Monday, October 19, 2009

THÔNG CÁO BÁO CHÍ về THỈNH NGUYỆN THƯ GALANG


Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam :
Thông Cáo Báo Chí về Thỉnh Nguyện Thư Galang
http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=1628:1628&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58

THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Kính thưa quý đồng hương, những tin tức gần đây từ trong và ngoài Việt Nam cho biết nhà cầm quyền Hà Nội một mặt dâng bán lãnh thổ, một mặt mở cửa cho Tàu Cộng ào ạt vào nước vừa phân phối hàng hóa độc hại giết dần mòn các thế hệ tương lai, vừa chiếm lấy công ăn việc làm của người dân, một mặt đàn áp tất cả các phong trào yêu nước, tự do, dân chủ khắc nghiệt hơn thời nô lệ Tàu và thời đô hộ của Pháp, mặt khác qua hình thức Visa nhập cảnh kiểm soát và ngăn cản người Việt hải ngoại về nước (nhưng mở cửa cho Tàu phù), xem người Việt hải ngoại là kẻ thù, người Việt hải ngoại trở thành người ngoại quốc trên tổ quốc của chính mình. Nhà cầm quyền CSVN không chăm lo phúc lợi của người dân trong nước, nhưng đầu tư rất lớn tiền bạc để đánh phá cộng đồng người Việt hải ngoại, kể cả những nơi xa xôi hẻo lánh như hoang đảo Bidong, Galang. Năm 2005 bia tưởng niệm thuyền nhân đã được dựng lên một ở trại tỵ nạn Bidong (Malaysia) và một ở trại tỵ nạn Galang vào cuối tháng 3. Hai nơi này là di tích trại tỵ nạn cũ. Thế nhưng chỉ hai tháng sau, nhà cầm quyền Hà Nội đã áp lực chính phủ Indonesia và chính phủ Malaysia triệt hạ hai bia tưởng niệm này lại vu khống rằng nội dung bia tưởng niệm làm phương hại đến uy tín của chính phủ Hà Nội và sự bang giao của hai quốc gia. Hành động vô nhân đạo, vô lương tâm này đã bị cộng đồng người Việt hải ngoại lên án gắt gao. Sự việc sau đấy tạm lắng đọng, tưởng rằng Hà Nội đã ăn năn hối cải và sửa sai. Thế nhưng, 4 năm sau, song song với chiến dịch tuyên truyền hợp tác và về nước làm ăn, kêu gọi sự đóng góp từ thiện hải ngoại cho Việt Nam, kêu gọi người Việt hải ngoại khép lại quá khứ xoá bỏ hận thù, vào tháng 7 – 2009 trong hai số báo liên tiếp, uất ức vì bị Hà Nội can thiệp vào nội bộ nước mình, tờ Jakarta Post đã loan tin Hà Nội lại áp lực Indonesia đóng cửa vĩnh viễn di tích tỵ nạn tại Galang, đây là di tích tỵ nạn duy nhất còn sót lại trong vùng Đông Nam Á. Bài báo cũng tiết lộ rằng từ năm 2005 Hà Nội đã liên tiếp áp lực Indonesia không được quảng bá di tích này trên thế giới, điều đó đã làm thiệt hại rất lớn đến thu nhập của nền du lịch tại quận hạt Batam nơi có đảo Galang.

Trước áp lực mới này cộng đồng người Việt hải ngoại không thể khoanh tay đứng nhìn Hà Nội ngày càng gia tăng áp lực phá hoại, một lần nữa chúng ta bắt buộc phải lên tiếng phản đối và tố cáo Hà Nội trước dư luận quốc tế. Một Uỷ ban bao gồm Đại diện BCH Liên Hiệp Người Việt Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc cùng với tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân đã cùng phối hợp hành động, kháng thư và Thỉnh nguyện thư đã được soạn thảo và gửi đến những nơi cần thiết. Ngày 13-8-2009, Thỉnh nguyện thư đã được gửi đăng trên mạng lưới toàn cầu để đồng hương mọi nơi có thể ký tên ủng hộ. Trong vòng 55 ngày đã có gần 2000 chữ ký. Danh sách ủng hộ viên đã được đăng vào tập Thỉnh Nguyện Thư. Ngày 13-10-2009 phái đoàn người Việt hải ngoại do Văn Khố Thuyền Nhân tổ chức, với sự tham dự của Chủ tịch BCH CĐNV Tự do Liên bang Úc châu, phái đoàn đã chính thức đệ trình Thỉnh Nguyện Thư đến Cơ quan Phát triển Kỹ nghệ tại Batam (BIDA), đơn vị hành chánh cao nhất tại vùng Batam, nơi có di tích trại tỵ nạn Galang. Ngày 14-10, Thỉnh Nguyện Thư cũng đã được đệ trình cho Giám đốc Sở Du Lịch tỉnh Riau. Nhân chuyến đi, Ông Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc châu cũng đã chính thức ký tặng ngân phiếu 5.000 Úc kim, số tiền quyên góp trong một tuần lễ trước khi rời Úc, và trao tận tay đại diện Thống đốc tỉnh Riau phụ trách công tác cứu trợ, để giúp đỡ trợ nạn nhân động đất tại Padang, Indonesia.

Được biết chiến dịch vận động cứu trợ nạn nhân động đất tại Indonesia và các chiến dịch vận động nhân đạo rộng lớn khác sẽ được phát động trong thời gian sắp tới trong tinh thần đền ơn đáp nghĩa. Đồng thời, một Uỷ ban Bảo vệ Di tích cũng sẽ được thành lập để nghiên cứu những biện pháp nhằm phục hồi và bảo vệ di tích tỵ nạn trong khu vực Đông Nam Á một cách hữu hiệu và toàn diện hơn.


Melbourne ngày 18 tháng 10 năm 2009
TM. BAN GIÁM ĐỐC VKTNVN
TRẦN ĐÔNG

email:
dongthtran@yahoo.com.au
web:
www.vktnvn.com
Ph: +61 403 578 467

Thông Cáo Báo Chí (
pdf)

Thỉnh Nguyện Thư

------------------------

Một số hình ảnh trong chuyến đi Galang vừa qua (tháng 10 năm 2009)

Cầu Rembang
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_01.JPG
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_04.JPG
Bida
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_02.JPG
Cứu trợ
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_08.JPG
Sở Du lịch
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_17.JPG
Biển Galang
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_03.JPG
Chùa Nam Tông
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_05.JPG
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_06.JPG
Chùa Quan Âm
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_07.JPG
Chùa Kim Quang
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_10.JPG
Tượng Mẹ bồng con
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_11.JPG
Miếu 3 Cô
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_12.JPG
Nghĩa trang
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_13.JPG
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_14.JPG
Nhà thờ
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_15.JPG
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_16.JPG
Con Thuyền đến được Bến Bờ Tự Do
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_18.JPG
Cầu tàu
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_09.JPG
Cầu tàu VTK
http://www.lyhuong.org/web/data/shcd/VKTNVN/Galang_2009_19.JPG



No comments:

Post a Comment