Tuesday, August 18, 2009
TRUNG QUỐC : SIÊU CƯỜNG MỎNG MANH
Trung Quốc: Siêu cường Mỏng manh: Làm thế nào mà nội tình chính trị Trung Quốc có thể làm trật đường rầy trong sự Trỗi dậy Hòa bình của Trung Quốc
China: Fragile Superpower: How China's Internal Politics Could Derail its Peaceful Rise
Susan L. Shirk
VIDEO : Authors@Google: Susan Shirk
http://www.youtube.com/watch?v=hrMjegvkyL0&eurl
Trang Nhà Hà Nội – Paris
Nguyễn Hữu Viện chuyển ngữ
http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=actutxt&idfam=27&idactu=436
Introduction
JOANNE MYERS:
Good morning. I'm Joanne Myers, Director of Public Affairs Programs, and on behalf of the Carnegie Council I'd like to thank you all for joining us this morning.
Today we are delighted to have as our speaker Susan Shirk. She will be discussing her book, China: Fragile Superpower: How China's Internal Politics Could Derail its Peaceful Rise.
Giới thiệu:
Joanne Myers:
Thân chào quý vị. Tôi là Joanne Myers, Giám đốc Chương trình Ngoại vụ, nhân danh thay mặt Hội đồng Carnegie cám ơn quý vị đã có mặt sáng nay.
Hôm nay chúng ta hoan hỉ đón chào Nhà Diễn thuyết Susan Shirk. Bà sẽ thảo luận về cuốn sách "Trung Quốc: Siêu cường Mỏng manh: Làm thế nào mà nội tình chính trị Trung Quốc có thể làm trật đường rầy trong sự Trỗi dậy Hòa bình của Trung Quốc" của bà.
Two hundred years ago, Napoleon ostensibly warned that people should "let China sleep, for when she wakes she will shake the World." There is no record of the context of this admonition, and the quotation itself may be inaccurate or even apocryphal. But if these words were in fact spoken, Napoleon was prescient indeed, for the energies released by this one-time sleeping giant have started to shake the world and the tremors are being felt far and wide.
Hai trăm năm trước, Đại đế Nã Phá Luân đã cảnh báo mọi người nên "đừng đánh thức Trung Quốc ngủ yên, vì khi Trung Hoa thức giấc nó sẽ làm động đất Thế giới". Không thấy có ghi nhận chính thức của lời cảnh báo này ở đâu cả, và lời trích dẫn này cũng có thể thiếu chính xác hoặc thậm chí đáng nghi vấn. Nhưng những lời này quả thật đã được nói ra, Đại đế Nã Phá Luân quả thật đã dự đoán rằng sức mạnh của tay khổng lồ ngủ yên trước đây đã bắt đầu làm địa chấn thế giới và dư chấn động đã được cảm nhận từ xa và trải rộng.
For a thousand years, China's position as the preeminent world power was beyond doubt. While the Western world was in the Dark Ages, China was inventing paper, gunpowder, and printing. Two thousand years before Alexander Fleming discovered penicillin, the Chinese were using soybean mold as an antibiotic. But then, in the 1500s, China withdrew, pulled up the drawbridge, and turned her back on the world. But since the 1970s, when China started opening up its economy, their long process of catch-up has accelerated.
Trong nhiều ngàn năm, vị trí của Trung Quốc luôn luôn nằm ở chỗ dẫn đầu về sức mạnh là điều không còn gì để ngờ vực. Trong khi Tây Phương đắm chìm trong Thời Đen Tối ( trái với Thời Ánh Sáng là Thời Đen Tối Dark Ages. Thế giới Sử đánh dấu "thời đen tối" là giai đoạn xảy ra từ lúc Kinh Thành Roma sụp đổ cho đến lúc Phục hồi. Thời Đen Tối Dark Ages vào khoảng 476 đến khoảng 1000 sau Thiên Chúa giáng sinh) thì Trung Quốc đã chế tạo ra giấy, thuốc súng và kỹ thuật in ấn.
Hai ngàn năm trước khi nhà bác học Alexander Fleming khám phá ra trụ sinh, người Trung Quốc đã dùng nấm đậu hũ để biến chế ra kháng sinh. Nhưng rồi, vào những năm của niên kỷ 1500, Trung Quốc đã thụt lui, bế môn toả cảng và quay lưng lại với toàn thế giới. Nhưng từ những năm 1970, khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa kinh tế, tiến trình đuổi bắt đã tăng tốc.
Today, with its fast-growing economy, its technological and industrial wealth, many economists and political scientists tout China as the world's next great superpower. Yet, many in the West see China's miraculous economic strength as a huge threat to the traditional world order.
Ngày nay, với mức độ kinh tế phát triển nhanh, với sự giàu có về khoa học kỹ thuật và kỹ nghệ, nhiều nhà kinh tế và nhiều nhà khoa học chính trị tiên đoán rằng Trung Quốc sẽ là siêu cường kế tiếp của thế giới. Trong khi đó, nhiều người ở Tây phương quan ngại rằng sức mạnh kinh tế kỳ diệu này chính là mối đe doạ lớn lao đến trật tự an bình truyền thống của thế giới.
While it is true that this global giant is fueled by economic success, according to our speaker the real danger lies not with China's astonishing economic growth, but more so from the internal fragility brought about by domestic threats caused by its rapid economic rise, social inequality, environmental damage, and government corruption.
Trong khi thực sự tay khổng lồ này được tiếp liệu với sự thành công của kinh tế, theo thuyết trình viên của chúng ta, hiểm hoạ thật sự không nằm ở chỗ kinh tế phát triển chóng mặt của Trung Quốc mà ở chỗ suy yếu do những đe doạ đến từ bên trong mang lại từ sự tăng trưởng quá nhanh, từ sự chênh lệch lớn trong xã hội, từ sự hủy hoại môi sinh môi trường và từ sự tham nhũng của chính quyền.
Professor Shirk argues that it is imperative for Western states to understand the concern that Chinese leaders have about their inability to sustain control and hold on to their power. Not surprisingly, it is this insecurity which often leads Party officials to play on the fierce nationalism of its citizens, which manifests into aggressive behavior directed towards Japan and Taiwan.
Giáo sư Shirk phản biện rằng việc thấu hiểu những quan ngại của các lãnh tụ Trung Quốc về sự thiếu khả năng bảo tồn kiểm soát và quyền lực của họ là điều các nước Phương Tây cần phải làm. Không ngạc nhiên cho lắm khi tình trạng thiếu an ninh này thường đưa đến chỗ các quan chức Đảng phải chơi cú đòn độc chủ nghĩa quốc dân sắt đá với công dân của họ, dẫn đến thái độ hung hăng đối với Nhật và Đài Loan.
Accordingly, our guest writes that, "if we were to misread their motives and mishandle China, it would be catastrophic because, if not dealt with properly, these problems could potentially derail China's peaceful rise into an international superpower."
Theo đó, vị khách mời - Giáo sư Susan Shirk - của chúng ta viết rằng, "nếu chúng ta hiểu lầm mô hình Tàu và phản ứng sai lệch đối với Trung Quốc thì đây sẽ là đại hoạ bởi vì, nếu không xử lý một cách đúng đắn, những vấn đề này có tiềm năng dẫn đến làm trật đường rầy tiến trình trỗi dậy một cách hòa bình để trở thành một siêu cường của thế giới."
First traveling to China in 1971, Professor Shirk has been an astute observer of the Chinese political scene ever since. Her insight will soon be apparent, as she illuminates this Chinese paradox which falls somewhere between balancing domestic dilemmas and foreign security challenges. Viewed from the inside, perhaps China is not the formidable power that some see on the outside.
Lần đầu tiên đến Trung Quốc vào năm 1971, kể từ đó Giáo sư Shirk trở thành một nhà quan sát sắc bén về hí cảnh chính trường của Trung Quốc. Sự quán triệt của bà sẽ chóng được khơi mở khi bà soi sáng cái nghịch lý Trung Quốc này, cái mâu thuẫn rơi vào khoảng đâu đó giữa cân bằng của chênh vênh bấp bênh bên trong và những thử thách an ninh bên ngoài. Nếu quan sát từ bên trong, có lẽ Trung Quốc không phải là sức mạnh đáng chiêm ngưỡng thường thấy từ vỏ ốc bề ngoài.
So should we be worrying about China? After reading China: Fragile Superpower, I must confess the answer is most definitely yes. Yet, it is for very different reasons than the ones we hear about from Washington.
Vậy, chúng ta có nên lo ngại về Trung Quốc? Sau khi đọc quyển Trung Quốc: Siêu cường Mỏng manh, tôi phải thú thật rằng câu trả lời chắc chắn là có. Tuy nhiên, câu trả lời này là vì những lý do rất khác so với những gì chúng ta được nghe từ Washington (có nghĩa là Chính phủ Mỹ)
Please join me in welcoming our guest this morning, who I am confident will not shirk from her duty of giving us the full inside story about China today. We thank you, Susan, for joining us this morning.
Xin mời quý vị cùng tôi đón chào vị khách của chúng ta sáng hôm nay, một người mà tôi tin rằng sẽ không LÁCH NÉ ( SHIRK động từ có nghĩa là "LÁCH - TRÁNH NÉ " cũng là HỌ của Nữ Diễn thuyết. Có lẽ bà giám đốc Joanne Myers muốn tháu cáy chơi chữ ở đây ??) trách nhiệm chia xẻ cùng chúng ta đầy đủ câu chuyện bên trong Trung Quốc này nay. Chúng tôi xin cám ơn Susan đã đến với chúng tôi sáng hôm nay.
Remarks
SUSAN SHIRK:
Thank you very much for that splendid introduction. I feel understood. It's a great feeling.
Susan Shirk: Cám ơn rất nhiều lời giới thiệu tuyệt cú mèo này. Tôi cảm nhận được sự thông hiểu. Đây là một cảm giác thật tuyệt vời.
It is a great privilege for me to be here this morning at this venerable institution. This is my first opportunity to speak at the Carnegie Council, and I am very pleased to see such a large audience, because I know how knowledgeable the people who come to the Carnegie Council are. So I am looking forward to the second half of the program when we have a good conversation.
Hiện diện nơi đây vào sáng nay tại một học viện cao quý này là một vinh dự lớn với tôi. Đây là cơ hội đầu tiên tôi được nói chuyện với Hội đồng Carnegie và tôi hết sức vui khi thấy số thính giả đông đúc như thế, bởi vì tôi biết những người đến dự ở hội đồng Carnegie là những người học thuật uyên thâm uyên bác dường nào. Do thế, tôi kỳ vọng đến phần hai của chương trình khi chúng ta bước vào thảo luận.
I am a China scholar who has been visiting China since 1971, and then in the Clinton Administration I had the opportunity to serve as the Deputy Assistant Secretary of State responsible for relations with China, which of course for me was a very exciting opportunity to participate in history rather than just studying it.
Tôi là học giả về Trung Quốc, người đã từng viếng thăm Trung Quốc từ 1971 và rồi dưới Thời Chính phủ Clinton, tôi có cơ hội làm việc vào cương vị Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng, chịu trách nhiệm về các vấn đề bang giao với Trung Quốc, tất nhiên đó là cơ hội hết sức kỳ thú đối với tôi để tham dự vào Lịch sử hơn chỉ là nghiên cứu nó.
When I went to government in 1997, what was very much on my mind was an anxiety about the real possibility of war between the United States and China, because the year before the United States and China had clashed in an eyeball-to-eyeball confrontation over Taiwan, the island that Beijing claims as part of China but which has governed itself independently since 1949.
Khi tôi vào làm việc với chính phủ vào năm 1997, trong đầu tôi chất chứa nỗi bồn chồn về khả năng chiến tranh xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bởi vì một năm trước đó, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã va chạm mắt lườm mắt ( cụm từ chỉ sự đối đầu va trán mạnh hơn là "face-to-face" confrontation = sự đối đầu "mặt đối mặt" Nội hàm "eyeball-to-eyeball" mang tính đối chọi quyết liệt và sát lá cà mạnh hơn là "face-to-face" confrontation có lẽ đi từ thành ngữ Pháp trả thù kiểu Oeil pour oeil, dent pour dent, miracle ??? ) về chuyện Đài Loan, một hòn đảo mà Bắc Kinh cho rằng nó thuộc về Trung Quốc nhưng nó đã tự trị từ 1949.
The Chinese launched massive military exercises, tested missiles into the waters outside Taiwan's harbors, because they wanted to demonstrate their fury at the United States for inviting then-Taiwan President Lee Teng-hui to visit his alma mater, Cornell, where he made a speech. In Chinese eyes, that implied that the United States was recognizing the island as a sovereign state, that we would invite their president. The United States sent two aircraft battle groups to the vicinity to demonstrate our resolve. China backed down; China de-escalated. But what would happen the next time? Crisis escalation has a life of its own. War can result even if no one wants it to happen.
Người Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận cỡ lớn, thử nghiệm hỏa tiễn trong vùng biển bên ngoài các hải cảng của Đài Loan bởi vì họ muốn biểu lộ sự giận dữ của họ đối với Hoa Kỳ vì đã mời Tổng thống Đài Loan khi ấy là Lý Đăng Huy đến viếng trường đại học trường Cornell - nơi ông đã tốt nghiệp - để diễn thuyết.
Đối với người Trung Quốc, điều này có nghĩa rằng Hoa Kỳ đã công nhận quần đảo này đã có chủ quyền như một quốc gia độc lập, bởi thế chúng ta mới mời tổng thống của họ. Hoa Kỳ đã gởi hai nhóm không tác chiến đến khu vực để giải quyết. Trung Quốc rút lui; Trung Quốc hạ tên lửa. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra lần kế tiếp? Việc tăng tốc hiểm hoạ có sinh mệnh riêng của nó. Chiến tranh xảy ra ngay cả nếu chẳng có ai muốn nó xảy ra.
As I worked in government to try to improve and lay a good foundation for U.S.-China relations, I kept noticing how focused China's decision makers were on their own domestic politics and how insecure they seemed. Now, of course, this was the Clinton Administration, so remember I was experiencing plenty of American-style domestic politics around China issues as well. This was the time, remember, that the Administration was accused of receiving campaign contributions from China and selling China our satellite and our nuclear secrets. But in China there is so much more at stake--not just winning the next election, but about the survival of Communist Party rule. If the Communist Party falls, then all of China's leaders and their families would lose everything.
Trong khi làm việc trong chính phủ để cố gắng cải thiện và tạo nền tảng tốt đẹp giữa quan hệ Mỹ - Trung, tôi để ý đến mức độ người nắm quyền lực ở Trung Quốc tập trung đến các vấn đề chính trị bên trong của chính họ như thế nào và họ đã có vẻ thiếu an ninh như thế nào. Thế, tất nhiên ấy là dưới thời Clinton, tôi đã chứng kiến vô số chuyện chính trị nội vụ kiểu Mỹ về những việc liên quan đến Trung Quốc. Nhớ rằng đấy là khi chính phủ bị đổ tội cho việc nhận tiền vận động tranh cử từ phía Trung Quốc và bán cho Trung Quốc vệ tinh và những bí mật nguyên tử của chúng ta. Nhưng bên trong Trung Quốc thì còn nhiều thứ để đánh đổi hơn nữa - không chỉ thắng cử lần kế tiếp mà còn là sự sống còn của Đảng Cộng Sản. Nếu Đảng Cộng Sản bị sụp đổ thì tất cả các lãnh tụ Trung Quốc và gia đình họ đều sẽ mất toàn bộ tất cả.
You know, as I have been writing this book, I have been telling my American friends about it and my Chinese friends about it. When I tell my American friends that I am writing a book about domestic politics and foreign policy called China: Fragile Superpower, they say, "What do you mean 'fragile?'" But when I tell my Chinese friends I am writing a book called China: Fragile Superpower, every single one, I swear, comes back and says, "What do you mean 'superpower?'"-- no one questions "fragile."
Quý vị biết chăng, trong khi tôi viết cuốn sách này, tôi đã giới thiệu với bạn bè người Mỹ của tôi và bạn bè người Trung Quốc của tôi về nó. Khi tôi nói với bạn bè người Mỹ của tôi rằng tôi đang viết một cuốn sách về nội vụ chính trị và ngoại vụ chính trị có tên là Trung Quốc: một siêu cường mỏng manh, họ bảo, "ý bà mỏng manh là gì?" Nhưng khi tôi nói với bạn bè người Trung Quốc rằng tôi đang viết một cuốn sách có tên là Trung Quốc: một siêu cường mỏng manh, tôi thề là tất cả mọi người đều nói "ý bà 'cường quốc' là gì?" - chẳng ai hỏi về "mỏng manh".
This domestic fragility came through particularly clearly in my most traumatic experience while in government. One May evening, I was on my way home from work, May 1999, and I received a telephone call from the Ops Center at the State Department telling me that the Chinese Embassy in Belgrade had been struck by a bomb from a U.S. bomber flying as part of the NATO mission in Yugoslavia.
Tính mỏng manh bên trong này đến một cách rõ ràng từ kinh nghiệm khủng hoảng nhất của tôi khi còn làm việc với chính phủ. Một buổi chiều tháng Năm, trên đường từ sở về nhà vào tháng Năm năm 1999, tôi nhận được một cú điện thoại từ trung tâm liên lạc của Bộ cho biết rằng toà đại sứ Trung Quốc ở Belgrade đã bị đánh bom từ phi cơ của Hoa Kỳ trong thành phần thuộc chiến dịch ở Nam Tư của NATO.
Of course, I assumed that it was collateral damage, a stray fragment. But I soon learned that in fact the United States had actually targeted the embassy, mistaking it for a Yugoslav military facility, striking it with three precision bombs, and killing three journalists and injuring twenty others.
Dĩ nhiên, tôi thầm giả định rằng đây chỉ cú lầm bom lạc đạn - một miểng lạc vô tình nào đó. Nhưng nhanh chóng sau đó, tôi được biết rằng Hoa Kỳ đã thật sự nhắm vào toà đại sứ này và xác định nhầm ấy là cơ sở quân sự của Nam Tư, đánh vào điểm ấy với ba quả bom chính xác cao, gây tử thương ba nhà báo và trọng thương hai mươi người khác.
My instinct immediately was to have us apologize profusely, from the President on down, because I knew that if we didn't show very visibly how sorry we were, the Chinese would never let us forget it, just as they have never let the Japanese forget that they did not apologize adequately for the atrocities they committed during the occupation of China during World War II.
Bản năng tự nhiên của tôi ngay lập tức là mình phải xin lỗi thành khẩn việc này từ tổng thống trở xuống, bởi vì tôi biết rằng nếu chúng tôi không biểu lộ một cách rõ ràng chúng tôi đã hối tiếc về sự vụ như thế nào thì những người Trung Quốc sẽ không bao giờ để cho chúng tôi quên được chuyện ấy, y hệt như việc họ đã không bao giờ để cho người Nhật quên rằng họ (người Nhật) đã không xin lỗi đúng mực vì những thảm sát mà người Nhật đã tạo ra trong thời gian chiếm đóng Trung Quốc vào đệ nhị thế chiến.
But all our efforts were in vain. Soon, protesters were swarming into the streets in Chinese cities and attacking the U.S. Embassy and our consulates in Beijing and those other cities. The Communist Party had announced after the accident, right away in the People's Daily and the other media, that it was a flagrant intentional bombing, not an accident.
Nhưng tất cả các cố gắng của chúng tôi đều vô ích. Nhanh chóng sau đó, những người biểu tình xuống đường ở các thành phố ở Trung Quốc và tấn công vào toà đại sứ Hoa Kỳ và các tổng lãnh sự ở Bắc Kinh và những thành phố khác. Sau tai nạn ấy, Đảng Cộng Sản đã tuyên bố chính thức ngay lập tức trên tờ Nhân Dân Nhật Báo và những tờ báo khác rằng đây là cuộc tấn công có chủ đích chớ chẳng phải tai nạn.
The Communist Party arranged buses for the outraged students to go to the U.S. Embassy and the consulates to protest. The police allowed the students to throw bricks, Molotov cocktails, rocks at our missions, but they did not allow them to enter the buildings. So what was going on here? Put yourself in Jiang Zemin's shoes. Actually that's what my book tries to do, is make that leap of empathy, so that we think the way Chinese leaders think.
Đảng Cộng Sản sắp xếp xe buýt cho các sinh viên căm phẫn đến toà đại sứ Hoa Kỳ và các tổng lãnh sự để biểu tình chống đối. Cảnh sát cho phép sinh viên ném gạch, chai xăng đá tảng ở các trụ sở của Hoa Kỳ nhưng cảnh sát không cho phép họ tiến vào các trụ sở. Vậy, chuyện gì xảy ra đây? Bạn hãy tự đặt mình vào vị trí của Giang Trạch Dân. Thật ra, đó là tất cả nội dung cuốn sách của tôi muốn thực hiện, là bước lên mức độ thông cảm, để chúng ta có thể suy nghĩ y hệt như các nhà lãnh đạo Trung Quốc suy nghĩ.
The timing of this accident was particularly unfortunate. It occurred in early May of 1999. Less than a month before, Jiang Zemin had woken up one morning to look outside his window and see 10,000 adherents of the Falun Gong, a spiritual sect, surrounding Zhong Nan Hai, the leadership compound where the leaders live and work, demanding that the Falun Gong be recognized as a legitimate group. Without any warning, this organization, using cell phones and Internet, had managed to organize this protest right on Jiang Zemin's doorstep.
Thời điểm xảy ra của tai nạn này quả là không may tí nào. Nó xảy ra đầu hạ tuần tháng Năm năm 1999. Chưa đến một tháng trước đó, Giang Trạch Dân thức giấc vào một buổi sáng, nhìn ra cửa sổ và thấy mười ngàn tín đồ Falun Gong, một tổ chức tôn giáo, đang vây quanh Trung Nam Hải, nơi các vị lãnh đạo sống và làm việc, đòi hỏi Falun Gong được công nhận là một nhóm hợp pháp. Chẳng cần cảnh báo, tổ chức này sử dụng điện thoại lưu động và Internet để tổ chức cuộc biểu tình này ngay trước cửa nhà của Giang Trạch Dân.
Not surprisingly, this greatly alarmed Jiang Zemin in particular, the other leaders as well. In fact, several insiders have told me that the night of the Belgrade bombing Jiang Zemin stayed up late writing a memo, not on that incident, but on how to deal with the Falun Gung. It seems that in his mind these threats blurred together. And then, less than a month after the May bombing, the Chinese leaders knew very well, was going to be June 4, 1999. I am sure many of you already are thinking what that date would be, the tenth anniversary of the Tiananmen protests. By the way, those pro-democracy protests that we saw on CNN in Beijing were also occurring in more than 130 other cities in China before the military violently suppressed them. So Jiang Zemin and the Chinese leaders were very worried that on the tenth anniversary there could be a repeat of that.
Chẳng phải ngạc nhiên, biến cố này đã báo động trực tiếp đến Giang Trạch Dân và các lãnh đạo khác. Thật sự, nhiều người trong nội bộ đã nói với tôi rằng đêm Belgrade bị đánh bom Giang Trạch Dân thức khuya để viết một công văn không phải cho vụ đánh bom mà cho vấn đề làm sao để xử lý Falun Gong. Dường như trong đầu ông ta những đe doạ này bị xen lẫn vào nhau. Và rồi, ít hơn một tháng sau vụ thả bom tháng Năm, các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rất rõ rằng sắp tới là ngày 4 tháng Sáu năm 1999. Tôi đoan chắc nhiều quý vị biết ngày ấy là ngày gì rồi, đó là ngày tưởng niệm lần thứ mười vụ biểu tình Thiên An Môn. Nhân thể, những cuộc biểu tình đòi dân chủ mà chúng ta thấy được trên đài CNN ở Bắc Kinh cũng đã xảy ra tại hơn 130 thành phố khác ở Trung Quốc trước khi quân đội đã dập tắt họ một cách tàn nhẫn. Bởi thế, Giang Trạch Dân và những vị lãnh tụ Trung Quốc rất lo lắng rằng những cuộc biểu tình sẽ tái diễn trong lần kỷ niệm thứ mười này.
When the Belgrade bombing occurred, they believed that it was quite likely that the students would be enraged at the Chinese government itself for being so weak as to allow in some sense the Americans to attack the embassy. So they were worried that the students would march to Tiananmen or to Zhong Nan Hai, and that explains the buses. They wanted to deflect the anger of the students onto the Americans, away from themselves. In other words, they risked a confrontation with America to protect themselves from domestic opposition.
Khi vụ thả bom ở Belgrade xảy ra, họ tin rằng rất có thể sinh viên sẽ cuồng nộ với chính phủ Trung Quốc vì đã quá yếu kém để xảy ra chuyện Hoa Kỳ tấn công vào toà đại sứ Trung Quốc. Bởi vậy, họ lo lắng rằng sinh viên sẽ diễu hành đến Thiên An Môn hoặc Trung Nam Hải và đó là điểm giải thích tại sao có những chiếc xe buýt kia. Họ muốn chuyển hướng sự giận dữ của sinh viên chệch ra khỏi chính họ và nhắm vào người Mỹ. Nói một cách khác, họ liều chọn biện pháp đối chọi với Hoa Kỳ để bảo vệ họ né khỏi những phản kháng từ bên trong.
Based on this traumatic experience back in 1999 and a number of other similar ones when I was in government, I started to see a pattern of political insecurity on the part of China's leaders. Although they look like giants to us in the outside world because of China's great success at reviving its economic, military, and political power since the introduction of market reforms in 1978, in their own minds I believe they feel like scared children struggling desperately to stay on top of a society roiled by economic change. This insecurity drives all their policy choices, international as well as domestic.
Dựa vào kinh nghiệm kinh hoàng này hồi năm 1999 và một số trường hợp tương tự khi tôi còn làm việc cho chính phủ, tôi bắt đầu thấy được biểu hiện thiếu an ninh chính trị của các lãnh tụ Trung Quốc. Mặc dù họ trông như những gã khổng lồ đối với chúng ta từ thế giới bên ngoài do sự thành công to lớn về mặt phục hồi kinh tế, quân đội và sức mạnh chính trị từ khi ban hành chính sách cải tổ kinh tế thị trường vào năm 1978, tôi tin rằng họ cảm thấy như những đứa trẻ đang sợ hãi cố gắng một cách tuyệt vọng để nắm víu vị trí tột đỉnh trong xã hội từ những dao động của sự thay đổi kinh tế.
Now, why are China's leaders so insecure if the country has been so successful? First of all, as I just discussed, in 1989 the Communist Party regime was shaken to its roots by the nationwide student protests and the divisions within the Party leadership about how to deal with them that occurred at the same time. If the military had refused to impose order and obey Deng Xiaoping's orders, then the Chinese regime would have been history, just like the Soviet Union was history. So ever since 1989, that close call, and the fall of the Berlin Wall and the fall of communism in the Soviet Union and Eastern Europe that occurred at just about the same time, they have been haunted by the fear that their own days are numbered as well.
Thế, tại sao những nhà lãnh tụ Trung Quốc lại cảm thấy thiếu an ninh trong khi đất nước của họ thành công như thế? Đầu tiên, như tôi đã thảo luận, vào năm 1989, Đảng Cộng Sản đã bị rung chuyển đến tận gốc rễ do cùng một lúc, những cuộc biểu tình của sinh viên và những chia rẽ ngay chính trong nội bộ lãnh đạo của Đảng về việc làm cách nào để đối phó. Nếu quân đội đã từ chối theo lệnh và không nghe lời Đặng Tiểu Bình thì thể chế Trung Quốc đã là lịch sử. Bởi thế, từ 1989, từ cú ngã quá cận kề sự diệt vong, từ sự sụp đổ của bức tường Bá Linh và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Bang Xô Viết và cả khối Đông Âu xảy ra gần như cùng lúc, họ luôn luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi rằng ngày kết thúc của họ cũng cận kề.
China's leaders also know that they lack the prestige of the iconic figures Mao Zedong and Deng Xiaoping, the leaders of the Long March generation who founded the People's Republic. People like current President Hu Jintao or his predecessor Jiang Zemin are pretty much colorless technocrats, organization men, without much charisma, even though they try very hard to figure out how to have more charisma. They also recognize that two-and-a-half decades of economic reform and opening to the world have turned Chinese society upside down and created latent political challenges to communist rule.
Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc cũng biết rằng họ bị thiếu hẳn các biểu tượng cao quý như Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, các lãnh tụ của Thế hệ Trường chinh Vạn lý ( cuộc rút quân vĩ đại của Hồng Binh Trung Quốc kéo dài 370 ngày xuyên qua khoảng đường dài trên 12 ngàn km tránh truy kích của Quân Đội Quốc Dân Trung Quốc bắt đầu từ tháng 10 năm 1934) của những người đã sáng lập ra Cộng Hoà Nhân Dân. Những người hiện tại như Hồ Cẩm Đào hoặc người tiền nhiệm như Giang Trạch Dân chỉ là những người tuyên dương các nhà-kỹ-trị-không-mầu - những tay giỏi về tổ chức nhưng chẳng có là bao sức quyến rũ, ngay cả họ rất cố gắng tìm cách tạo thêm sức hấp dẫn. Họ cũng nhận ra rằng hai mươi lăm năm của việc cải tổ kinh tế và mở cửa đã đổi ngược xã hội và tạo những thách thức chính trị cho bộ máy cầm quyền cộng sản.
We all know very well--we read it in the paper every day--that the Chinese economy has been growing at about 10 percent per year for 25 years. It is well on its way, as Joanne said, to once again being the largest economy in the world. It was the largest economy in the world actually for 2,000 years, up until the late nineteenth century, when it was surpassed by the United States. People's incomes have increased dramatically too at about 8 percent annually. Actually, that is the fact that is unprecedented in human history, for over two decades to have per capita income improve at that rate. But still China remains a poor country. Its average income is only ,500 a year, compared to about ,000 in the United States.
Chúng ta đều biết rất rõ - chúng ta đọc trên báo chí hàng ngày - rằng kinh tế Trung Quốc đã gia tăng chừng 10 phần trăm mỗi năm trong 25 năm. Nó đã vững mạnh, cũng như Joanne đã nhận định, trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới một lần nữa. Thật ra nó đã là một nền kinh tế lớn nhất thế giới trong hai ngàn năm cho đến cuối thế kỷ 19, khi nó bị Hoa Kỳ qua mặt. Thu nhập của người dân gia tăng nhanh chóng với khoảng tám phần trăm mỗi năm. Thật ra, qua hai thập niên họ đã có thu nhập bình quân cải thiện ở tốc độ như thế chính là kỷ lục chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Nhưng, Trung Quốc vẫn là một quốc gia nghèo. Mức thu nhập trung bình chỉ ,500 cho một năm, so sánh với khoảng ,000 ở Hoa Kỳ.
The economic reforms have really changed society dramatically. The Party can no longer keep track of the population, much less control it. Over 100 million farmers have moved from countryside to the cities. There-quarters of the workforce now work outside the state sector, where political supervision is minimal. Thirty million people traveled abroad in 2005.
Các cải tổ kinh tế đã thay đổi xã hội một cách chóng mặt. Đảng không còn có khả năng bám sát dân số cũng như bị mất kiểm soát với dân số. Hơn một trăm triệu nông gia đã bỏ nông thôn vào thành phố. Ba phần tư lực lượng lao động hiện nay làm việc bên ngoài hệ thống chính phủ nơi chế độ quản lý chính trị rất ít ỏi. Ba mươi triệu người du lịch nước ngoài năm 2005.
People also have much more access to information than they did when all they had to read was the People's Daily and see the 7 o'clock news on CCTV. First of all, 132 million people access the Internet to get information, including 90 percent of those with college education. And now--people don't pay as much attention to this as they do to the Internet-- the commercialization of the mass media is very important. There are all these evening tabloid newspapers in China's cities and Internet news sites, and they are competing for audiences. So, although they are still censored, they are always trying to push the limits of that censorship. So Party leaders can no longer keep people ignorant of news from inside China or outside China.
Nhân dân có nhiều phương tiện tiếp cận với thông tin hơn trước rất xa cái thời ai cũng phải đọc Nhân Dân Nhật Báo và xem tin tức lúc 7 giờ trên truyền hình Đầu tiên, 132 triệu người có thể truy cập liên mạng toàn cầu để lấy thông tin, bao gồm 90 phần trăm liên quan đến giáo dục. Và bây giờ - thiên hạ chẳng còn chú ý mấy đến đến báo chí và truyền hình như đang chú ý đến Internet - việc thương mại hoá của hệ thống thông tin đại chúng rất quan trọng. Có hàng loạt tờ báo buổi chiều ở các thành phố ở Trung Quốc và trang tin tức trên mạng và họ tranh giành khách với nhau. Bởi thế, dù vẫn bị kiểm duyệt, họ luôn luôn cố gắng đẩy tới giới hạn tận cùng của mức kiểm duyệt. Bởi thế, các lãnh tụ của Đảng không còn đủ khả năng kiểm soát dân chúng tránh xa tin trong Trung Quốc hoặc tin ngoài Trung Quốc nữa.
Of course, inequality is a major political anxiety on the part of the leaders. The gap between rich and poor has widened. Today in America we worry a lot that our own wealth gap is larger than it has been in a century. But China's is worse. According to the Gini coefficient, which is the internationally accepted measure of inequality, with zero being perfect equality, the United States' measure is 4.1, and China's is 4.6-4.9 by different estimates. China's leaders worry incessantly very much in their speeches and in articles in the newspaper that this polarization, as they call it, could cause massive social unrest.
Tất nhiên, sự cách biệt trong xã hội là nỗi lo ngại lớn nhất của các vị lãnh tụ. Khoảng cách giữa người giàu và kẻ nghèo đã nới rộng ra. Ngày nay ở Hoa Kỳ chúng ta rất lo lắng rằng khoảng cách giàu nghèo của chúng ta đã nới rộng ra sau một thế kỷ. Nhưng ở Trung Quốc thì tệ hại hơn nữa. Theo giá trị bất biến Gini ( chỉ số Gini coefficient trong thống kê dùng để đo sự cách biệt trong thống kê được Corrado Gini triển khai vào năm 1912 ) một phương pháp đo đạt sự cách biệt được thế giới chấp nhận thì với zero là tuyệt hảo, giá trị đo của Hoa Kỳ là 4.1 và của Trung Quốc là 4.6 đến 4.9 với các giá trị ước chừng khác nhau. Trong các bài diễn văn và trong các bài viết trên báo chí, các lãnh tụ Trung Quốc không ngừng lo lắng rằng thái cực này, cách họ gọi, có thể tạo ra sự xáo trộn một cách khủng khiếp trong xã hội.
yo, if you get the source from x-cafevn, give them some credit, will ya? A$$h0le!
ReplyDelete