Saturday, September 5, 2009

BÀI CHỈ TRÍCH LÀM BẮC KINH XẤU HỖ


Bài chỉ trích làm Bắc Kinh xấu hổ
Verna Yu – Nguyên Hân chuyển ngữ

05-09-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6677
Hồng Kông - Trung Quốc đang chuẩn bị chào mừng lần thứ 60 ngày cộng sản cầm quyền vào hôm 1 tháng Mười này, điều sau cùng hết mà giới lãnh đạo đảng cần là sự nhắc nhỡ những thất bại của chế độ trong sáu thập kỉ qua nằm ở chỗ nào.

Có một bài viết chỉ trích dữ dội sự cầm quyền độc đảng của Trung Quốc - được xem như là bản sao những bài diễn văn của người lãnh đạo chủ trương canh tân trước đây, ông Wan Li - mới xuất hiện gần đây, và đã gây sóng gío. Ông Wan, 93 tuổi, cựu chủ tịch Quốc hội Trung Quốc từ năm 1988 đến 1993 được đồn đãi là người đã có cảm tình với cuộc biểu tình do sinh viên cầu đầu ở Thiên An Môn năm 1989 và bị dập tắt vào ngày 4 tháng Sáu cùng năm.
Bài viết này tố cáo đảng Cộng sản Trung Quốc đương quyền thất bại không mang lại tự do và dân chủ cho người dân như đảng đã từng hứa trước khi họ lên nắm chính quyền trong năm 1949.

Đảng Cộng sản dạo đó còn hoạt động bí mật, bị cấm hoạt động bởi chế độ Quốc dân (KMT) độc tài, đã lôi cuốn hằng triệu thanh niên có lý tưởng, rất nhiều người trong số họ đã hy sinh mạng sống mình trong cuộc chiến cho một Trung Quốc mới.

"Đảng chúng ta dạo đó đã hứa với người dân Trung Quốc rằng họ sẽ thiết lập một đất nước độc lập, dân chủ và tự do," theo bài viết trên.
"Hằng chục triệu người đã chết cho một Trung Quốc mới... tại sao họ lại hy sinh như thế? Họ theo nhau tiến lên, trám vào chỗ người đi trước vừa ngã xuống, vì Đảng Cộng sản đã thiết lập được mục tiêu và lý tưởng."

Sự thể là bài viết chỉ trích gắt gao nhà nước Trung Quốc đã được loan truyền rộng rãi trên mạng đã làm những nhà lãnh đạo Trung Quốc lo lắng, gây nên một đáp ứng từ phía nhà nước hiếm thấy trước đây.
Thông tấn xã Trung Quốc Hồng Kông - tờ báo bán chính thức của Bắc Kinh - phủ nhận bài viết này như là "một sự gỉa tạo" và nếu bài này xuất hiện trên blogs và các websites ở Trung Quốc là bị người kiểm duyệt gỡ xuống ngay.

Nhà nước có những lý do để lo sợ tác động của một bài chỉ trích như thế này, không cần biết ai là tác gỉa thật sự. Đứng trước sự thất nghiệp đang gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và bất mãn xã hội ngày càng lan rộng, nhà nước cộng sản Trung Quốc không mong chờ một sự đánh gía thẳng thắn những thành qủa của họ.

"Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc không có một hệ thống đa đảng hiện đại... ngay cả bây giờ, sau 60 năm trôi qua, một hệ thống cạnh tranh đúng nghĩa trong bầu cử đã không được thiết lập," theo bài viết.

Tác gỉa than rằng đã 60 năm qua, Trung Quốc vẫn nằm trong sự cầm quyền độc đảng và quốc gia được xem như là "quốc gia của đảng". Tác gỉa cũng chỉ trích đảng bám lấy quyền lực trong cơ chế nhà nước cũng như quân đội - và ngay cả bây giờ, tác gỉa nói, quân đội là quân đội của đảng, chứ không là quân đội của quốc gia.

"Có phải "không thay đổi" là một điều tốt đẹp trong chính trị? Hay chỉ là một quán tính ù lì chính trị? Hay là một loại bế tắc chính trị?" bài viết đặt vấn đề.

Tác gỉa cũng chỉ trích đảng vì khuynh hướng tự đánh bóng những thành qủa của mình trong lúc lơ xẹt những lỗi lầm trong qúa khứ. Tác gỉa cho rằng kỹ niệm lần thứ 60 năm nên là một cơ may đế phản ảnh và rút ra những bài học từ qúa khứ.
"Tôi không đồng ý với những phát biểu như "60 Năm Vinh quang" và "50 năm Vinh quang". Đó là điều không thật. Những khó khăn của thời "Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại" (trong cuối thập niên 1950) kéo dài ba hay bốn năm. Cái hỗn loạn của "Cuộc Cách Mạng Văn Hóa" (1966-1976) kéo dài đến mười năm. Những năm đó không thể gọi là vinh quang."

Nhiều ý kiến không đồng nhất trong việc xác quyết bài viết này là của ông Wan, nhưng có một điều mà nhiều nhà phê bình đồng ý là tác gỉa bài này tuồng như là một đảng viên thâm niên có kiến thức sâu về đảng.

Những nhà phê bình nói rằng gốc gác người viết không là vấn đề. Cái điều có ý nghĩa là bài này đã và đang được phổ biến rộng rãi trên mạng và nó đánh đúng vào suy tư của đại chúng.

"Tác gỉa dám viết lên sự thật và phân tích, chỉ trích thẳng thắn những vấn nạn của sự cai trị của Đảng Cộng sản," ông Peng Di, 89 tuổi, một nhà báo đã về hưu nói. Ông Di đã tham gia hoạt động với đảng cộng sản trong thời gian đảng hoạt động bí mật trong những năm đầu thập niên 1940. "Nên không có gì làm ngạc nhiên khi nó làm bùng lên một đáp ứng mạnh mẽ và thách đố sự suy nghĩ của người dân."

Ông Bao Tong, là đảng viên Đảng Cộng sản cao cấp nhất từng bị tù sau cuộc trấn áp Thiên An Môn năm 1989, nói rằng bài viết đã tóm tắt một cách chính xác những sai lầm của đảng qua sáu thập niên rồi trong ba lãnh vực chính: người dân Trung Quốc không được phép bày tỏ quan điểm riêng tư, độc lập của mình; họ không được phép tham dự trong tiến trình chính trị của đất nước; và họ không được giám sát đảng đang cầm quyền.
"Qủa thật, ba điểm này phản ảnh tình trạng bơ vơ của người dân thường trong sinh hoạt chính trị của đất nước," ông Bao Tong viết trong một tờ báo xuất bản ở Hồng Kông.

Du Guang, cựu chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu của trường Đảng Trung ương nói rằng cái gía trị của bài viết nằm ở chỗ nó nói lên cái điều mà người dân thường muốn nói nhưng không có can đảm để nói. "Nó biểu tượng cho nhiều niềm hy vọng và nhiều kỳ vọng," ông nói. "Nó nói rõ ràng nhiều điều mà người dân thường không dám nói."

Tác gỉa có lẽ đưa ra ý kiến của mình với hy vọng sẽ gây nên một cuộc tranh luận về cải cách chính trị và thúc đẩy Trung Quốc hướng về một xã hội dân chủ hơn, nhưng những nhà phê bình lấy làm hoài nghi bài viết này sẽ gây nên bất kỳ phản ứng có ý nghĩa nào giữa giới lãnh đạo đảng.

Tuy nhiên, bài viết này đã khơi dậy cảm giác bất mãn mạnh mẽ trong lòng người dân.

"Các ông (đảng CS) đã hứa hẹn qúa nhiều - 60 năm đã trôi qua, và bao nhiêu lời hứa đó đã trở thành hiện thực?" cựu học gỉa của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ông Zhang Lifan nói.© DCVOnline

Nguồn: (1)
Critic leaves Beijing red-faced. Asia Times Online, 3 Sep 2009, by Verna Yu


No comments:

Post a Comment