Saturday, September 19, 2009

Lãnh Đạo VIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN Nhận Định về Sự Kiên VIỆN IDS


Về việc IDS tự giải thể
IDS tự giải thể, một sự kiện đáng buồn
Trả lời phóng viên Thuỳ Hương của TS Vũ Duy Phú
Ngày cập nhật: 16/9/09
http://www.vids.org.vn/vn/asp/News_Detail.asp?tabid=1&mid=802&ID=586
Thuỳ Hương (TH): Chào Anh Phú. Do có chuyện IDS tự giải thể, nên Em đến phỏng vấn Anh mấy câu đây. Nhưng trước khi nói đến chuyện người, Em xin hỏi Anh về chuyện nhà mình đã.
TS Vũ Duy Phú (VDP): Chào Thuỳ Hương. Biết ngay mà, loại phóng viên này mà cất công đến, là có chuyện khác thường. Cũng bởi chẳng mấy khi báo chí hỏi đến mình , nhưng khi các Vị đã “sờ” đến, là phải có chuyện !
TH: Hi. Lâu nay Viện ta “làm ăn” có gì hay không ?
VDP: Thời buổi kinh tế khủng hoảng thế này, đến các Doanh nghiệp, vốn to, lãi lớn, mà Chính phủ còn phải hỗ trợ dài dài, vậy cánh nghiên cứu chúng mình chẳng ai hỗ trợ thì làm sao mà chẳng khó khăn. Nên có một cán bộ của Viện đã nói: Thôi Viện ta chuyển từ công thức “Lấy thu, bù chi” sang công thức “ Lấy vui, bù chi ” thôi. Vui vì tuy khó khăn, nghiên cứu không kinh phí, mà vẫn cố gắng cho ra sản phẩm. Thế nên cũng vui vì cũng góp được chút ít cho xã hội, cho Đất nước . . .
TH : Vậy nếu có thể, cho Em mấy tài liệu ấn phẩm mới của Viện nhé ?
VDP : Đương nhiên là rất hân hạnh cung cấp sản phẩm của Viện cho nhà báo rồi. Tuy nhiên, Viện đã quy định từ lâu là không công bố sản phẩm liên quan đến góp ý cho thể chế, cương lĩnh, Đại hội Đảng, vì nhiều điều phân tích, phản biện cũng “đụng chạm”, “nhậy cảm” lắm (nếu còn theo cách nhìn của mấy năm trước Đổi mới) , nên để không “sơ sểnh”, bị “kết luận là sai đường lối”, nên chúng mình chỉ đưa ra công khai, khi đã báo cáo lên trên và được các cấp có thẩm quyền chấp thuận.
TH : Như thế là cách : “Đóng cửa trong nhà bảo nhau”, hơi bị “sỹ” đấy ? !
VDP : Lãnh đạo thận trọng cũng có lý của người ta: Tình hình hiên nay, thế giới thì khủng hoảng kinh tế; trong nước thì suy thoái đạo đức đến thời nguy hiểm; biên giới còn đang bị dư luận kêu ca thất thiệt; hải đảo thì bị chèn ép, lấn át . . .rất nhiều thứ ta không đủ thông tin, trắng đen lẫn lộn. Lòng yêu nước, chí căm thù từ xa xưa dâng cao, kẻ xấu (trong và ngoài nước) cũng không thiếu âm mưu thủ đoạn kích động, chọc ngoắy gây mâu thuẫn, sung đột nội bộ. Các cụ đã nói: “Gà cùng một mẹ chớ hoài đã nhau”. Nghiên cứu ký mới thấy, nhiều cái mình tư vấn, phản biện đúng, nhưng cũng có cái do thiếu thông tin, mình phê phán sai, làm cho lợi bất cập hại, thoà không nói ra thì số người biết (thậm chí có cái sai quá khứ lâu rồi) còn rất ít, nhưng khi nói công khai, đâm ra lại là cái loa, tạo sự phân tâm thêm cho nhiều ngưòi, và kẻ xấu lợi dụng. . .
TH : Thôi được rồi. Em hiểu. Bây giờ anh hãy bình luận về việc IDS tự giải thể ?
VDP : Chuyên IDS góp ý kiến với Thủ tướng về QĐ 97 thì tôi biết khá rõ. Viện tôi cũng có bàn và góp ý kiến. Nhưng tin IDS tự giải thể làm tôi ngạc nhiên, và cũng hơi buồn. Nói cho đủ thì dài. Tôi chỉ nói tóm tắt mấy ý có tính khái quát như thế này: Một là: Phương Tây đã mất gần 2 trăm năm trầy trật, gian khổ, đôi khi đổ máu mới xây dựng được nền Dân chủ tư sản như họ có bây giờ. Lênin từ năm 1917 rất muốn xây dựng nền Dân chủ XHCN gấp triệu lần Dân chủ tư sản, song chỉ do chọn nhầm thể chế, mô hình, mà sau 70 năm phấn đấu, Liên Xô cũ chảng những không thực hiện được Dân chủ XHCN, mà ngay Dân chủ tư sản cũng chưa hẳn đã có. Còn ta, mấy ngàn năm sống dưới chế độ phong kiến, rồi lại thuộc địa, nên ngày nay ai được làm cán bộ thì một bộ phận khá lớn đều có cái tư duy, tính cách của người làm quan, chỉ muốn chỉ bảo, dậy dỗ dân, (luật ư, luật là ta, nhất là tại các địa phương); ai phải làm dân thì hầu hết quen nhẫn nhục làm dân, muốn nói cũng không dám nói, những tàn dư này vài chục năm chưa đủ để có thể khắc phục hết. Ta bỏ qua phát triển TBCN, làm Công nghiệp hoá rút ngắn, nên gặp biết bao khó khăn do thiếu tri thức, kinh nghiệm, vốn, công nghệ . ., nhưng những cái đó còn kêu gọi các nước giúp đỡ được, chứ còn bỏ qua Dân chủ tư sản, làm Dân chủ hoá rút ngắn, thì không ai giúp được ta đâu, ta phải tự mầy mò mà làm lấy thôi. Vả lại, muốn có Dân chủ tư sản, phải có nền tảng kinh tế, xã hội, luật pháp tư sản hoàn chỉnh. Còn ta thì ngay những cái điều kiện nền tảng đó cũng chưa có đủ, chưa qua, nói gì đến các điều kiện nền tảng để có Dân chủ XHCN. Thế cho nên nó trầy trật, vất vả, và vấp váp là phải, cả quan, lẫn dân đều phải tập dần dần, “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”, nôn nòng không ích gì đâu. Hai trăm năm muốn co lại, rút ngắn trong thời gian già nửa thế kỷ nên đương nhiên là rất khó! Hai là: Từ tư duy, lý luận, chủ trương, nghị quyết đến hành động là cả một khoảng cách dài. Mà ta lại mắc cái bệnh “nói nhiều, làm ít”, “nói mà không làm”, hoặc có cảm giác là không làm. Tại sao ? Tư bản nó có cái cơ chế cạnh tranh (kinh tế, chính trị) và luật pháp nghiêm nó thúc. Ta mới vận dụng cơ chế cạnh tranh trong kinh tế. được mấy năm, tình hình kinh tế đã sáng sủa hẳn lên: nói là làm ngay, (thậm chí chưa nói đã làm !) Còn trong chính trị, quản lý nhà nước chưa vận dụng các cơ chế đó, nên nó (anh, tôi, chúng ta . . .) vẫn ì ra, tự thoả mãn là vì vậy. Rất nhiều người làm chính trị, quản lý nhà nước không đào sâu, nghiên cứu, sưu tầm, học tập đông tây, kim cổ, trái lại luôn luôn phân tâm, ngoái nhìn sang mặt trận kinh tế để làm tay trái, làm giầu, nên chính trị và quản lý nhà nước thường không chuyên nghiệp, không sâu sắc. Đó là nguyên nhân làm cho các sản phẩm của họ, như dự thảo chế độ, chính sách, các Nghị quyết, Nghị định hay Quyết định trình lên các cấp lãnh đạo thường có chất lượng không cao, thậm chí sai trái, phải làm đi, làm lại. Ba là: Nói ngắn gọn là chừng nào ta chưa sửa được cái “lỗi hệ thống”, vận dụng được các tri thức phổ biến và tiên tiến của cả Loài người, thì ta còn vấp váp những vấn đề về Dân chủ, về các cơ chế cụ thể. Chúng ta hy vọng, trong đại hội Đảng lần này, nhiều vấn đề về đường lối, về thể chế, về cơ chế quản lý xã hội sẽ được Đại hội thảo luận giải quyết từng bước. Bốn là: Có thể còn có những nguyên nhân chính trị khác tác động ngầm bên trong làm cho việc ra các quyết định thể hiện ra bên ngoài khiến người ta không thể hiểu nổi, và do đó đã phản ứng thiếu chuẩn xác (chỉ trích chưa vào đúng nguyên nhân, đối tượng của nó). Đấy, đại ý là như vậy. Có thể sau đây vài tuần, nếu TH hỏi, tôi sẽ trả lời chính xác, cụ thể hơn.
TH : Anh nói chung chung quá. Em muốn nói trực tiếp vào chuyện của IDS cơ mà ?
VDP : Chiểu theo mấy ý “lý thuyết” mà tôi đã nói ở trên, thì TH có thể suy ra, có thể IDS đã đòi hỏi hơi cao so với thực tế còn lạc hậu, sơ khai của nền Dân chủ XHCN của VN lúc này, lại không thông cảm với trình độ còn đang được nâng dần của nền chính trị và quản lý nhà nước của nước ta hiện thời. IDS có thể bền bỉ, nhẫn nại hơn, thích nghi hơn với điều kiện thực tế, vừa xem lại mình xem có điều gì không thật phù hợp với thực trạng xã hội, vừa hoạt động, vừa hợp tác, vừa dấu tranh, vừa góp ý kiến với nhà nước để hoàn thiện nền Dân chủ đang hình thành, như các Nghị quyết của Đảng đã đề cập nhiều lần. IDS cũng là một tập hợp gồm nhiều nhà khoa học có tiếng tăm và nồng nàn yêu nước, nhưng dầu sao, họ chưa hẳn đã hiểu được thật đầy đủ những thuận lợi, khó khăn của những nhà hoạt động chính trị của cái xã hội Việt nam hiện thời.
TH : Tương đối rõ.. . . Mới tương đối thôi ! Rất cám ơn Anh Phú. Hẹn gặp lại sau đây vài tuần.


No comments:

Post a Comment