Wednesday, September 30, 2009

BỨC ẢNH BẤT AN CỦA THỂ CHẾ


Bức ảnh bất an và thể chế
Đối Thoại

http://www.doi-thoai.com/gocnhinhangtuan_135.html

Hình ảnh ông Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đang ngồi ghế chờ đến phiên phát biểu tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (do phóng viên AP chụp) thể hiện một nội tâm bất an, căng thẳng ngay tại nơi biết rõ sẽ bị “quan trên trông xuống người ta trông vào”. Tư thế ngồi có dáng vẻ bất động, ngay ngắn, trịnh trọng, bàn tay phải duỗi dài trên đùi phải, nhưng bàn tay trái lại nắm chặt và co về thủ thế ở bên cạnh đùi trái.
http://www.talawas.org/wp-content/uploads//2009/09/101824-big_A1-NguyenMinhTrietUN.jpg

Không có tấm ảnh đặc tả này, mọi người cũng biết các quan chức trong Nhà nước Việt Nam hiện nay luôn có tâm trạng lo lắng, bất an khi tham gia vào các hoạt động quốc tế có liên quan đến các vấn đề bảo đảm quyền con người. Không chỉ lo lắng về chuyện phải đối phó với các chỉ trích, chất vấn từ cộng đồng quốc tế, họ còn phải luôn ghi nhớ để thực hiện cho đúng những chỉ đạo, điều khiển từ Bộ Chính trị. Kể cả Chủ tịch Nước (tương đương với Tổng thống ở các nước dân chủ) cũng không là ngoại lệ. Khi phát ngôn sai với chỉ đạo, cho dù đúng và có lợi cho đất nước, cũng sẽ là tai họa cho vị thế quyền lực đương nhiệm.

Phát biểu trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc - diễn đàn lớn và quan trọng nhất hiện nay, lẽ ra đã phải là cơ hội hiếm có để cho lãnh đạo một quốc gia thể hiện một cách ấn tượng và đầy đủ nhất cho hình ảnh quốc gia cũng như tạo nên dấu ấn cá nhân cho sự nghiệp chính trị của bản thân. Ngay cả các nhà độc tài khét tiếng cũng cố tận dụng diễn đàn Liên Hợp Quốc để đánh bóng cá nhân. Fidel Castro đã từng phát biểu 4 giờ rưỡi đồng hồ trước Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc và ngay phiên vừa qua, Tổng thống M. al-Gddafi của Lybia cũng phát biểu 01 giờ rưỡi đồng hồ. Phát biểu của các nhà độc tài vừa kể đều không có nhiều điều đáng hoan nghênh, nhưng ít ra họ đã không tỏ ra bất an và thiếu tự tin. Cái cá nhân của họ vẫn hoàn toàn được bảo tồn. Những con người này có thể đáng ghét vì sự ngạo mạn, vô lối và độc ác với dân chúng, nhưng họ hoàn toàn không cần “đáng thương”.

Những lãnh đạo của Việt Nam hiện nay chắc chắn không thể học hay quay lại với chính sách độc tài như chế độ của Fidel Castro hay M. al-Gddafi đã từng. Vì chính những chế độ này cũng đã phải tự thay đổi theo hướng ít khắc nghiệt, ít ương bướng hơn để tồn tại. Đó chỉ là một lẽ. Lẽ sâu sa hơn là chính cái thể chế chính trị hiện nay của Việt Nam đã trói buộc, đàn áp cá tính và bản lĩnh cá nhân, đặc biệt những người có sự ràng buộc chặt chẽ với nó.

Chính cái thể chế chính trị Việt Nam hiện tại đã làm cho kẻ có chức vị cao nhất cũng trở nên bất an, hèn mọn và đáng thương. Vậy sao không thoát khỏi cái thể chế đó đi, còn chờ gì nữa?



No comments:

Post a Comment