Sunday, October 18, 2009
BÁT NHÃ : ĐIỂM và DIỆN của CỘNG SẢN VIỆT NAM
Bát Nhã: Điểm và diện của CSVN
Hồng Lĩnh
Đăng ngày 18-10-2009
http://danchimviet.com/articles/1586/1/Bat-Nha-im-va-din-ca-CSVN/Page1.html
CSVN áp dụng chiến lược của Lénine:“Đảng phải thông qua tôn giáo để khống chế quần chúng”
Chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây phương, Lénine biết rõ tôn giáo luôn chống vô thần. Một chống đối với niềm tin sắt đá vào sự phù hộ của một đứng tối cao. Ngoài ra tôn giáo là động lực nối kết và đoàn ngũ hóa. Các yếu tố ấy là một lực cản đối với bất cứ một thể chế độc đảng độc tài, nhất là đối với CSVN. Để có thể cai trị, thể chế CSVN cần phân hóa xã hội Việt Nam ra thành một tập hợp nguyên tử, không còn khả năng hợp quần để đấu tranh hay phản kháng. Vì chỗ nào có bất công, chồ ấy có đấu tranh theo ngôn từ ngay của Marx. Nhưng đấu tranh luôn cần hợp quần và khi hợp quần không có, các đấu tranh sẽ tự tan rã hay bị đánh tan hoang bằng vũ lực và mưu mô.
Cho nên tôn giáo phải được xem là một dòng nước chảy. Chận ngang một dòng nước chảy không thể được. Vì có hiện tượng "tức nước vỡ bờ". Nên phải dẫn nó đi hướng khác và ra khỏi tầm sát hại cho đảng CSVN. Và ai có nhiệm vụ dẫn nó đi, nếu không phải là thành phần lãnh đạo của tôn giáo ấy? Cho nên CSVN dùng sách luợc của Lénine: Thuần thục hóa thành phần lãnh đạo tôn giáo theo đường hướng của đảng CSVN. Từ đó các tín đồ sẽ bị gián tiếp khống chế qua các bàn tay thuần thục kia. Thiền sư Thích Nhật Hạnh tuơng kế tựu kế đề tạo một hướng tiến và vụ Bát nhã ra đời.
Chiến Mã Thành Troie Của Thiền Sư Thích Nhật Hạnh: Trường Phái “Tiếp Hiện, An Trú Trong Hiện Tại”
"Đạo Phật dấn thân của thế kỷ 21". “Tiếp Hiện, An Trú Trong Hiện Tại” là một sinh khí mới cho PG đối với cuộc sống. Vì có nhu cầu cần hiện đại hóa triết lý nhà Phật để hòa nhập với cuộc sống hôm nay. Nên các tăng thân Làng Mai đã xây dựng trường phái này. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đánh giá, qua dòng "Tiếp Hiện", một số vấn đề của xã hội hiện đại qua khai hỏa khẩu hiệu :"Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương". Hiểu và thương là hai căn bản của trường thuyềt nầy lấy ra từ thiên chúa giáo tây phương. "Nuôi dưỡng thương yêu và hiểu biết để chuyển hoá bạo lực trong gia đình, học đường và xã hội", nó cũng chính là "lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương". CSVN hôm nay là một bạo lực trong xã hội Việt Nam, nên Thiền sư Thích Nhật Hạnh muốn dùng trường thuyết ấy như một con ngựa thành Troie.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là tác giả của khoảng 200 tác phẩm: Nghiên cứu, dịch thuật, truyện, các bản văn về pháp thoại, pháp đàm, thuyết pháp. Các tác phẩm có tình cách đặc biệt "Việt Nam Phật giáo sử lược" "An lạc trong từng bước chân", "Đường xưa mây trắng", "Ám mây ngủ", "Phép lạ của sự tỉnh thức","Thả một bè lau...".
Không đặt vấn đề đi sâu, trên phương diện lý thuyết, vào "Trường Thuyết" nầy hay vấn đề "cá nhân"của Thiền sư Nhất Hạnh, tôi chỉ nêu một số thành công có tính cách lôi cuốn quần chúng,thật rõ ràng trên bình diện quốc tế. Thật thế, trong vật lộn với cuộc sống bon chen đầy hệ lụy của kinh tế thị trường. Trường phái nầy được nhiều người phương Tây thích. Vì lý do Phật giáo muốn từ bỏ bảo thủ, hết đặt tất cà cố gắng vào tìm kiếm hạnh phúc "niết bàn". Trái lại cũng nhắm vào cuộc đời hiện tại và các bức xúc trong cuộc sống. Phong trào "đạo Phật dấn thân" nay xuất hiện ở nhiều nước phương Tây, với hàng ngàn tăng thân, mà gốc rễ của nó là từ VN, với dòng tu mới lấy tên là "Tiếp hiện" hay "An trú trong hiện tại".
Sự thành công nầy được tác giả Henri Tincq hết bút mực ca tụng qua bài bình luận trên báo Le Monde (30/07/2001), dưới tựa đề "Thich Nhat Hanh, l'Eveillé du village des Pruniers". Tạm dịch: "Thích Nhật Hạnh, kẻ linh hoạt của làng cây mận".
Tại đây có tới 250 cây mận do Làng Mai trồng, ông nầy phát biểu: "Tại vùng Bordeaux, các môn đệ của Thấy tới từ Âu-Châu và Mỹ để nghe thuyết giảng". Lúc tiềng chuông đầu nỗi lên, lúc tiềng chiêng đầu báo hiệu, người ta có lẽ nói nói đó là một làng máy tự động theo nhịp của sư cô Chân Không thờ vào và thớ ra. 800 trăm người gồm Mỹ, Đức, Hòa Lan, Thúy-Sĩ, Pháp, mùa đông cho chí mùa hè, phật tử, Thiên Chúa giáo hay ngoại đạo làm đầy các cấm phòng của Thiền sư (zen)Thích Nhật Hạnh.
Các sự kiện vừa kể đã tạo ra một tình huống như sau: Thiền sư Nhất Hạnh đã có một phương thức để lôi cuốn và tập hợp. Sự tập hợp nầy sẽ tạo ra một số đồ đệ trước tiên tại người Tây phương, sau tới quốc nội. Các đồ đệ sẽ ủng hộ Thiền sư. Và Thiền sư, trong tư thế của một qúa khứ nặng mùi của tư thế MTGPMN trong cuộc chiến vừa qua, đã dùng hai yều tồ "Lôi Cuốn và Tập Hợp" như một con ngựa của thành Troie đề đi vào thành trì CSVN. Để làm gì?
Tình hình PG tại quốc nội từ 1981 tới nay
Theo bài phỏng vấn HT Thích Quảng Độ ngày (11/02/2007) do Ỷ Lan, thông tín viên đài RFA thực hiện. Thời tình hình có thể xem như tóm tắt sau đây của Ỳ Lan: "Hiện nay tại Việt Nam, có hai giáo hội Phật Giáo hoạt động song song, một được nhà nước thành lập và công nhận là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do hoà thượng Thích Thanh Tứ làm trị sự trưởng, và hai là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đựơc nhà nước công nhận do đại lão hoà thượng Thích Huyền Quang là đệ tứ tăng thống và hoà thượng Thích Quảng Độ làm viện trưởng Viện Hoá Đạo".
CSVN có mục tiêu khóa sổ GHPGVNTN!
CSVN đặt vấn đề thống nhất của hai Giáo Hội. Và HT TQĐ đã nói lên vấn nạn như sau: "Chúng tôi nói rằng nếu bây giờ chúng tôi nhận văn thư chính thức mời GHPGVNTN, chúng tôi sẽ họp, trong đó có tất cả các vị họp lại với nhau để bàn thảo vấn đề này và cử những ai đi đại biểu cho Viện Hóa Đạo, chính thức đại biểu ra đại hội đó để dự, thì lúc đó chúng tôi sẽ phát biểu ý kiến thống nhất như thế nào, phải xem thống nhất bằng cách nào, theo thể thức nào, cơ chế như thế nào, sau khi thống nhất rồi thì những giáo hội mình còn giữ được một phần nào nội bộ để làm việc trong nội bộ hay không? Hay là thống nhất xong rồi thì xóa sạch, không còn cái gì nữa. Chính quyền tưởng như thế là xong việc rồi. Thành lập năm 1981 là mọi việc đâu vào đó rồi. Nhưng không ngờ bây giờ Giáo Hội phục hoạt được như thế này. Bây giờ họ kẹt, họ kẹt thì họ tìm đủ mọi cách xóa bỏ mà chưa được. Họ kẹt cho nên họ tìm đủ mọi cách để xóa bỏ GHPGVNTN mà chưa được".
Đâu là điểm của "Con Beo" CSVN và "Con Cáo" Thiền sư Thích Nhật Hạnh?
Tác giả Lữ Giang phát biểu: "Trong ván bài xì phé “Làng Mai Bát Nhã”, nhà cầm quyền CSVN và Thiền Sư Nhất Hạnh mỗi người nhìn về một hướng. Nhà cầm quyền muốn mượn bàn tay Thiền Sư Nhất Hạnh để xóa sổ GHPGVNTN, còn Thiền Sư Nhất Hạnh muốn mượn bàn tay nhà cầm quyền để phát triển “Pháp Môn Làng Mai” như một vết dầu loang, chiếm dần “thị trường Phật Giáo” ở trong nước. Về điểm của CSVN, có một sự trùng hợp giữa Lữ Giang và HT TQĐ: “CSVN chủ trương tiêu diệt HGPGVHTN”. Ngoài ra CSVN, vào lúc muốn TT Bush cho vào WTO với PNTR và bỏ CPC, muốn dùng các màn “khiêu vũ” của Thiền Sư Thích Nhật Hạnh để tỏ bộ mặt có tự do tôn giáo tại Việt Nam. Như thực ra mục tiêu muôn năm là đặt PG Việt Nam vào khuôn khổ của cái gọi là một bộ phận của Mặt Trận Tổ Quốc phục vụ đàng CSVN.
Hãy xem bức thư của Thiền Sư Thích Nhật Hạnh gửi chủ tịch VN Nguyễn Minh Triết để thêm chứng cớ về điểm của Thầy: Bản thỉnh cầu đã được Thầy Làng Mai đích thân trao cho ngài Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết trong dịp phái đoàn Làng Mai được thừa tiếp tại Phủ Chủ Tịch ngày 05.05.2007.
1. Xin chính phủ ra lệnh lập một đài tưởng niệm Thuyền nhân thiệt mạng trên biển cả tại Vũng Tàu.
2. Xin cho các thân nhân của những người được chôn trong các nghĩa trang quân đội VNCH cũ được dễ dàng viếng thăm, cúng lễ và bốc mộ.
3. Xin chính phủ yểm trợ việc xây dựng tháp kỷ niệm Bồ tát Thích Quảng Đức tại TP HCM.
4. Xin cho những người gốc Việt cư trú ở nước ngoài được về nước thăm viếng, làm việc, đầu tư, giảng dạy, hoằng pháp mà không cần Visa.
5. Xin bắt đầu cho phép một số những người gốc Việt cư trú ở nước ngoài được có song tịch (quốc tịch đôi) để họ có dịp bày tỏ niềm trung hành của họ với tổ quốc và quê hương.
6. Xin đừng xem các thầy và các sư cô gốc Việt về nước để yểm trợ Phật giáo là những giáo sĩ ngoại quốc và xin cấp phát dễ dàng cho các vị ấy loại Visa làm việc tôn giáo nhiều lần trong 5 năm một cách dễ dàng mau chóng. Xin chính phủ cho phép các vị ấy chia sẻ sự tu học của mình đến mọi tầng lớp nhân dân trong cũng như ngoài các cơ sở của giáo hội cũng như tại các cơ sở công cộng khác của đất nước mà không có sự phân biệt kỳ thị.
7. Xin có một chính sách đặc biệt đối với Phật giáo, bởi vì đạo Phật đã là nền móng dựng nước và giữ nước trong gần hai ngàn năm, và là yếu tố chính của nền văn hóa Việt Nam.
8. Để Phật giáo theo kịp đà hội nhập vào đời sống mới, chấm dứt tình trạng ủng trệ hiện nay và đóng góp tích cực phần mình vào công trình văn minh hóa nếp sống gia đình, cộng đồng và xã hội, xin cho phép Phật tử Việt Nam tự do thành lập nhiều hội đoàn Phật giáo với những nét đặc thù của mình. Những hội đoàn này chỉ cần đăng ký hợp pháp là có thể hoạt động được ngay như ở bất cứ một nước văn minh nào trên thế giới. Phật tử Việt Nam có quyền chọn lựa một hoặc nhiều hội đoàn thích hợp để có cơ hội đóng góp công phu và tài năng của mình. Những hội đoàn này có qũy.
Theo các điều 3. Và 7. của thỉnh nguyện thư, điểm của Thiền sư Thích Nhật Hạnh không những chiếm dần “thị trường Phật Giáo” ở trong nước mà còn xin CSVN cho PG một chổ ưu tiên trong tư thế chống các tôn giáo khác, nhất là Thiên Chúa Giáo, theo tiêu chuẩn của HT Thích Trí Quang vào những thập niên 60-70!.
Các diện của "Con Beo" CSVN và "Con Cáo" Thiền sư Thích Nhật Hạnh?
Ngoài các nét mang tính cách gọi là điểm kể trên, tất cả cà hành động và lới nói mà ai cũng thấy, trong mấy năm qua, của con beo hay con cáo tạo một tập hợp gọi là diện. Các diện có mục đích tung hỏa mù của sự hợp tác cho một canh bạc. Trong đó CSVN, qua PG quốc doanh, đã gài được Thiền sư Thích Nhật Hạnh vào một cái bẩy hay một tình trạng của một con tin. Lệ thuộc vào Thượng Tọa Đức Nghi.
Tại sao CSVN chấm dứt qúa sớm canh bạc đang giở dang?
Cái điểm của CSVN có phần tồi đa và tổi thiểu. Tối thiểu có thời gian tính. Thời gian tình là thời gian để vào WTO, được hưởng quy chế PNTR và ra khỏi CPC. Tối đa gồm cái tồi thiểu ấy và tạo PG thành bộ phận của Mặt Trận Tổ Quốc theo quan điểm của Lénine.
Nhưng CSVN phải trả một giá cho ván bài nầy: Cho phép Lang Mai về Bát Nhã. Sự hiện diện của Làng Mai là một hiện diện có chủ ý. Một hiện diện mà hiệu qủa là cướp quần chúng của đảng CSVN. Mục tiêu của CSVN và mục tiêu của Làng Mai có hai tốc độ thực hiện là lẽ đuơng nhiên.
Nhưng CSVN hy vọng tốc độ: đảng khống chế quần chúng qua tôn giáo sẽ rất lớn và tốc độ kia sẽ rất chậm. Sự chậm trẻ nầy kéo theo tan hàng hay vô hiệu lực của: Tiếp Hiện, An Trú Trong Hiện Tại trên quần chúng.
Nhưng sự hiện diện ấy chưa có ảnh hưởng đối với GHPGVNTN, trái lại đã lấy một phần lực luợng hay làm mờ hình ảnh của GHPG quốc doanh. Và trên tiến trình trường kỳ. Một đe dọa đối với CSVN tăng trưởng theo tỷ lệ thuận với thời gian. Nên CSVN phải ra tay sớm cho Làng Mai Việt Nam ...."đi Tây".
Chiến thuật tiêu diệt Làng Mai tại Bát Nhã
Trong phương thức hành động. CSVN khai tiển chiến thuật đầu gấu "Quần Chúng Tự Phát" giống như tại Thái Hà, Tam Tòa và Lý Loan. Bát Nhã là một địa bàn hẻo lãnh và có thêm cọng hưởng của thời tiết mưa gió và vào đêm. Nhắm mục tiêu đã thương tối đa. Một tính toán của cả một bộ chỉ huy nơi nào đó. Trong lúc thế giới đang tập trung chú ý vào chữa lủa cho suy thoái kinh tế.
Trên phương diện truyền thông và ngoại giao. Vì có sự hiện diện của Thầy Đức Nghi. Nên CSVN chối đay đảy và cho đó là vấn đề nội bộ của PG và quần chúng nội bộ tự phát. Muôn thuở vừa ăn cắp vừa là làng.
Ba bài học lấy từ biến cố Bát Nhã:
1.- Bài học về thỏa hiệp và đi đêm với CSVN:
"Bài học Bát Nhã ngày hôm nay không chỉ dành cho Sư ông Nhất Hạnh mà còn cho bất cứ cá nhân hay tập thể nào còn muốn thỏa hiệp hay đi đêm với Chính quyền CS Việt Nam". (Tuệ Quang).
2.- Bài học nhờ tài trợ của CSVN:
"Một bài học cho những ai đang mưu toan tìm kiếm tài trợ của Tòa Đại Sứ, Bộ Thông Tin và Tuyên Truyền, và Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương Đảng, để cơ quan truyền thông của họ có thể “sống còn” ở hải ngoại". (Lữ Giang).
3.- Hiện trạng các tôn giáo không nên chiến đấu riêng rẽ. Bát nhã, vì tư thế đặc biệt của Thầy Thích Nhật Hạnh, nên có vẻ lẻ loi tại quốc nội.
© Đàn Chim Việt Online
---------------------------------
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một người sống tại Thụy Sĩ, không nhất thiết là quan điểm của Ban Biên Tập Đàn Chim Việt.
No comments:
Post a Comment