Wednesday, September 30, 2009
GUINEA : CHIẾN TRANH, NGHÈO ĐÓI, ĐỘC TÀI, BAUXITE
Guinea: chiến tranh, nghèo đói, độc tài và bauxite
elique Chrisafis, guardian.co.uk, ngày 29/09/2009
http://www.guardian.co.uk/world/2009/sep/29/france-guinea-colonial-relationship
Hành động lên án của Pháp trước các sự kiện đẫm máu tại thuộc địa cũ Guinea đã phản ánh mối quan hệ bất thường giữa Pháp với quốc gia Châu Phi khoáng sản phong phú này.
Guinea tuyên bố độc lập vào năm 1958. Lịch sử sau khi giành độc lập được đặc trưng bởi chế độ độc tài quân sự, đàn áp, nghèo đói và tình trạng bất ổn không dứt do chiến tranh biên giới triền miên với Liberia, Sierra Leone và Bờ Biển Ngà vào những năm 1990 và đầu thập niên 2000. Mặc dù có nguồn khoáng sản phong phú, Guinea vẫn còn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, với 40% dân số sống dưới mức nghèo khổ.
Sylvain Touati, chuyên gia điều phối Chương trình Châu Phi tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp phát biểu: “Trong số tất cả các thuộc địa của Pháp ở Châu Phi, Guinea là quốc gia cứng rắn nhất trong việc cắt đứt các quan hệ với chủ thuộc địa cũ. Sau khi giành độc lập, Guinea đã đi theo con đường chủ nghĩa Mác, gần gũi với Nga và Trung Quốc hơn Pháp.”
Trái với các quan hệ đặc biệt giữa Pháp với các nước láng giềng trong khu vực là Senegal, Bờ Biển Ngà hoặc Gabon, Guinea đã chối từ mối quan hệ đặc biệt “chịu ảnh hưởng của Pháp” với các quyền lực cũ ở Paris. Pháp không có căn cứ quân sự tại Guinea. Các nhà đầu tư Paris bị cám dỗ bởi trữ lượng khoáng sản lớn ở Guinea, song Pháp chỉ là một trong nhiều quốc gia thiết tha ký kết các thoả thuận. Chẳng hạn năm ngoái, Nga và Trung Quốc đã đồng ý tài trợ một đập thủy điện trị giá 1 tỉ USD tại Guinea để đổi lấy quyền khai thác bauxite.
Tuy nhiên trong nhiều tháng qua, Paris và Cộng Đồng Âu Châu đang giám sát hoạt động chuẩn bị bầu cử tại Guinea dự kiến vào năm tới. Họ đóng vai trò quan trọng trong tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình bỏ phiếu ngõ hầu đảm bảo cuộc bầu cử sẽ đánh dấu một bước chuyển đổi sang nền dân chủ. Đầu tháng này, Dadis Camara đã gửi phái đoàn đến gặp các quan chức Bộ Ngoại giao tại Paris để đề nghị rằng ông sẽ có chân trong cuộc bầu cử. Chính phủ Pháp và Ngoại trưởng Bernard Kouchner đáp ứng lại một cách lạnh lùng. Bernard Kouchner đã gọi một cuộc họp vào ngày mai tại Brussels nhằm thảo luận biện pháp mà Cộng Đồng Âu Châu cần phản ứng trước tình trạng bạo lực.
Paris còn quan ngại về những tác động của tình hình bất ổn tại Guinea lên khu vực các quốc gia nói tiếng Pháp ở Tây Phi. “Nếu Guinea có vấn đề, nếu Guinea có chiến tranh, tình trạng bất ổn có thể lây lan sang các nước láng giềng đồng thời gây mất ổn định cho toàn khu vực,” Touati phát biểu.
Liên Minh Châu Phi đã đưa ra thời hạn chót là giữa tháng Mười để Camara xác nhận rằng ông sẽ không có chân trong cuộc bầu cử, bằng không sẽ có nguy cơ bị trừng phạt. Song trong những tháng gần đây, nhà lãnh đạo ủy ban hành chính này bày tỏ thái độ chống lại áp lực từ bên ngoài nhằm yêu cầu ông phải từ bỏ quyền lực, đồng thời còn công khai thách thức khi phải đối mặt với áp lực nước ngoài.
A. C.
BVN dịch
00:07 ngày Thứ Năm, 01/10/2009
http://bauxitevietnam.info/c/11594.html
-----------------------------
TIN LIÊN QUAN :
Guinea sẽ điều tra vụ giết hại người biểu tình (VOA)
Quân đội Guinea giết chết ít nhất 150 người biểu tình (VOA)
No comments:
Post a Comment