Tuesday, July 7, 2009

VIỆT NAM "HẠNH PHÚC HẠNG 5 THẾ GIỚI"


Việt Nam “hạnh phúc hạng 5 thế giới”, trên Cuba hai bậc
Monday, July 06, 2009
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=97563&z=1

Hình bên: Hai phụ nữ đánh dậm bên một thửa ruộng ở phía bắc tỉnh HàTây, nay là một phần của thành phố Hà Nội mở rộng. Cách kiếm ăn vất vả như hai phụ nữ này chắc gì đã đủ ăn? Báo chí ở Việt Nam dựa vào cuộc khảo cứu của một tổ chức ở Anh quốc nói rằng Việt nam là một trong 5 nước “hạnh phúc” nhất trên thế giới. (Hình AFP/Getty Images).
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/97563-medium_VN_71707622_danhdam.JPG

HÀ NỘI 6-7 (TH) - 'Việt Nam là một nước đáng hãnh diện nhất, đáng sống nhất' vì, theo một tổ chức khảo cứu ở Anh quốc, Việt Nam có chỉ số “hạnh phúc” đứng hàng thứ 5 trên thế giới, xếp trên Cuba hai bậc (hạng 7) và bên trên xa lắc xa lơ các nước giàu có và văn minh kể cả nước Mỹ (hạng 114)?

Hai báo điện tử VNExpress và Tuổi Trẻ loan tin này và một số báo khác lấy lại phổ biến.
“Việt Nam được đánh giá là một trong những nơi hạnh phúc nhất trên thế giới, do có tuổi thọ cao, con người hài lòng với cuộc sống và gây ít tác động tới môi trường.” VNExpress đưa tin hôm Thứ Hai.
Cùng ngày, báo Tuổi Trẻ viết: “Costa Rica xếp số 1 thế giới, và Việt Nam xếp thứ 5 về chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) năm 2009, theo công bố đầu tháng 7 của Tổ chức Quỹ kinh tế mới (NEF), có trụ sở tại Anh.”

Tổ chức NEF bắt đầu thiết lập bảng “chỉ số hạnh phúc hành tinh” từ năm 2006 đến nay với nhiều tranh cãi và chỉ trích vì các tiêu chuẩn được dùng để thiết lập tiêu chuẩn “hạnh phúc” bị coi là khập khễnh.
Nhưng với nhà cầm quyền CSVN thì lại là lợi thế để hồ hởi tuyên truyền, phổ biến bản tin.
Mười nước đứng đầu bảng trong cuộc cho điểm năm 2009 của NEF theo thứ tự từ 1 đến 10 là Costa Rica, CH Dominica, Jamaica, Guetamala, Việt Nam, Colombia, Cuba, El Salvador, Brazil và Honduras.

Việt Nam được cho hạng cao vì “chỉ số hài lòng” với cuộc sống của người dân là 6.5 và tuổi thọ trung bình là 73.7. Nước Mỹ xếp hạng tới 114 vì cái “chỉ số hài lòng” có 28.83. Nước Cộng sản Cuba lại có chỉ số hài lòng lên tới 65.7 nhưng thỉnh thoảng người ta vẫn thấy người dân nước này tìm cách vượt biển đến nước Mỹ dù ở đây chỉ số hài lòng rất thấp và bị xua đuổi trở về.

Cũng vậy, không thấy có thống kê nào cho thấy bao nhiêu người Hoa Kỳ hoặc các nước khác xin nhập tịch Việt Nam hoặc “vượt biên” đến Việt Nam để được hưởng “chỉ số hạnh phúc” cao. Người ta chỉ thấy hàng năm, hàng ngàn người Việt Nam được cho đoàn tụ gia đình với thân nhân ở Mỹ, mà không thấy ngược lại.
“Theo chỉ số HPI, Costa Rica có tuổi thọ trung bình là 78,5 tuổi, trong đó 85% dân số vui vẻ và hài lòng với cuộc sống của mình. Nước này cũng có dấu ấn tác động với môi trường ít nhất thế giới, với 99% năng lượng lấy từ các nguồn tái tạo.” VNExpress viết.

Chỉ số HPI không có khả năng hay nhằm mục đích đo lường mức độ hạnh phúc nhất của con người trên thế giới, theo nhiều nhà phê bình. Nó không tính trong đó sự hài lòng về cải cách chính trị, nhân quyền và quyền tự do nghiệp đoàn, và ngay cả mức độ đời sống vật chất.
Ít nhất, 75% dân chúng Việt Nam sống ở các khu vục nông thôn và đồi núi.

Theo một lọat bài viết của nhà thơ, nhà báo Nguyễn Quang Thiều đang được phổ biến trên báo điện tử VietnamNet, một tháng, trung bình người nông dân Việt Nam “thu nhập trung bình” “trên dưới 40,000 đồng”. Số tiền này, người dân thành phố chỉ để ăn 4 bát phở.
Ở nhà quê, nói khác, số tiền đó cũng không phải đủ để người ta “tạm đủ sống”, mà là thiếu đói thường xuyên.
Làm ra lương thực cho nhà nước xuất cảng lấy thành tích và đô la nhưng đói bụng, còn khi đau ốm thì không có tiền mua thuốc.

Lọat 7 bài viết của Nguyễn Quang Thiều mới thấy xuất hiện 4 bài đầu. Một số độc giả của Vietnamnet phản hồi cho hay họ đã khóc. Một số người kể về chính họ như nhân chứng chứng thực cho lọat bài “Thư của đứa con những người nông dân”.

Một người bút danh Phạm Nguyễn viết phản hồi: “Chúng tôi, gia đình và quê hương tôi còn có nhiều đau khổ hơn so với những điều trong bài viết. Thậm chí, tôi đã đến nhiều nơi và thấy những nơi ấy còn khổ hơn nhiều nữa.”

Khi người ta đói thường trực, người ta khổ triền miên, chỉ số hạnh phúc lên cao tới đâu?

Hơn 10 triệu người thuộc các gia đình được nhà cầm quyền CSVN xếp vào “chuẩn nghèo”, tức chỉ kiếm được số tiền bên dưới mức nghèo khó. Người ở thành phố kiếm 260,000 đồng/tháng hoặc ở nông thôn kiếm được 200,000 đồng/tháng mới được gọi là “nghèo” dù những người kiếm được hơn 1 triệu đồng một tháng vẫn thấy vô cùng chật vật khó khăn, theo nhiều ký sự của báo chí Việt Nam.

Ngày 23/6/09, ông Steve Price-Thomas của tổ chức phi chính phủ Oxfam (Anh quốc) nói với báo Tuổi Trẻ rằng “Chuẩn nghèo ở Việt Nam không phù hợp”.

Việt Nam nằm trong top 5 các nước hạnh phúc nhất (vietnamnet)


--------------------------------------------------------------------

Bức thư thứ sáu: “Chúng tôi đang mất làng”

http://www.vietnamnet.vn/thuhanoi/2009/07/856620/

Bức thư thứ năm: Vẫn chỉ là xóa nạn mù chữ (?)

Bức thư thứ tư: Sự lựa chọn kinh hoàng

Bức thư thứ ba: Số phận những người đàn bà thôn quê

Bức thứ hai: “Tổng thu nhập một tháng của người nông dân”

Thư của đứa con những người nông dân





No comments:

Post a Comment