Tuesday, September 29, 2009

BẢN CHẤT TUYÊN TRUYỀN CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM


Bản chất tuyên truyền Cộng sản Việt Nam
Tuệ Vân
Tâm Thức Việt Nam
September 28, 2009
http://www.tamthucviet.com/articleview.aspx?artId=%c5%b8G%1d%5d

Nghe
Tải xuống để lưu giữ

Sau khi chế độ cộng sản được thiết lập trên toàn cõi Việt Nam thì có một câu chuyện đã được loan truyền khắp nơi, đó là câu chuyện “Ti Vi chạy cùng khắp đường”. Câu chuyện này đến từ những giao tiếp trao đổi của người Mền Nam với những cán binh Việt Cộng. Khi được người Mền Nam hỏi là Mền Bắc có xe Honda hay không, thì những người cán binh ở cương vị những người chiến thắng làm oai nên nói khoác rằng là có; hỏi có xe lam ba bánh hay không, thì họ không ngần ngại trả lời “thiếu gì”. Đến lúc nghe hỏi “Mền Bắc có Ti Vi hay không?” thì những người này vì không hiểu Ti Vi là gì, đã nói “Ti Vi thiếu giống, chạy đầy đường”. Câu chuyện khó tin nhưng có thật này chỉ là vì sự ngu dốt và phét lác của những người cộng sản tốt nghiệp trường tù. Người nghe buồn cười nhưng tội nghiệp và thương hại.

Hơn ba chục năm sau, trong dịp Tổng bí Thư đảng CS Việt Nam là Nông Đức Mạnh đi sang Úc bị người dân Việt Nam cư ngụ tại Úc đón đường biểu tình phản đối nhưng tờ báo Thanh Niên Online lại đăng tin là Nông Đức Mạnh đã nói chuyện với các kiều bào tại Úc và nhắn nhủ 300,000 kiều bào tại Úc là “Đảng và Nhà Nước trước sau như một luôn coi cộng đồng ngưòi Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.” Mục đích là khiến người đọc tin, nghĩ rằng Nông đức Mạnh được hải ngoại linh đình đón rước.

Trên đài phát thanh Á Châu Tự Do mới đây đăng tải, tin Thông tấn xã Việt Nam tường thuật một cuộc hội kiến giữa ông Nguyễn Tấn Dũng và bà Szili Katalin, Chủ tịch Quốc hội Hungary trong chuyến đi thăm Hungary ngày 19 tháng 9. Bản tin viết rằng: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng[đã] chúc mừng ngài Szili Katalin mới được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Quốc hội”. Cuộc hội kiến có thể nói là tưởng tượng vì bà Katalin đã từ nhiệm vai trò này từ ngày 14 tháng 9.
Cũng không lâu trưóc đó, ngày 14 tháng 8 năm 2009, liên quan đến vấn đề chủ quyền đất nước, Thông tấn xã Việt Nam khi đưa tin 25 ngư dân Việt Nam được Trung Quốc trả tự do, đã gọi đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc chiếm đóng và giam giữ những ngư dân này là lãnh thổ Trung Quốc! Cả hai trường hợp này sau khi bị phát giác và bàn tán trên một số điễn đàn điện tử thì Thông tấn xã Việt Nam đã âm thầm sửa lại bản tin trên mạng, mà không có một lời xin lỗi hay cám ơn.

Cái oái oăm ở đây, là sau đó Thông tấn xã Việt Nam lại được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận định là mộtcông cụ sắc bén trên mặt trận đấu tranh thông tin, chỉnh hướng những thông tin sai lệch, phản bác những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước”. Nguyễn Tấn Dũng ngoài ra còn trao cho Thông tấn xã Việt Nam cái đặc quyềncải chính những thông tin sai lệch với những quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước”. Và còn yêu cầu: Các cơ quan báo chí và truyền thông trong nước có trách nhiệm sử dụng nguồn tin chính thống của Thông tấn xã Việt Nam theo đúng quy định hiện hành. Đối với những tin, bài, tài liệu, văn kiện chính thức, các cơ quan báo chí và truyền thông phải sử dụng nguyên bản. Các trường hợp khác cần biên soạn ngắn gọn nhưng phải đảm bảo tính toàn diện, trung thực, trong trường hợp trích dẫn không được làm sai lệch nội dung thông tin”. Nghe những lời Nguyễn Tấn Dũng, người ta thấy rõ vai trò quan trọng của Thông Tấn Xã Việt Nam, nhưng cũng đồng thời tự hỏi tại sao cơ quan này lại phạm những sai lầm như thế. Ở cái vị trí chỉ đạo của TTXVN, có thể nói rằng mỗi bài viết đều nhằm đánh bóng chế độ, đánh bóng lãnh tụ, đẩy mạnh chủ trương đường lối, cho nên mới có những thêm thắt mà suy nghĩ thông thường cho là sai lầm.

Người ta không quên trong chuyến Nguyễn Minh Triết sang Mỹ trước đây gặp tổng thống Bush, báo nhà nước đã cắt phát biểu của ông Bush về vấn đề nhân quyền tại VN. Cho nên, phải nói rằng lối đổi trắng thay đen, bất chấp sự thực này vốn là bản chất của tuyên truyền Cộng sản, nhằm phục vụ yêu cầu chính trị của chế độ. Nó có phần hiệu quả trong thời toàn trị mà người dân các nước CS bị tách biệt hẳn khỏi thế giới bên ngoài vì không được tự do qua lại.

Thời nay, khi không có sự ngăn cách này nữa, và mạng truyền thông điện tử phát triển, thì lối tuyên truyền này trở thành buồn cười đối với những ai hiểu chuyện, nhưng vẫn có tác dụng lên khá nhiều người không theo rõi tình hình. Đó là lý do VC không ngại nói sai, nói láo.

Cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thất bại làm mất VNCH nhưng nói được một câu đáng suy ngẫm, là “đừng nghe những gì VC nói, mà hãy nhìn những gì VC làm”. Chỉ tiếc một điều là có những người thấy đó là đúng, mà lại không làm như thế.

Tuệ Vân
Ngày 28 tháng 9 năm 2009

No comments:

Post a Comment