Sunday, October 18, 2009
HẮT HỦI NHÂN TÀI
Hắt hủi nhân tài
Trần Đình Hoành
http://phanbien.com/2009/10/16/h%e1%ba%aft-h%e1%bb%a7i-nhan-tai/
Đây, vấn đề chính là đây. Vòi tiền dưới gầm bàn là vấn đề chính. Sự phức tạp của guồng máy hành chánh thực ra không phải là vấn đề. Khi người ta nói đến guồng máy hành chánh nhiêu khê, có nghĩa là người ta hoặc là lớ ngớ mới từ cung trăng đến hoặc là cố tình bẻ lái vấn đề chính sang cái không phải là vấn đề. Các vấn đề hành chính chẳng có gì là phức tạp. Nếu thực sự muốn giản dị hóa guồng máy hành chánh, một viên chức nhà nước chỉ xong cấp ba với năm bảy năm kinh nghiệm là có thể giản dị hóa thủ tục hành chánh đáng kể. Không cần cả phải một tá chuyên gia nước ngoài với vài tá PhDs (và những ngân sách khổng lồ mượn từ Ngân Hàng Thế Giới và các định chế tài chánh quốc tế) mới giản dị hóa hành chánh được.
Nhưng, khi người ta muốn nhận tiền đưới gầm bàn, đương nhiên người ta phải làm cho guồng máy trở thành nhiêu khê, vì chỉ như thế mới có người bằng lòng chi “tiền bôi dầu mở” dưới gầm bàn.
Tin liên quan:
Hắt hủi nhân tài
Chào các bạn,
Nhân tài đáp ứng chính sách “thu hút nhân tài” của nhà nước (tỉnh Nghệ An trong bài báo dưới đây), chỉ để bị nhà nước hắt hủi. Vấn đề này có 2 lý do khác nhau, nhưng cả 2 lại có thể bắt nguồn từ một.
1. Lý do thứ nhất là tham nhũng, như anh Trần Văn Hằng, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nói: “Một số người đi xin việc phải mất không dưới 100 triệu đồng.” (Cảm ơn anh Hằng đã rất thẳng thắn).
Tham nhũng phá hỏng mọi chính sách. Điều này thì quá hiển nhiên. Khỏi phải lý luận dài dòng.
2. Lý do thứ hai là hệ quả đương nhiên của kinh tế: Nhà nước không thể mang nhân tài vào làm việc khi không có chỗ trống hay ngân quỹ để chọn nhân tài. Muốn là một chuyện, thực tế kinh tế cho phép hay không lại là một chuyện khác. Nhà nước không nên hứa lung tung nếu không biết chắc là mình có thể giữ lời hứa. Cầm tiền trong tay, cầm danh sách ước tính các chỗ trống trong tay, rồi thì hãy hứa. Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy. Hứa mà không làm được thì người ta có thể bảo là dối trá.
Thật ra, để hấp thụ nhân tài vào địa phương nhà nước không nên chỉ chú tâm vào chính guồng máy nhà nước, vì guồng máy đó không có nhiều chỗ trống. Chú tâm chính phải là phát triển kinh tế địa phương–làm thế nào để (1) các công ty, nhất là công ty tư nhân, mọc ra càng nhiều càng tốt, và (2) đầu tư từ các nguồn ở bên ngoài–ở tỉnh khác hay nước khác–tuồn vào tỉnh mình càng nhiều càng tốt.
Khi các công ty đầu tư mở hãng xưởng trong tỉnh nhiều, đương nhiên là nhân tài các nơi sẽ tụ về tỉnh.
Như vậy có nghĩa là, phát triển kinh tế tỉnh là mục tiêu then chốt để tỉnh thu hút nhiều tài lực và nhân lực.
Vậy thì tỉnh phải (1) áp dụng những phương pháp thu hút đầu tư mà chúng ta đã nghe thấy thường xuyên: Giản dị hóa guồng máy hành chánh (giấy tờ chỉ qua một cửa, thời gian nhanh chóng, v.v…), miễn thuế địa phương trong thời gian đầu, v.v…
Và, (2) đừng vòi tiền dưới gầm bàn.
Đây, vấn đề chính là đây. Vòi tiền dưới gầm bàn là vấn đề chính. Sự phức tạp của guồng máy hành chánh thực ra không phải là vấn đề. Khi người ta nói đến guồng máy hành chánh nhiêu khê, có nghĩa là người ta hoặc là lớ ngớ mới từ cung trăng đến hoặc là cố tình bẻ lái vấn đề chính sang cái không phải là vấn đề.
Các vấn đề hành chính chẳng có gì là phức tạp. Nếu thực sự muốn giản dị hóa guồng máy hành chánh, một viên chức nhà nước chỉ xong cấp ba với năm bảy năm kinh nghiệm là có thể giản dị hóa thủ tục hành chánh đáng kể. Không cần cả phải một tá chuyên gia nước ngoài với vài tá PhDs (và những ngân sách khổng lồ mượn từ Ngân Hàng Thế Giới và các định chế tài chánh quốc tế) mới giản dị hóa hành chánh được.
Nhưng, khi người ta muốn nhận tiền đưới gầm bàn, đương nhiên người ta phải làm cho guồng máy trở thành nhiêu khê, vì chỉ như thế mới có người bằng lòng chi “tiền bôi dầu mở” dưới gầm bàn.
Thế nghĩa là tham nhũng là vấn đề chính trong việc thu hút tài lực và nhân lực vào tỉnh. Và tham nhũng đương nhiên là vấn đề cực lớn, vì nếu một em sinh viên nghèo mới ra trường phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng để có được việc làm, thì một công ty với một túi tiền bên hông nhất định là phải chi lớn hơn thế cả trăm cả nghìn lần.
Thế thì chính sách nào có thể sống được?
Tham nhũng không chỉ làm tăng tổn phí đầu tư cho giới thương mãi và tăng bất công xã hội cho đất nước, nó còn chận đứng đầu tư đáng kể, vì đưa hối lộ có thể mang người ta vào tù, như các lãnh đạo công ty Nhật liên hệ đến vụ án Nguyễn Văn Sĩ. Các công ty có thể bằng lòng trả chi phí cao một tí, nhưng không mấy ai muốn đi tù chỉ để mở một dự án làm ăn.
Vòng tới vòng lui, câu hỏi chính vẫn là làm sao để trừ tham nhũng. Đây là căn bệnh trầm kha của dân tộc, đang lở lói thành nhũng mụn ghẻ từ đầu xuống đến hai bàn chân. Dễ dầu gì mà giải quyết.
Trong thời gian các bạn suy nghĩ câu trả lời cho quốc nạn tham nhũng, mời các bạn đọc bài Tạo sự công khai, minh bạch để toàn xã hội giám sát.
Chúc các bạn một ngày sạch sẽ.
Mến,
Trần Đình Hoành
blog Phản Biện
---------------------------
tuổi trẻ
Hắt hủi nhân tài
Thứ Sáu, 16/10/2009, 05:45 (GMT+7)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=342621&ChannelID=7
TT – Tỉnh Nghệ An đang ban hành chính sách thu hút nhân tài. Một sinh viên, đảng viên trẻ vừa tốt nghiệp loại giỏi Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội theo tiếng gọi đó háo hức trở về quê nhà xin việc đã bị hắt hủi, không nơi nào nhận.
Bạn Phan Thị Cảnh không còn vui tươi như ngày mới ra trường với tấm bằng loại giỏi – Ảnh: Vũ Toàn
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=368633
Tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi của bạn Phan Thị Cảnh
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=368669
Kể lại đoạn trường đi xin việc và bị hắt hủi, nơi này đá qua, nơi kia đá lại cùng rất nhiều lời hứa hẹn nửa vời, cô cử nhân kinh tế Phan Thị Cảnh không cầm được nước mắt. Cảnh nói: “Tôi ra trường loại giỏi, mẹ tôi vui mừng lắm. Nhưng mẹ tôi ở quê cứ tưởng tôi đang có việc làm tốt ở thành phố Vinh chứ đâu biết tôi vẫn đang còn chạy vạy xin việc…”.
Người giỏi bị từ chối?
Cuối năm 2008, Phan Thị Cảnh, 23 tuổi – sinh viên khoa thương mại, ngành quản trị kinh doanh, Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, ra trường. Đang loay hoay nghĩ hướng xin việc thì Cảnh nhận được tin tỉnh Nghệ An có chính sách thu hút nhân tài, trong đó có ghi “sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy, loại giỏi, tình nguyện và cam kết về công tác tại Nghệ An từ ba năm trở lên”.
Thông tin này làm Cảnh rất vui sướng. Tốt nghiệp loại giỏi, lại là dân Nghệ An, Cảnh nghĩ chắc có một chỗ cho mình. Cảnh cũng nghĩ đến viễn cảnh sẽ đỡ đần được cho bố mẹ khi có việc làm vì “bố hết đi làm nhân công nhà máy bia đến nông trường cà phê trong Bình Dương; mẹ hằng ngày đạp xe đi chợ bán cá cách nhà 14km kiếm tiền nuôi ba em còn nhỏ”.
Tháng 1-2009, Cảnh từ quê ở xã Quỳnh Phương (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) mang hồ sơ đến nộp tại Sở Nội vụ Nghệ An, xin vào làm việc ở Sở Thông tin – truyền thông. Ông Đậu Đình Dương, cán bộ phòng công chức – viên chức, nhận hồ sơ nói: “Cháu tốt nghiệp loại giỏi, lại là đảng viên thì rất tốt. Cứ yên tâm”.
Cuối tháng 1-2009, Cảnh hồi hộp khi có điện thoại từ Sở Nội vụ gọi. Nhưng họ chỉ thông báo: “Cô xin về Sở Thông tin – truyền thông sợ không phát triển được đâu. Sở Nội vụ sẽ giới thiệu sang Trung tâm Xúc tiến đầu tư (TTXTĐT) thuộc Sở Kế hoạch – đầu tư nhé”.
Tháng 2, theo hướng dẫn của Sở Nội vụ, Cảnh lại nộp hồ sơ cho ông Thắng – trưởng phòng hành chính tổng hợp TTXTĐT tỉnh. Sau đó Cảnh gặp trực tiếp ông Hoàng Nhật An – giám đốc trung tâm. Ông An hứa: “Sở Nội vụ giới thiệu sang thì bên này đồng ý tiếp nhận. Có gì tôi sẽ báo sau”. Cảnh vui mừng khôn xiết.
Sang tháng 3, Cảnh lại đến TTXTĐT hỏi kết quả thì nhận được thông báo phải thi công chức, nhưng khi xem kỹ thông báo thì cuộc thi công chức đã diễn ra trước đó ba ngày rồi. Cảnh sững người quay về Sở Nội vụ. Ở đây người ta cho biết những trường hợp thuộc diện thu hút nhân tài không phải thi công chức.
Nước mắt tủi thân
Đầu tháng 5, ông Nguyễn Trọng Hùng – trưởng phòng cán bộ công chức, Sở Nội vụ – cho Cảnh biết UBND tỉnh đã đồng ý bổ sung một chỉ tiêu thuộc diện thu hút nhân tài về TTXTĐT. Ông Hùng lại giới thiệu Cảnh sang trung tâm làm thủ tục tiếp nhận. Nhưng tại đây ông An khất: “Cơ quan vừa luân chuyển một đợt cán bộ, người phụ trách nhân sự chuẩn bị đi công tác ở Trung Quốc. Hẹn nhanh nhất vào giữa hoặc cuối tháng 6-2009”.
Đúng ngày 15-6, từ quê Cảnh điện hỏi ông An. Lần này ông An thay đổi ý kiến: “Đã gửi công văn sang Sở Nội vụ rồi. Khi nào bên Sở Nội vụ bổ sung biên chế thì bên này mới nhận được. Không có biên chế lấy gì trả lương”. Cuối tháng 6 rồi đầu tháng 7, Cảnh vào gặp ông Quýnh, phó văn phòng Sở Kế hoạch – đầu tư, hỏi. Ông Quýnh bảo: “Cứ về đi, ít ngày nữa bác trình giám đốc sở. Có quyết định của giám đốc sở mới nhận được chứ”.
Kể đến đây Cảnh ứa nước mắt bởi “mình như quả bóng bị đá qua đá lại mãi, vừa tủi vừa nhục. Hôm nghe Sở Nội vụ nói tỉnh đã bổ sung một chỉ tiêu thì mừng lắm nên đã lỡ báo với cha mẹ là con được đi làm. Bây giờ cả nhà đều tưởng tôi đang đi làm, nào ngờ vẫn long đong”.
------------------------------
Không thể chấp nhận
Trong cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An và Sở Thông tin – truyền thông tổ chức ngày 12-10, các nhà báo đã phản ảnh với ông Trần Văn Hằng – ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy Nghệ An – về chính sách thu hút nhân tài của tỉnh không hiệu quả và trường hợp sinh viên Phan Thị Cảnh. Ông Hằng thẳng thắn: “Đang công tác ở Hà Nội tôi đọc một số báo cáo của tỉnh phản ánh tình trạng Nghệ An thiếu vắng nhân tài. Nay về lại nghe dư luận một số người đi xin việc phải mất không dưới 100 triệu đồng. Không thể chấp nhận có việc như thế”.
Ông Hằng cũng cho rằng khoản trợ cấp 40 triệu đồng đối với giáo sư, 30 triệu đồng đối với phó giáo sư, tiến sĩ, 20 triệu đồng với thạc sĩ và 15 triệu đồng với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi (chính sách thu hút nhân tài của tỉnh Nghệ An ban hành năm 2007) là chưa thỏa đáng, cần bàn lại để tăng thêm.
VŨ TOÀN – TUỆ MINH
No comments:
Post a Comment