Saturday, August 29, 2009

QUANH CHUYỆN NHÀ BÁO HUY ĐỨC (OSIN) MẤT VIỆC


Quanh chuyện nhà báo Huy Đức mất việc
Nguyễn Hồng Kiên
07:48 ngày Thứ Bảy, 29/08/2009
http://bauxitevietnam.info/c/6694.html

Có quá nhiều cái “chả ra làm sao” quanh chuyện này.
Osin thì quá kiệm lời: “Tôi thừa nhận, đây là một thời kỳ khó khăn”, rồi lại: “Nhưng đây là thời gian thích hợp để tôi viết lại một vài chương sách”.
Khi BBC liên lạc, ông Huy Đức đã từ chối bình luận và nói rằng “nếu muốn nói gì sẽ đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước” về trường hợp của ông.
Trong khi đó, BBC và ông “sếp” Công Khanh thì viết/nói quá lung tung, càng đọc càng thấy rắm rối.
Câu trên, ông Khanh trả lời về nguyên nhân tòa soạn SGTT ngừng hợp đồng là vì: “quan điểm của ông Huy Đức trong bài “không đồng nhất với tờ báo, nhất là sau khi anh công bố trên blog bài Bức tường Berlin“. Ngay đoạn dưới lại là: “Blog là quyền tự do, chúng tôi không can thiệp”?!
BBC còn cung cấp thông tin: “Ông [Khanh] cũng cho hay cho dù đã thôi hợp đồng với Tòa soạn, ông Huy Đức vẫn giữ thẻ nhà báo và có thể cộng tác sau này với SGTT“.
Hoặc phóng viên BBC đã không hiểu về thẻ nhà báo ở Việt Nam. Hoặc ông Khanh nói liều.
Trước hết, theo “Thông tư về Hướng dẫn cấp, đổi và thu hồi thẻ nhà báo” (đăng trên website của Bộ Thông tin và Truyền thông) thì chắc chắn nhà báo Huy Đức không được giữ “Thẻ nhà báo”. Vì Thông tư này quy định:
“8. Nộp lại Thẻ nhà báo
Những trường hợp sau đây, người được cấp Thẻ nhà báo phải nộp lại Thẻ nhà báo:
8.1. Người được cấp Thẻ nhà báo nhưng chuyển sang làm nhiệm vụ khác hoặc cương vị công tác mới không còn là đối tượng được cấp Thẻ nhà báo theo quy định tại khoản 1 mục II Thông tư này; người được cấp Thẻ nhà báo được nghỉ chế độ hưu trí nhưng không tiếp tục cộng tác với cơ quan báo chí để hoạt động báo chí; những người đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng không được ký tiếp hợp đồng lao động mới”.
“9. Thu hồi Thẻ nhà báo
9.1. Người được cấp Thẻ nhà báo bị thu hồi Thẻ nhà báo trong các trường hợp:
a. Bị cơ quan tố tụng quyết định khởi tố bị can;
b. Bị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên hoặc bị khiển trách hai lần liên tục trong hai năm;
c. Vi phạm các quy định về hoạt động nghiệp vụ báo chí, thông tin trên báo chí, sử dụng Thẻ nhà báo không đúng mục đích gây hậu quả nghiêm trọng;
d. Bị kỷ luật buộc thôi việc tại cơ quan báo chí” (
http://mic.gov.vn/uploads_file/DOC/2009/07/358927.doc)
Sau nữa, cần hiểu rằng ở Việt Nam KHÔNG CÓ NHÀ BÁO TỰ DO. Bất kỳ ai cũng có thể viết báo và lĩnh nhuận bút nếu bài đó được đăng. Nhưng để được cấp thẻ hành nghề nhà báo thì người đó dứt khoát phải thuộc về một tờ báo nhất định. Vì Thông tư nói trên đã quy định rất rõ:
“2. Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp Thẻ nhà báo
2.1. Người được xét cấp Thẻ nhà báo phải bảo đảm các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
a. Tốt nghiệp đại học; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang công tác tại cơ quan báo chí miền núi hoặc chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên;
b. Có thời gian công tác liên tục theo chế độ biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại cơ quan báo chí đề nghị cấp Thẻ từ ba (3) năm trở lên, tính đến thời điểm xét cấp Thẻ;
c. Hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan báo chí phân công;
d. Không vi phạm quy định về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp báo chí; không bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời hạn 12 tháng tính đến thời điểm xét cấp Thẻ;
e. Được cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, Sở Văn hóa – Thông tin (đối với báo chí các tỉnh, thành phố) và Hội nhà báo cùng cấp thống nhất đề nghị cấp Thẻ nhà báo” (
http://mic.gov.vn/uploads_file/DOC/2009/07/358927.doc).
Hồ sơ xin cấp thẻ cũng rất chi tiết về chuyện này:
“3. Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ nhà báo:
3.1. Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ nhà báo thực hiện theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Văn hóa – Thông tin.
3.2. Hồ sơ gồm có:
a. Bản khai của người đề nghị cấp Thẻ nhà báo do người đề nghị cấp Thẻ nhà báo do người đề nghị cấp Thẻ thực hiện việc kê khai theo mẫu quy định, được người đứng đầu cơ quan báo chí ký duyệt, đóng dấu của cơ quan báo chí (Mẫu số 1);
b. Những người đề nghị cấp Thẻ lần đầu phải có bản sao quyết định biên chế hoặc hợp đồng dài hạn được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công chứng nhà nước xác nhận;
c. Bản tổng hợp danh sách đề nghị cấp Thẻ nhà báo của cơ quan báo chí có chữ ký, đóng dấu xác nhận của: Người đứng đầu cơ quan báo chí, đại diện cơ quan chủ quản, đại diện cấp Hội nhà báo, đại diện Sở Văn hóa – Thông tin (đối với cơ quan báo chí địa phương) (mẫu số 2);
d. Bản sao Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Văn hóa – Thông tin cấp có xác nhận của công chứng nhà nước.
[...]
8.3. Những người thuộc đối tượng phải nộp lại Thẻ nhà báo quy định tại điểm 8.1 và điểm 8.2 khoản 8 mục II của Thông tư này nếu được một cơ quan báo chí tiếp nhận vào biên chế hoặc ký hợp đồng dài hạn thì được xét cấp lại Thẻ nhà báo”.
Thậm chí, khi chuyển từ tờ báo này sang tờ báo khác, nhà báo cũng phải ĐỔI THẺ:
“6.1. Những người đã được cấp Thẻ nhà báo khi chuyển sang làm việc tại cơ quan, đơn vị công tác khác mà cương vị công tác vẫn thuộc đối tượng được cấp Thẻ nhà báo theo quy định tại khoản 1 mục II của Thông tư này thì phải làm thủ tục xin đổi Thẻ nhà báo về cơ quan mới” (
http://mic.gov.vn/uploads_file/DOC/2009/07/358927.doc ).
Nghĩa là không tồn tại một nhà báo trong tư cách cá nhân mà phải là nhà báo của một cơ quan báo chí nhà nước.
Nghĩa là nhà báo Huy Đức chắc chắn KHÔNG CÒN THẺ NHÀ BÁO, dù không mang tiếng là bị thu hồi thẻ.
NHK
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập



Tại Việt Nam, nhà báo Huy Đức bị mất việc do một bài viết về bức tường Berlin
Thanh Phương

Bài đăng ngày 28/08/2009 Cập nhật lần cuối ngày 28/08/2009 14:42 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/116/article_4734.asp

Trên trang Blog Osin, nhà báo Huy Đức đã từng đề cập đến nhiều chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam, đặc biệt là cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam với Trung Quốc trên biển Đông hay vấn đề khai thác bauxite Tây Nguyên. Lần này, nhà báo bị mất việc khi bày tỏ quan điểm về bức tường chia cắt Tây và Đông Berlin

Nhà báo Huy Đức tên thật là Trương Huy San (DR)
http://www.rfi.fr/actuvi/images/116/01HUYDUC200VIETNAM200BEST.jpg

Theo lời ông Trần Công Khanh, tổng thư ký tòa soạn tờ Sài Gòn Tiếp Thị, lý do của quyết định nói trên là vì nhà báo Huy Đức đã viết một bài về bức tường Berlin đăng trên trang blog của anh, mang tên Blog Osin http://www.blogosin.org/
Trên trang blog của mình, Huy Đức cho biết kể từ ngày 25/8, ông không còn là nhà báo của Sài Gòn Tiếp Thị nữa, và nhấn mạnh là trong 21 năm làm nghề báo, anh đã nhiều lần bị mất việc, nhưng vẫn không muốn bỏ nghề này.
Nhà báo Huy Đức viết: ''Báo chí, cho dù của Nhà nước thì vẫn là một tài sản của xã hội. Báo chí phải là nơi chuyển tải những bài viết trung thực, những phân tích, phản biện, những bài viết mà người làm báo tin rằng nói phụng sự xã hội.''
Trong bài viết về bức tường chia cắt Tây và Đông Berlin, mà anh gọi là ''bức tường ô nhục'', nhà báo Huy Đức đã nhắc lại con số hơn 1.300 người dân Đông Đức bị bắn chết khi trèo qua bức tường Berlin và hàng chục binh lính Đông Đức đã tự sát thay vì chấp hành lệnh bắn vào nhân dân, những ngườI đi tìm tự do.
Tác giả bài viết cũng lên án những tội ác do chủ nghĩa Stalin gây ra, mà đặc biệt là chính quyền do người Nga dựng lên ở Đông Đức liên tục thanh trừng nội bộ, khủng bố những người bất đồng, còn Liên Xô, theo Huy Đức, thay vì được ghi nhớ như là một ''giải phóng quân'' đã trở thành một lực lượng chiếm đóng và áp đạt lên Đông Âu ''một chế độ tước đoạt hết của con người những quyền căn bản.''
Trong bài kết luận, nhà báo Huy Đức đã thẳng thừng viết rằng : ''Một cuộc chiến không còn được coi là ''giải phóng'', nếu những gì mà nhân dân được hưởng không phải là độc lập tự do.''
Trên trang Blog Osin, nhà báo Huy Đức đã từng đề cập đến nhiều chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam, đặc biệt là cuộc tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam với Trung Quốc trên biển Đông hay vấn đề khai thác bauxite Tây Nguyên.
Khi nghe tin Huy Đức bị ngưng hợp đồng với tờ Sài Gòn Tiếp Thị, hàng trăm ngườI đã bày tỏ sự ủng hộ nhà báo này trên trang blog Osin, trong số đó có một đồng nghiệp không nêu tên viết rằng : ''Nhà báo Huy Đức không đơn độc, kể cả khi anh không phải là phóng viên chính thức của tờ Sài Gòn Tiếp Thị. Độc giả sẽ giúp Blog Osin tồn tại''
Việt Nam vẫn bị tổ chức Phóng viên không biên giới xếp vào danh sách các quốc gia kẻ thù của Internet. Năm ngoái, một blogger nổi tiếng khác là Điếu Cày cũng đã bị kết án hai năm rưỡi tù giam với tội danh gọi là '' trốn thuế ''.
Vụ đuổi việc nhà báo Huy Đức diễn chỉ hai ngày sau khi đại sứ Mỹ tại Hà Nội Michael Michalak, hôm thứ tư vừa qua, đã một lần nữa bày tỏ mối quan ngại của ông về quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam.


BLOGGER HUY ĐỨC (OSIN) THÔI NGHỀ BÁO (lvbl)

BLOGGER HUY ĐỨC (OSIN) THÔI NGHỀ BÁO (nhanquyen)

-------------------

Phóng viên Huy Đức mất việc vì “Bức tường Berlin

DCVOnline - Tin ngắn
29-08-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6654
“Một cuộc chiến không còn được coi là “giải phóng” nếu những gì mà nhân dân cuối cùng được hưởng không phải là độc lập tự do.”
Đó là câu kết trong bài viết
“Bức Tường Berlin” (08/23/2009) của của blogger Osin và cũng là phóng viên Huy Đức. Vài ngày sau đó, trong một bài mang tên “Làm Osin,” ông viết, “Từ 25 Tháng Tám, tôi không còn là phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị.”

Ông Trần Công Khanh, Tổng thư ký tòa soạn của tờ Sài Gòn Tiếp Thị, trả lời hãng tin AP rằng phóng viên Huy Đức bị cho thôi việc vì bài viết “Bức tường Berlin” nói trên. Ông Khanh nói thêm rằng ông không biết ông Đức có viết thêm những điều “nhạy cảm” khác nữa hay không. (1)
Phóng viên Huy Ðức, tên thật là Trương Huy San, là một trong những blogger Việt Nam có nhiều người đọc.
Là một người cựu chiến binh quân đội Nhân Dân Việt Nam, Huy Đức đã có bài viết “Biên Giới Tháng Hai, 2009-1979” kỷ niệm ngày 17 tháng Hai (ngày quân Trung Quốc tấn công biên giới Việt Nam) được đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị. Thế nhưng, chỉ ít ngày sau, bài báo đã bị đục bỏ. Bogger Osin đã viết bài kế tiếp “Cuộc chiến 1979 và Hoàng Sa” với lời ghi chú “bài này chưa đăng báo giấy.” (2)

Về dự định hiện nay, trên trang blogosin.org, ông viết, “Ðây là thời gian thích hợp để tôi viết lại một vài chương sách, làm một vài việc mà tôi cảm thấy như là món nợ với một người đã khuất.”
Người ta cho rằng “người đã khuất” đó chính là cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Vì khi còn là phóng viên báo Tuổi Trẻ những năm 1990, Huy Đức đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt. và trong những năm 2000, sau khi từ Hà Nội về sống tại Tp. HCM, ông Kiệt đã chọn Huy Đức làm người ghi chép những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Một mặt sa thải phóng viên của mình vì những điều viết trên blog, mặt khác Sài Gòn Tiếp Thị cho đăng tin về Đại sứ Việt Nam, ông Trần Quang Hoan, đã tham gia viết bài cho blog của ông Mark Kent, Đại sứ Anh tại Việt Nam, ngày 27/08. (3)

Cũng trong tuần, đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak, lên tiếng với báo chí rằng ông sẽ tiếp tục chú tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam gồm cả việc Hà Nội đàn áp báo giới và xem sự tự do phát biểu là hành vi chống phá nhà nước. (1)
© DCVOnline
----------------------------

(1)
Berlin wall post costs Vietnam blogger job: editor, AFP, 27/08/2009
(2)
Đã có những hy sinh không được thừa nhận, Thiện Giao, RFA, 02/17/2009
(3)
Đại sứ Việt Nam tham gia viết blog, SGTT, 08/27/2009


PHẢN HỒI :

Re: Phóng viên Huy Đức mất việc vì “Bức tường Berlin”
2009-08-28 21:42:22
Nguyễn Quân
Huy Đức từ tờ Tuổi Trẻ nhảy qua báo Sai Gon Tiếp Thị, sau vụ PMU 18. Từ cú bị đá giò lái này của Tô Huy Rứa, Tuổi Trẻ hết trẻ, nay dường như sống cầm hơi với tuổi già đến sớm, nhâm nhi nhâm nha hàng ngày với các loại tin xe cán chó, chó cán xe.
Nghe nói nhiều nhà báo cũng bỏ Tuổi Trẻ sang đầu quân cho SGTT, từ đó, báo này gia tăng số độc giả nhanh chóng, phần lớn nhờ những bài viết ít né tránh các vấn đề ở VN cho là nhạy cảm. Nói không ngoa, Huy Đức đã góp tay tạo thành công cho tờ báo này Cái họa không cần chờ lâu, nay đã đến lưột ông bị trảm. Làm nhà báo với cái đầu biết suy nghĩ và trái tim biết nóng lên truớc mỗi sự kiện, tình hình quan trọng liên quan đến đất nước, đến dân đen trong xã hội VN lúc này là điều bất khả. Nếu có, chỉ được cho phép tồn tại trong thời gian ngắn, như một cách làm tuồng.
Có lần đọc Huy Đức (hay Osin, tên viết blog của ông) viết nên đề nghị làm một lễ tưởng niệm chung cho các chiến sĩ VNCH cũng như bộ đội canh giữ Hoàng Sa bỏ mình vì súng đạn Tàu, tôi thật sự cảm được cái nhìn rất sâu, rất người, rất Việt của ông, và cũng hơi lấy làm lo sợ cho ông từ đó.
Cùng với tin ông bị sa thải là tin blogger Nguoibuongio bị bắt, sau hàng loạt các vụ bắt bớ các vị khoa bảng trí thức khác Từ đó có câu hỏi: Trong thời đại hôm nay, khi mỗi quốc gia cần đến sự đóng góp nhiệt thành của mỗi công dân, mỗi đầu óc biết suy nghĩ độc lập tự do để có được những ý tưởng, công trình sáng tạo, bộc phá, cho sự tồn tại và đi lên của đất nước, thì chế độ cầm quyền lại chỉ muốn tạo ra chung quanh mình những con người chỉ biết gọi dạ bảo vâng, xum xoe ca tụng, thúc đẩy, phát triển, bảo vệ những điều dối trá, những cái ác, những nghịch lý và phi lý... thì tương lai của đất nước này sẽ đi về đâu?
Xin co lời chia xẻ cùng nhà báo Huy Đức và mong là ông không vì những khó khăn vừa đến với mình mà bẻ cong ngòi bút.



No comments:

Post a Comment