng cử tri hiệu quả nhất để bước vào Quốc hội trong nhiệm kỳ sắp tới, chứ không như ở Việt Nam các đại biểu quốc hội đi ra từ cái "đảng cử-dân bầu", bầu chiếu lệ cho vui nên họ chả chịu trách nhiệm gì với cử tri, họ chỉ có trách nhiệm và lấy lòng với người cử họ ra là đảng CSVN, theo họ "ý đảng lòng dân" là như vậy.
Thiết nghĩ đây là những lý do và cũng là những bài học cho các nhà lãnh đạo Việt Nam trong việc xử sự với các quốc gia láng giềng về việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Nếu chúng ta có chính nghĩa và có sức mạnh đồng thuận của toàn dân và dư luận quốc tế ủng hộ thì chẳng có kẻ thù nào đáng sợ cho dù chúng đông và mạnh đến mấy.
Campuchia là một minh chứng cụ thể, từ một đất nước độc đảng, từng là "đàn em" của Việt Nam từ 1979-1990, có những lúc tưởng chừng bị Việt Nam thôn tính toàn bộ trong chương trình "Liên bang Đông dương", nhưng nhờ có dân chủ hóa, đa nguyên đa đảng đất nước họ đã lớn mạnh không ngừng, thoát ra khỏi sự lệ thuộc của Việt Nam và từng bước khẳng định vị thế của họ trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Bao giờ Việt Nam chúng ta mới đuổi kịp Campuchia về mặt này?
-------------------------
Ðảng Sam Rainsy tố cáo VN vi phạm hiệp định biên giới (VOA)
No comments:
Post a Comment