Tuesday, October 6, 2009

ÔNG TỐ HỮU


ÔNG TỐ HỮU
BS Hồ Hải ‘s blog
Chủ nhật, ngày 04 tháng mười năm 2009
http://bshohai.blogspot.com/2009/10/ong-to-huu.html
Hôm qua, người ta làm khánh thành nhà lưu niệm ông Tố Hữu tại tư gia của ông. Người đã có công rất lớn trong việc định hướng tư tưởng và văn hóa nước nhà. Những việc ông làm không chỉ có thơ. Việc lớn nhất ông làm cho tổ quốc và dân tộc Việt là ông đã đưa được việc định hướng tư tưởng các thế hệ Việt Nam ở miền Bắc sau 1954 và cả nước sau 1975 là: tất cả mọi lĩnh vực ngành nghề trong cuộc sống phải có chính trị và tính chiến đấu phục vụ cho công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước mà không dược phép xao lãng một phút giây.

Việc ông làm lớn như Maxim Gorki bên Nga, và có thể còn lớn hơn khi hôm nay trong tất cả các trang sách học trò, báo chí và các phương tiện truyền thông khác đều vẫn còn tăm tắp vâng theo. Quả là một con
người vượt tầm thời đại, đáng kính nễ và đáng để được suy tôn cả hai ngĩa đúng và sai, vì cho tới hôm nay ảnh hưởng tư tưởng của ông không phải không còn ở hầu hết các lĩnh vực.Xét về mặt giải phóng và thống nhất đất nước, ông Tố Hữu đã có công rất lớn, không ai chối cãi được. Trong đó công lớn nhất đến nay vẫn còn tranh cãi là ông dẹp được Phong trào nhân văn giai phẩm. Và định hướng trong giáo dục phải đưa chính trị vào mà nó còn ảnh hưởng cho đến hôm nay.Xét về mặt ảnh hưởng của ông cho những khủng hỏang kinh tế thời ông làm phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng (mà ngày nay tương đương chức phó thủ tướng thường trực) thì cũng không nhỏ hơn. Nhưng chính nhờ ông đóng góp phần lớn vào việc khủng hỏang kinh tế đất nước cuối thập niên 1980 với chính sách "Giá-Lương-Tiền" mà đảng Cộng sản Việt Nam đã biết cỡi trói ra khỏi kinh tế bao cấp và áp dụng kinh tế thị trường của miền Nam do Việt Nam Cộng hòa để lại. Nên đất nước có cơm ăn một chút ngày hôm nay. Nếu không có ông thì không thể thấy cái thành công cỡi trói của ông Võ Văn Kiệt. Suy cho cùng ông cũng có chút công để "Cùng tắt biến" như trong kinh dịch mà người ta vẫn thường hay nói.Xét về mặt tư tưởng, nếu nước nhà không có ông thì sẽ khó lòng có bao thế hệ đổ máu vì sự nghiệp độc lập dân tộc.Ngòai ra, khi người ta quan niệm giáo dục là cung cấp cho các thế hệ bằng một tư duy độc lập, sự trung thực và một kiến thức tổng quát để chọn một hướng đi đúng cho từng đối tượng cụ thể, thì ông làm ngược lại. Nếu không có ông thì giáo dục nước nhà không có khủng hỏang như ngày nay, vì khi các thế hệ lãnh đạo kế tiếp ông có đủ trí và có đủ tầm thì sẽ thay đổi định hướng tư tưởng và văn hóa của ông thì đâu đến nỗi giáo dục xấu đi như vậy? Suy cho cùng thế hệ sau ông chưa có ai bằng ông. Nếu họ bằng ông thì họ đã thay đổi tư duy giáo dục của ông cho đúng thời hòa bình, chứ không giữ nguyên xi phiên bản mà ông Tố Hữu đã copy và paste về Việt Nam của ông Stalin mà bài bản đó đã được Mao cụ thể hóa cho các nước đi theo Cộng sản của châu Á noi theo. Ít ra thì họ cũng không làm được cái công việc copy và past mà là copy và past cái đúng với thời đại của họ, như ông đã làm.Trên bình diện quốc gia ông đáng để được làm nhà lưu niệm cho các thế hệ sau nhìn ông mà học cái hay lẫn cái dỡ để còn lo cho nước, cho dân. Đáng lắm thay. Riêng tôi, tôi nhớ đến ông là tôi nhớ đến những vần thơ rất bình dân, nhưng rất bác học của ông. Trong đó bài tôi nhớ nhất là bài: "Đời đời nhớ ông" khi ông Tố Hữu làm để ca ngợi ông Stalin vào tháng 3 năm 1953 trong tập thơ Việt Bắc. Trong bài thơ này 2 câu thơ mà tôi thán phục ông nhất khi ông đạt đến đỉnh cao thời đại khi ca ngợi 1 con người:"Yêu biết mấy, nghe con tập nóiTiếng đầu lòng con gọi Stalin!". Nhớ ông Tố Hữu rất, lắm, quá.
Được đăng bởi BS Hồ Hải vào lúc
19:57

------------------------------------


Tố Hữu
Xuân Bình’s Blog
05/10/2009
http://xuanbinhfreelance.wordpress.com/2009/10/05/t%E1%BB%91-h%E1%BB%AFu/
Nhà lưu niệm Tố Hữu vừa khánh thành hôm qua tại HN. Không hiểu trung tâm dữ liệu này có trưngbày bài “Ý nghĩa một cuộc đấu tranh trong văn nghệ” của Tố Hữu đăng trên Học Tập, số tháng 4/1958 không nhờ.
Trong trận chiến tư tưởng chống “Nhân văn-Giai phẩm” đối tượng nhắm bắn của Tố Hữu là: Thụy An, Nguyễn hữu Đang, Trần thiếu Bảo, Trương Tửu, Trần đức Thảo, Phan Khôi, Trần Duy, Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Đặng đình Hưng, Hoàng Cầm, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc, Văn Cao, Nguyễn văn Tý, Phùng Quán, Hoàng tích Linh, Trần Công, Trần Thịnh, Phan Vũ, Hoàng Huế, Huy Phương, Vĩnh Mai, Như Mai tức Châm văn Biếm, Hữu Thung, Nguyễn khắc Dực, Hoàng tố Nguyên, Hoàng Yến, Thanh Bình, Yến Lan, Nguyễn thành Long, Trần lê Văn, Lê đại Thanh v.v…
Những thành tích đó đã góp phần đưa Tố Hữu trở thành “một nhà thơ, nhà văn hóa lớn, tiêu biểu nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20, một lãnh đạo chủ chốt, khai sáng và có nhiều tác phẩm đỉnh cao trong phong trào thơ các cách mạng Việt Nam hiện đại” như báo chí nhất loạt đưa tin trong ngày hôm qua.
“phân biệt rõ ràng những con người và những con quỷ, những hoa thơm và những cỏ độc trong văn nghệ… muốn là “kỹ sư tâm hồn” xã hội chủ nghĩa, không thể nào không tự cải tạo bản thân văn nghệ sĩ thành những tâm hồn xã hội chủ nghĩa thật sự….Càng không thể để lén lút vào trong hàng ngũ văn nghệ, những con rắn độc thù địch phun nọc giết người.”… tiêu chuẩn chính trị để phân rõ ranh giới: ai là thù, ai là bạn. Không thể mập mờ”…mỗi văn nghệ sĩ và mỗi cán bộ văn hóa “duyệt lại” những tư tưởng, tình cảm của mình, những sáng tác và công tác trong ba năm qua.. Thông qua cuộc đấu tranh lần này mà lột trần bộ mặt gian ác của những phần tử phản cách mạng, chống chế độ, chống nhân dân, phá hoại sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Phải lôi chúng ra ánh sáng, xé toạc mặt nạ của chúng mà ném xuống đất.”…như Phan-Khôi một đời đã năm lần phản bội Tổ quốc, kẻ đã từng phục mạ “người An-nam là chó, và đã là chó thì phải ăn cứt” để “thuyết phục” người khác đầu hàng địch, mà vẫn dương dương tự cho mình là “học giả tiết tháo”, và được kẻ đồng bọn phong cho là “anh hùng của ba trăm nô lệ”… Chúng là những con buôn “mác-xít”, “cách mạng” đầu lưỡi như Trương-Tửu, Trần-Đức-Thảo mà thực chất là những tên tơ-rôt-skit vô tổ quốc …những kẻ đầu cơ cách mạng, như Nguyễn-Hữu-Đang … Trên thực tế, rõ ràng chúng đã làm như những tay sai của địch thực hành kế hoạch phá hoại của Mỹ-Diệm ở miền Bắc là “chống cộng trong lòng cộng”… Cuối năm 1956, nói đến báo Nhân văn và các tập Giai phẩm, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ: “Đó là những hạt giống xấu gieo trên miếng đất của những tư tưởng sai lầm”.
Với ngôn ngữ như súng như đạn, như dao như kiếm thế này thì đương nhiên
Tố Hữu phải là “một lãnh đạo chủ chốt, nhà thơ hiện thực XHCN tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20, người có nhiều tác phẩm đỉnh cao trong phong trào thơ cách mạng Việt Nam hiện đại” nhờ….

---------------------

Tố Hữu (blog Nhà báo tự do Xuân Bình).
ÔNG TỐ HỮU (blog BS Hồ Hải).
Khánh thành Nhà lưu niệm Nhà thơ Tố Hữu (TTXVN).


Đọc thêm bài cũ :


Nói với con về Tổ Quốc
Từ blog của nhà báo tự do Xuân Bình
12 Tháng 12 2007 - Cập nhật 10h03 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2007/12/071211_dad_son_protest.shtml


No comments:

Post a Comment