Sunday, October 4, 2009
HỒI ỨC về CUỘC CÁCH MẠNG VĂN HOÁ ĐẪM MÁU
Sáu thập niên của Trung Cộng:
Hồi ức về cách mạng đẫm máu
Joshua Philipp
Thứ sáu, 02 Tháng 10 2009 09:25
http://vietdaikynguyen.com/v2/opinion/390-sau-thp-nien-ca-trung-cng-hi-c-v-cach-mng-m-mau
Một cựu Hồng vệ binh hồi tưởng lại những năm đầu khi ĐCSTQ nắm quyền tại Trung Quốc
Hai người phụ nữ Trung Quốc đi ngang qua một bức tranh Hồng vệ binh trong thời Cách mạng Văn hóa tại một cuộc triển lãm nghệ thuật ở Thượng Hải vào ngày 17-04-2008. (Mark Ralston/AFP/Getty Images)
http://vietdaikynguyen.com/v2/plugins/content/imagesresizecache/b75bcc9d95e68ac60e52fab7bc702ac6.jpeg
Một trận đấu súng giữa hai nhóm sinh viên vừa kết thúc, và Susan Liu, người vẫn đang trong tuổi thiếu niên, được rủ đi bởi một người bạn để xem kết cục. Thi thể được chất đống trong giảng đường là một ví dụ, khi họ đặt xuống những chiếc chậu lớn chứa đầy chất bảo quản.
Sau khi xem cảnh này, nhóm của bà Liu tụ tập lại để bàn bạc về cách trả đũa. “Trong những cuộc thảo luận này, tôi run lên vì sợ hãi,” bà nói. “Tất cả đều là bàn bạc cách giết người.”
Giờ đây, dù đã 59 tuổi và đang sống tại New York, bà Liu vẫn hồi tưởng lại những năm tháng từng phục vụ cho chế độ Trung Quốc. Mặc dù bà đã chuyển sang Hoa Kỳ từ năm 1988 và thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 2004; bà từng là một Hồng vệ binh – công cụ được sử dụng bởi ĐCSTQ trong các cuộc cách mạng bạo lực của nó.
“Các nhóm sinh viên có thể lấy súng và bắn lẫn nhau. Có thi thể ở khắp nơi,” bà Liu nói thông qua một thông dịch viên người Hoa. “Họ có thể lấy xác chết và đặt chúng trên quảng trường thành phố để mọi người đều có thể thấy.”
“Điều này có thể làm gia tăng hận thù. Người dân muốn trả thù và sẽ có thêm các cuộc giết chóc,” bà Liu nói. “Mỗi thành phố lớn đều trong tình trạng tắm máu như vậy.”
Sinh viên giết hại sinh viên, địa chủ bị săn lùng như là ‘cánh hữu’, và tín đồ tôn giáo bị đánh đập nơi công cộng vì ‘truyền bá mê tín’. Đó là những năm 60 tại Trung Quốc, trong cao trào của cuộc Cách mạng Văn hóa – một trong nhiều cuộc vận động chính trị khi ĐCSTQ vẫn đang thiết lập sự thống trị.
Phong trào này được khởi xướng bởi Mao Trạch Đông nhằm hủy diệt văn hóa truyền thống và thiết lập một văn hóa mới – chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa vô thần. Trong 10 năm của cuộc vận động, hơn 7 triệu người đã bị sát hại.
“Nếu bạn càng đánh mạnh hay đấu tranh mạnh với những người đồng chí của bạn, nó càng thể hiện rằng bạn trung thành với Đảng,” bà Liu nói. “Nó được phán xét theo cách đó.”
Những ngày đầu
Kể từ khi cuộc cách mạng cộng sản tại Trung Quốc bắt đầu vào năm 1949, các thế hệ trẻ thường được sử dụng để bức hại các thế hệ già hơn. Sách giáo khoa và tuyên truyền cộng sản đã được sử dụng như một công cụ truyền bá.
“Rất nhiều lần, những đứa trẻ đánh đập cha mẹ chúng nếu chúng tin rằng cha mẹ chúng là phản cách mạng,” bà Liu nói. “Đây là mức độ của sự tẩy não.”
“Gia đình tôi có truyền thống chống Đảng,” bà nói.
Bà của bà, một địa chủ giàu có, đã bị đánh tới chết vào những năm đầu ĐCSTQ nắm quyền. Những lời đồn đại được lan rộng rằng mẹ của bà kế thừa tiền của, vì vậy bà và gia đình bà đã phải rời thành phố quê hương và phải đối tên. Cha của bà bị dán nhãn là ‘cánh hữu’ chỉ vì biết đọc và biết viết và cũng phải tha hương.
“Nếu bạn không đồng ý với cảm giác lịch sử của họ, họ sẽ phá hủy gia đình bạn và làm bạn khốn đốn,” bà Liu nói.
Bộ máy tuyên truyền
Trong những năm làm Hồng vệ binh và đi theo cuộc Cách mạng Văn hóa, bà Liu đã được thăng chức lên nhiều vị trí khác nhau trong Tỉnh ủy. Sau này bà trở thành người điều hành một trong những ban tuyên truyền của chế độ tại tỉnh Thiểm Tây.
“Sự cai trị của họ là bằng tẩy não quy mô lớn và kiểm soát truyền thông,” lời bà Liu. “Tuyên truyền sẽ làm bối rối các khái niệm ‘yêu Đảng’ và ‘yêu nước’, để trộn lẫn chủ nghĩa ái quốc với yêu ĐCSTQ.”
“Các ban tuyên truyền đều phục vụ cho Đảng”, bà nói. Khi một công việc được phân công, họ sẽ tìm kiếm tài liệu và chọn ra những điểm ca ngợi ĐCSTQ. Nếu họ làm tốt, họ sẽ được thăng chức. Nếu họ nói những điều tiêu cực về chế độ, họ sẽ có thể phải vào tù.
“Lúc đó tôi biết rằng tất cả là giả dối và vô nghĩa, nhưng không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu bạn không làm tốt công việc, bạn có thể bị đuổi, do vậy mọi người đua nhau nói dối,” bà nói. “Nếu bạn nói dối tốt, bạn có thể trở nên giàu có.”
“Nó giống như một giấc mơ – làm sao tôi có thể sống qua được những ngày tháng đó”, bà nói. “Thật đáng sợ khi người dân hiện nay vẫn còn tin vào những gì ĐCSTQ nói, họ vẫn tiếp tục nói dối.”
Cập nhật lần cuối
01-10-2009
Đọc bản gốc tiếng Anh tại đây.
No comments:
Post a Comment