Saturday, September 5, 2009
SỰ IM LẶNG Ô NHỤC của BÁO CHÍ VIỆT NAM
Sự im lặng ô nhục
Lê Duy Nhân - Viết riêng cho Người Việt
Friday, September 04, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=100764&z=2
Sau loạt bắt giam các nhà hoạt động dân chủ, chính quyền CSVN tung chiến dịch đàn áp các “blogger” trong nước, nhằm hạn chế không gian ảo tại Việt Nam.
Việt Nam không có bất cứ một tổ chức truyền thông tư nhân nào ngoại trừ Internet. Mặc dầu chính quyền áp dụng trăm phương ngàn kế để chặn đứng các luồng thông tin trên không gian ảo nhưng số người truy cập thông tin trên Internet mỗi ngày một đông đảo khiến chính quyền càng gia tăng đàn áp. Việt Nam được xếp vào danh sách 12 nước “kẻ thù của Internet.”
Trong những ngày gần đây hầu hết các blog đều tập trung mũi nhọn vào hai vấn đề nổi cộm trong tâm tư người Việt trong và ngoài nước: Trung Quốc khai thác bauxite và cưỡng chiếm biển-đảo của ta. Vì lo sợ “tình hữu nghị 16 chữ vàng” và quan hệ “4 tốt” với người “thầy phương Bắc” vĩ đại bị xúc phạm, chính quyền Việt Nam đã vội vã bắt giữ blogger Người Buôn Gió tức ký giả Bùi Thanh Hiếu.
Các bài viết về “chuyện nước Vệ và nước Tề” mô tả tài tình tính chất ươn hèn của đảng CSVN và bản chất bá quyền của Trung Quốc của ông được hàng trăm ngàn độc giả trong và ngoài nước say mê sau đọc.
Vài ngày sau đó công an lại “bắt cóc” phóng viên Phạm Ðoan Trang của báo điện tử VietnamNet. Bà Trang đã bị bắt mà ông Nguyễn Anh Tuấn, tổng biên tập của bà cũng không hay biết bà hiện bị giam giữ ở đâu.
Ông Tuấn còn tuyên bố rằng bà Trang bị bắt không phải do các bài bà viết trên VietnamNet. Vậy thì bà bị bắt vì lý do gì? Vì tội “phá hoại an ninh tổ quốc” hay sao? Nhờ cái tội tưởng tượng này mà ông Tuấn sẽ không bị liên lụy về những bài viết của Phạm Ðoan Trang. Bà Trang “can tội” tiết lộ thái độ hống hách của viên tham tán kinh tế thương mại Hồ Tỏa Cẩm của sứ quán Trung Quốc, đòi “dạy dỗ” báo điện tử VietnamNet, tin tức “kinh khiếp” này không có báo nào dám đăng nên phải nhờ blog loan truyền cho nhân dân.
Ngoài ký giả Huy Ðức của báo Sài Gòn Tiếp Thị bị “mất việc” vì bài viết “Bức Tường Berlin”, mới đây lại có tin ông Trần Uy, phó trưởng Ban Thời Sự của Ðài Truyền Hình Việt Nam đã bị treo giò.
Hàng loạt người cầm bút dũng cảm cất tiếng nói của sự thật và công lý, bị đàn áp, bắt bớ... thế mà toàn bộ báo chí, truyền hình im lặng, y như chuyện chẳng liên quan gì đến giới truyền thông. Các cơ quan chủ quản, đồng nghiệp, độc giả, bè bạn,... cũng nín thinh. Nếu chuyện như vậy xảy ra trên bất cứ một nước có tự do báo chí thì chắc chắn chính quyền nơi đó sụp đổ ngay.
Tại các nước dân chủ, báo chí là đệ tứ quyền vì không có tự do báo chí thì một trăm bản hiến pháp dân chủ nhất cũng không ngăn chặn được lạm dụng quyền lực và dục vọng độc tài của người lãnh đạo. Báo chí vừa là nguồn thông tin vừa là nhà trường của quần chúng.
Cho nên có thể nói rằng dân tộc nào có nền báo chí đó và ngược lại báo chí nào có dân tộc đó. Báo chí là chỉ dấu của trình độ dân trí và thành trì đích thực của dân chủ tự do.
Một nhà nước sợ tự do báo chí là một nhà nước có tội lớn với dân tộc. Nó hủy hoại óc sáng tạo, triệt tiêu tinh thần độc lập, tự chủ, thui chột tư duy tiến bộ.
Việt Nam có trên 700 tờ báo và hàng trăm đài phát thanh, truyền hình, sao không có lấy một tiếng nói chân thật? Mấy chục ngàn nhà báo, ký giả, phóng viên, bình luận gia,... họ ở đâu? Họ làm nghiệp vụ báo chí để lĩnh lương của đảng, nhưng tiền đảng lấy ở đâu? Tiền bán bauxite, bán đảo biển cho Trung Quốc hay tiền do cướp đất của nông dân?
Lịch sử sẽ phán xét đảng CSVN nhưng lịch sử cũng không quên “sự nghiệp bồi bút” của báo chí. Trong lịch sử nhân loại không có báo giới nào vô trách nhiệm như báo giới “quốc doanh” ở Việt Nam ngày nay.
Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontieres) đã lên án chính quyền Việt Nam bắt giữ blogger Người Buôn Gió và phóng viên Phạm Ðoan Trang.
Các nhà báo VN nghĩ sao?
No comments:
Post a Comment