Thursday, July 23, 2009
VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH VƯƠN RA BIỂN
Vạn lý trường thành vươn ra biển
TRUNG QUỐC ĐỔI MỚI LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN DẤY LÊN NHIỀU QUAN NGẠI CHO THẾ GIỚI
The Great Wall goes to sea
China’s naval renewal raises critical questions for the world
By Peter Brookes
Nhóm chuyển ngữ Bauvinal
22/07/09
http://bauvinal.info.free.fr http://bauxitevietnam.free.fr
Militarily, China has not been well-known for its navy. The army has long been the dominant service in the People’s Republic of China (PRC), a country celebrating the 60th anniversary of its founding by Mao Zedong in 1949.
Về mặt quân sự , Hải quân Trung Quốc chẳng mấy tiếng tăm. Lục quân từ lâu là ngành áp đảo trong quân đội của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), vừa làm lễ kỷ niệm 60 năm do Mao Trạch Đông thành lập vào năm 1949.
In fact, despite being known as the “Great Helmsman,” Mao was so focused on the army after taking power that it was not until 1953 that he made his first tour of the Chinese navy, spending four days visiting a pair of frigates.
Trong thực tế, mặc dù được biết là "nhà Lãnh đạo Vĩ đại", họ Mao vẫn tập trung rất nhiều vào lục quân từ ngày nắm quyền, mãi đến năm 1953 ông mới có chuyến đi thăm Lực lượng Hải quân Trung quốc đầu tiên, trong bốn ngày đi thăm vài tàu tuần dương
But the once-ignored People’s Liberation Army Navy (PLAN) is chiseling off the rust, slapping on a fresh coat of paint — and going to sea like never before. The navy is showing the flag in Asia and around the world. In celebration of its 60th anniversary, the PLAN held a colorful naval review this spring in Qingdao, which included 25 of its own ships and another 20 from 15 other countries.
Nhưng Lực lượng Hải quân Giải phóng Nhân dân (PLAN) một thời bị lãng quên đang cạo bỏ rỉ sét, khoác lên một lớp sơn mới - và thẳng tiến ra khơi như chưa từng có trước đây. Hải quân Trung quốc đang giương oai ngọn cờ ở châu Á và vòng quanh thế giới. Trong dịp lễ kỷ niệm 60 năm, PLAN đã tổ chức một buổi duyệt binh hải quân hoành tráng vào mùa xuân năm nay tại Thanh đảo, có cả 25 tàu của mình cùng 20 chiếc nữa từ 15 nước khác nhau đến tham dự.
But do not be fooled by the pomp and circumstance of ship visits and naval reviews. This is not about vanity. China is serious about its standing in the world and its maritime interests - and it is developing a navy to advance and protect both.
Nhưng đừng để lưu tâm đến bề ngoài của tàu bè thăm viếng và các buổi thao diễn hải quân. Điều này chẳng phải để khoe trương. Trung quốc rất nghiêm chỉnh về vị thế trên thế giới cùng các quyền lợi của mình trên biển - và đang ra sức phát triển lực lượng hải quân lên mức tiên tiến hơn để bảo vệ cả hai mục đích trên.
Indeed, the Pentagon reports: “PRC President Hu Jintao called China a ‘sea power’ and advocated a ‘powerful people’s navy’ to ‘uphold our maritime rights and interests’ ” in a 2006 speech.
Thực vậy, Lầu Năm góc báo cáo: "Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào xem Trung Quốc là "sức mạnh biển" và chủ trương phải có một "hải quân nhân dân hùng mạnh" để "bảo đảm quyền lợi của chúng ta trên đại dương" , trong một bài diễn văn năm 2006.
U.S. ships have already seen some of this up close and personal.
Tàu chiến tại chỗ của Mỹ đã nhận chân được điều nầy
Just two weeks after the Pentagon described the first U.S.-China military-to-military talks as the best ever, Chinese vessels confronted an American ship operating in international waters in the South China Sea.
Chỉ hai tuần sau khi Lầu Năm Góc mô tả việc lần đầu tiên quân đội hai nước Mỹ - Trung trò chuyện nhau thân mật nhất từ trước đến nay, tàu chiến của Trung Quốc đã đương đầu với tàu Mỹ đang hoạt động trên vùng biển quốc tế ở biển Đông(Nam Trung Hoa).
The affair was eerily reminiscent of the 2001 EP-3 incident, in which a Chinese fighter came too close to a U.S. Navy reconnaissance plane, ultimately colliding with it, leading to the brief imprisonment of the U.S. crew and causing a major diplomatic dust-up.
Việc này gợi lại một cách kỳ lạ sự kiện máy bay dọ thám EP-3 vào năm 2001, khi ấy chiến đấu cơ Trung Quốc tiến đến ép sát chiếc máy bay nầy của Hải quân Mỹ, cố tình va chạm vào, dẫn đến việc giam giữ phi hành đoàn Mỹ trong một thời gian, gây vẫn đục bầu không khí ngoại giao.
In this case, Beijing dispatched five fishing vessels to shadow and intimidate the unarmed U.S. Military Sealift Command research ship Impeccable, which was conducting operations about 75 miles off Hainan Island, where the crippled EP-3 ultimately landed.
Về trường hợp này, Bắc Kinh đã gởi 5 tàu đánh cá để theo dõi và dọa dẫm chiếc Impeccable - một tàu khảo sát chỉ huy cứu hộ của quân đội Mỹ không trang bị vũ khí- đang thi hành nhiệm vụ ở vị trí cách 75 dặm ngoài đảo Hải Nam, là nơi chiếc phi cơ EP-3 bị hư hại buộc phải hạ cánh.
The flotilla threw timbers in the path of Impeccable, coming within 25 feet of the U.S. ship before finally backing off. The Chinese vessels also tried to snag its towed sonar array.
Đội tàu nhỏ này đã ném các lóng gỗ cản đường đi của chiếc Impeccable, áp sát vào tàu Mỹ cách khoảng 25 “bộ”(1 bộ=0.30 mét) trước khi lui ra. Các tàu của TQ cũng đã cố tình gây trở ngại mạng thiết bị phát hiện tàu ngầm (SONAR : Sound NAvigation Ranging = "thiết bị dò âm thanh để đo tầm hoạt động" của tàu địch) mà tàu Mỹ kéo theo.
Fortunately, no shots were fired in anger, other than some high-pressure fire hoses by the American side, likely concerned the Chinese sailors might try to board the ship despite the fact that it was operating outside Beijing’s national waters.
May mắn thay, không một phát súng nào đã nổ trong lúc giận dữ ngoài mấy luồng nước cao áp từ vòi chữa cháy do phía Mỹ phun ra để ngăn chận những thủy thủ Trung quốc có khả năng trèo lên boong tàu dù thực tế đang hoạt động ngoài lãnh hải của Bắc Kinh.
China claims Impeccable was violating its sovereignty by conducting operations within the PRC’s 200-nautical-mile Exclusive Economic Zone (EEZ) as identified under the United Nations’ 1982 Law of the Sea Treaty. The treaty, of course, does not give Beijing the right to veto activities outside its 12-nautical-mile territorial waters, but does give it the right to object to certain economic undertakings in its EEZ, such as drilling for oil and gas or fishing.
Trung Quốc khiếu nại rằng chiếc Impeccable đã vi phạm chủ quyền của họ qua việc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý(EEZ) của nước CHNDTH chiếu theo Hiệp định về “Luật về biển” của Liên hiệp quốc năm 1982. Hiệp định này, dĩ nhiên không cho phép Bắc Kinh quyền phủ quyết các hoạt động ngoài 12 hải lý thuộc lãnh hải, nhưng cho phép Trung Quốc quyền phản kháng các hoạt động kinh tế tiến hành trong vùng này, như khoan đào tìm dầu khí hay đánh cá.
Beijing does not see it that way. While a sea treaty signatory, it claimed an exception upon entering into the treaty, claiming that territorial waters and the EEZ are sovereign. The Chinese also harassed an Impeccable sister ship, Victorious, about the same time using similar tactics, while it was conducting operations in the Yellow Sea. There have now been at least five such incidents between U.S. and Chinese vessels off the PRC’s coast.
Bắc Kinh không thấy như vậy. Mặc dầu là thành viên nhưng họ đòi hỏi một biệt lệ nơi hiệp định về biển, đòi chủ quyền ở khu vực lãnh hải lẫn khu vực đặc quyền kinh tế biển. Trung Quốc cũng quấy rối tàu Victorious, cùng loại với tàu Impeccable, trong cùng một thời điểm và cách thức tương tự, khi chiếc tàu này đang thi hành nhiệm vụ tại vùng biển Hoàng Hải. Cho đến nay có ít nhất 5 vụ việc đụng chạm như trên giữa các tàu Mỹ và Trung ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.
Red flags are also being raised about China’s expanding global interests and the role of the PLAN in it.
CẢNH BÁO DÂNG CAO VỀ VIỆC TRUNG QUỐC MỞ RỘNG CÁC MỐI QUAN TÂM RA TOÀN CẦU VÀ Vai trò CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUÂN TRUNG QUỐC
Global goals
Những mục tiêu toàn cầu
In congressional testimony this year, Director of National Intelligence Dennis Blair said Beijing’s international behavior is driven by, among other things, a “longstanding ambition to see China play a role of a great power in East Asia and globally.”
Trong cuộc điều trần trước quốc hội năm nay, Giám đốc của cơ quan tình báo quốc gia Dennis Blair cho rằng cách ứng xử trên thế giới bên ngoài của Bắc Kinh do nhiều động lực, nhất là tham vọng từ lâu về vai trò của TQ như một cường quốc ở Đông Nam Á và trên toàn cầu ."
In other words, it is not just about Taiwan anymore.
Sure, deterring or preventing a Taiwanese declaration of independence or forcing unification by military means with its cross-Taiwan Strait island rival is still front and center of Chinese foreign and defense policy.
Nói một cách khác, không chỉ nhắm vào Đài Loan như trước nữa.
Đã hẳn, việc răn đe hay ngăn ngừa Đài Loan tuyên bố độc lập hoặc ép buộc thống nhất bằng biện pháp quân sự với Đài Loan ("hòn đảo kẻ thù bên kia eo biển Đài Loan" nghĩa là Đài loan) luôn là mục tiêu ưu tiên và trung tâm của chính sách đối ngoại và quốc phòng của Trung Quốc từ lâu.
But Chinese leaders are beginning to look well beyond Taiwan. China, long a land power, is becoming increasingly dependent on the use of the sea for its economic and political influence, making a strong navy a prerequisite for meeting national goals.
Nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc đang bắt đầu có tầm nhìn vượt khỏi vấn đề Đài Loan. Trung Quốc, ham muốn là một cường quốc trên bộ giờ đây mỗi ngày một lệ thuộc vào việc sử dụng đường hàng hải cho nền kinh tế và ảnh hưởng chính trị ngày càng gia tăng, đang ưu tiên việc xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh nhắm đáp ứng các mục tiêu quốc gia.
While China is still conducting traditional military operations and drills in the surrounding South and East China seas, according to the Defense Intelligence Agency (DIA), it is paying increasing attention to disputed energy fields and activities in its EEZ.
Trong lúc Trung Quốc vẫn đang tiến hành các hoạt động quân sự truyền thống và cắm chốt ở chung quanh vùng biển Nam và Đông Trung Quốc, theo nhận định của Cục Tình báo Quốc phòng (DIA), Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn đến các vùng tranh chấp khai thác dầu khí và các hoạt động khác tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế (EEZ).
This comes as no surprise as China, now the world’s third-largest economy after the U.S. and Japan, continues its laserlike focus on growing its economy, which includes access to the resources along its periphery. But that will not be sufficient, considering China is now heavily dependent on the seaborne export of finished goods and the import of natural resources for production that have allowed the PRC to chalk up 10 percent growth rates for a decade now.
Không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc, giờ đây là nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Nhật, tiếp tục chuyên tâm vào việc phát triển nền kinh tế của mình, trong đó bao gồm sở hữu các tài nguyên dọc theo ngoại biên. Nhưng điều đó chưa đủ, thực tế, Trung Quốc đang lệ thuộc rất lớn vào xuất khẩu các thành phẩm qua đường biển và nhập khẩu các nguyên liệu thiên nhiên cho sản xuất, điều đã giúp Trung Quốc đạt mức tăng trưởng GDP 10% từ một thập niên vừa qua.
For instance, China must also be able to patrol and defend sea lines of communications, such as transporting energy resources from Africa and the Middle East, which requires transits of the broad Indian Ocean and the narrow Malacca Strait, an important Southeast Asian maritime chokepoint. (Eighty-five percent of China’s imported oil comes through the Malacca Strait.)
Cụ thể như Trung Quốc cũng cần có khả năng tuần tra và phòng thủ tuyến liên lạc hàng hải, như việc vận tải tài nguyên nhiên liệu từ châu Phi và Trung Đông, vốn cần trung chuyển qua vùng Ấn độ dương mênh mông và eo biển hẹp Malacca, một điểm thắt cổ chai đường hàng hải quan trọng miền Đông Nam Á (85% dầu mỏ nhập khẩu vào Trung Quốc đi qua eo biển Malacca.)
It’s not surprising then that Blair, a former Pacific commander, told Congress: “China’s national security interests are broadening. This will likely lead China to attempt to develop at least a limited naval projection capability extending beyond the South China Sea.”
Quả không có gì đáng ngạc nhiên khi Blair, một cựu chỉ huy khu vực Thái Bình Dương, đã tường trình với Quốc hội: "Các mối quan tâm an ninh quốc gia của Trung Quốc hiện đang mở rộng. Điều này dường như khiến Trung Quốc cố gắng phát triển ít nhất một dự án hải quân giới hạn có khả năng vươn ra khỏi biển Đông ( Nam Trung Quốc)"
It has already started on some “soft” power projection. Reminiscent of Roosevelt’s Great White Fleet, Beijing sends ships around the world to show the flag and generate good will, including a 12,000-mile jaunt to St. Petersburg, Russia, in 2007. It also displays China’s new sense of confidence and power.
Điều đó đã bắt đầu qua một vài dự án phô trương sức mạnh "mềm". Gợi lại Đoàn Chiến hạm trắng của Roosevelt khi xưa (16 chiến hạm Mỹ đi vòng quanh thế giới 1907-1909 để diễu võ giương oai—người dịch chú) Bắc Kinh cũng gởi đoàn tàu đi vòng quanh thế giới để phô trương và bày tỏ thiện chí, vượt 12.000 dặm dài đến St. Petersburg( Nga) vào năm 2007. Điều đó cũng phơi bày những tư duy mới của Trung Quốc về sức mạnh(của hải quân) và sự tự tin.
But China is also employing some hard power. Beijing deployed a small flotilla to the Gulf of Aden on an anti-piracy patrol in December, marking China’s first out-of-area deployment. Not surprisingly, to support China’s interests abroad, the PLAN is undergoing a significant military modernization based on a new naval strategy.
Nhưng Trung Quốc cũng sử dụng một số sức mạnh cứng rắn. Bắc Kinh đã triển khai một đội tàu nhỏ đến vùng vịnh Aden trong cuộc tuần tra chống cướp biển vào tháng 12/2008, đánh dấu cuộc triển khai quân đầu tiên vượt tầm khu vực của Trung Quốc. Không ngạc nhiên gì, trong việc bảo vệ các quyền lợi của Trung Quốc ở nước ngoài, Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) cũng đang tiến hành hiện đại hóa quân sự quan trọng dựa trên một chiến lược hải quân mới.
The Pentagon’s annual congressional report on Chinese military power asserts that Beijing’s maritime strategy is evolving beyond “offshore active defense,” which calls for coastal operations out to the first island chain (i.e., Japan-Taiwan-Indonesia).
Lầu Năm Góc trong một báo cáo thường niên lên quốc hội về sức mạnh quân sự Trung Quốc đã khẳng định rằng chiến thuật đường biển của Bắc Kinh đang tiến triển vượt khỏi "chủ động phòng vệ ngoài khơi", có nghĩa là các hoạt động tuần duyên ra khỏi chuổi đảo đầu tiên ở Châu á (như là Nhật bản, Đài loan, Indonesia).
Far sea defense
PHÒNG VỆ TỪ XA TRÊN BIỂN
The new strategy is “far sea defense,” which puts a premium on “multidimensional precision attacks beyond the first island chain and outside of China’s EEZ to defend PRC national interests,” adding a layer of strategic depth, according to the Pentagon.
Chiến lược hải quân mới ở đây là "Phòng vệ trên biển xa", có nghĩa là đặt ưu tiên trên việc "tấn công chính xác đa chiều vượt khỏi chuổi đảo đầu tiên và ra ngoài khu vực đặc quyền kinh tế trên biển nhằm bảo vệ các lợi ích quốc gia của Trung Quốc", tức tăng thêm một tầng sâu chiến lược nữa, theo giải thích của Lầu Năm Góc.
Not every Chinese analyst is a fan of this more forward-leaning strategy, believing it will raise China’s profile in an unflattering way, causing major powers such as the U.S., Japan and India to hedge and balance against China.
Không phải mọi nhà phân tích về Trung Quốc đều tán thành "chiến lược nhích lấn" này, tin tưởng vô tư rằng điều đó sẽ giúp nâng cao vị thế của Trung Quốc , làm cho các cường quốc chủ chốt như Mỹ, Nhật và Ấn Độ phải dè chừng và giữ thế ngang bằng đối trọng với Trung Quốc.
But regardless, many experts believe the PRC is developing a navy which can effect sea denial within the first island chain, while also conducting anti-access operations, holding opponents at risk as far out as the second island chain, i.e., as far east as Guam.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng Trung Quốc đang phát triển lực lượng hải quân sao cho có tác dụng xua đuổi trên biển trong vòng dãy đảo tiền tiêu, đồng thời thực hiện hoạt động giữ gìn tài nguyên trên biển, giữ chân đối thủ xa tầm nguy hiểm khỏi dãy đảo tiền tiêu thứ hai, thí dụ như đảo Guam ở tận viễn đông.
DIA director Lt. Gen. Michael Maples told Congress this winter: “China is developing a layered maritime capability with medium-range anti-ship ballistic missiles, submarines, maritime strike aircraft and surface combatants armed with increasingly sophisticated anti-ship missiles.”
Giám đốc của DIA thiếu tướng Michael Maples đã báo cáo quốc hội trong mùa đông năm nay là "Trung Quốc đang phát triển năng lực hải quân nhiều tầng với phi đạn chống tàu có đạn đạo tầm trung, tàu ngầm, phi cơ tấn công trên biển và các đơn vị tham chiến trên mặt biển trang bị tên lửa chống chiến hạm ngày càng tinh vi."
Of particular concern is the new conventionally armed anti-ship ballistic missiles based on the CSS-5 airframe, which has maneuverable re-entry vehicles and a range in excess of 800 miles. Put together with good C4ISR for geolocation and tracking, this new capability would provide the PLAN with a long-range anti-access, preventive or pre-emptive strike capability against surface ships, including high-value platforms such as aircraft carriers. The U.S. Navy has never faced such a threat.
Đáng quan tâm đặc biệt là vũ khí quy ước loại mới trang bị phi đạn đạo chống tàu đặt trên giàn phóng loại CSS-5 trên xe cơ động ra-vào theo chương trình(maneuverable re-entry vehicles) với tầm bắn vượt hơn 800 dặm. Kèm vào một hệ C4ISR loại tốt để định vị địa lý và đánh dấu, khả năng mới này sẽ cung cấp cho PLAN một khả năng chống lấn chiếm tầm xa, ngăn cản hoặc đánh chặn các cuộc đột kích đối với các tàu nổi, kể cả loại cao cấp như tàu sân bay. Hải quân Mỹ chưa từng bao giờ đối mặt với đe dọa kiểu đó.
In addition, since the early 1990s, China has deployed nine new destroyer and frigate classes, improving its at-sea fighting capabilities. The SS-N-22 Sunburn anti-ship cruise missile, found aboard Sovremenny-class destroyers, adds punch.
Hơn nữa, từ đầu thập kỷ 90, Trung Quốc đã triển khai chín khu trục hạm mới cùng các loại tàu tuần duyên nhỏ hơn, cải thiện khả năng chiến đấu trên biển của mình. Loại tên lửa hành trình chống tàu Sunburn SS-N-22 có mặt trên boong các khu trục hạm kiểu(cấp) Sovremenny, càng tăng quả đấm.
The carrier question no longer seems to be in question. It is taken as a given that China will produce at least a limited number of aircraft carriers, probably equipped with Russian Su-33 fighters. A nuclear carrier might be operational by 2020.
Thắc mắc về tàu sân bay đã lâu nay không còn là vấn đề nữa. Tạm cho là Trung Quốc sẽ sản xuất ít nhất một số tàu sân bay, trang bị với chiến đấu cơ Su-33 của Nga. Một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể sẽ đưa vào vận hành năm 2020.
Submarines are another concern. The Pentagon reports that the “acquisition and development of the Kilo, Song, Shang, and Yuan-class submarine illustrates the importance the PLA places on undersea warfare for sea-denial.”
Tàu ngầm là một mối lo lắng khác. Lầu Năm Góc báo cáo rằng "Việc sở hữu và phát triển các tàu ngầm loại Kilo, Song, Shang và Yuan, cho thấy vị thế quan trọng của PLA trong đấu sách thủy chiến đánh đuổi từ biển"
The Kilo, Song and Yuan are diesel attack boats, while the Shang is China’s first nuclear attack submarine. They are armed with a range of weapons, including wake-homing torpedoes, mines and anti-ship cruise missiles, including the Russian-made SS-N-27 Sizzler.
Hệ tàu loại Kilo, Song(Tống) và Yuan(Nguyên) là loại tàu tấn công chạy bằng dầu diesel, trong lúc hệ tàu Shang là loại tàu ngầm tấn công đầu tiên của Trung Quốc chạy bằng năng lượng hạt nhân. Chúng được trang bị hàng loạt vũ khí, kể cả loại ngư lôi "wake-homing", mìn và tên lửa đạn đạo hành trình chống tàu, gồm cả loại Sizzler SS-N-27 do Nga chế tạo.
By 2010, the Jin-class ballistic missile submarine will be carrying the intercontinental-range JL-2 missiles, enhancing the mobility, survivability and deterrence of China’s nuclear forces, known as the Second Artillery. The Jins are stationed at the Sanya naval base on Hainan Island, providing the likely reason the Chinese are unhappy about American ships conducting operations nearby.
Vào năm 2010, tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo hệ Jin sẽ được trang bị phi đạn JL-2 tầm liên lục địa, nâng cấp khả năng cơ động, sinh tồn và đánh đuổi của lực lượng tàu chiến chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc, được biết dưới tên Đội trọng pháo đệ nhị. Các tàu ngầm hệ Jin này bỏ neo tại căn cứ hải quân Sanya ở khu vực đảo Hải Nam, đây cũng là nguyên cớ khiến người Tàu không được vui khi thấy có tàu Mỹ lãng vãng tác nghiệp gần đó.
While China is certainly modernizing its fleet, some analysts contend that it is not expanding it. Despite this, not all of China’s neighbors are sanguine about it, including the U.S.
Trong lúc Trung Quốc ra sức hiện đại hóa hạm đội của mình , vài nhà phân tích vẫn cho rằng không có sự khuếch rộng. Dù vậy, không phải nước láng giềng nào của Trung Quốc cũng thấy thoải mái về điều này, kể cả Mỹ.
In May, Chairman of the Joint Chiefs of Staff Adm. Mike Mullen caused a bit of a firestorm in China, when he said the Chinese “are developing capabilities that are very maritime focused, maritime and air focused, and in many ways, very much focused on us. ... They seem very focused on the United States Navy and our bases that are in that part of the world.”
Trong tháng năm, Chủ tịch của các tư lệnh hỗn hợp các cấp Chỉ huy là đô đốc Mike Mullen đã gây ra phản ứng dữ dội ở Trung Quốc, khi nói rằng người Trung Quốc "đang tập trung phát triển cao độ những tiềm năng hàng hải, chăm chú vào đường biển và hàng không, và qua nhiều cách để chiếu chỏ vào chúng ta... Dường như họ nhắm vào Hải quân Mỹ và các căn cứ của chúng ta trong vùng đó."
The U.S. has shifted as many as 50 attack subs from the Atlantic to the Pacific and forward-deployed naval assets from the West Coast and Hawaii to Guam to overcome the tyranny of distance Pacific commanders face.
Mỹ đã kéo gần 50 tàu ngầm chiến đấu từ Đại tây dương sang khu vực Thái bình dương và triển khai trước các căn cứ hải quân từ vùng bờ biển phía tây (nước Mỹ) và Hawaii đến Guam để khắc phục khoảng cách khống chế xa xôi mà các vị chỉ huy ở vùng Thái bình dương đang gặp phải .
But it is not just the U.S. Vietnam penned a $2 billion deal for six Russian Kilo-class diesel submarines. Hanoi is annoyed about territorial disputes with Beijing as well as the new Sanya naval base off its north coast.
Nhưng không chỉ có Mỹ, Việt Nam cũng ký hợp đồng 2 tỷ đô la mua sáu tàu ngầm chạy dầu đi-ê-đen hệ Kilo của Nga. Hà Nội đang gặp phiền toái về những tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh cũng như việc căn cứ hải quân Sanya mới được xây dựng ở ngoài vùng duyên hải phía bắc.
Australia’s most recent defense white paper expressed concern about “China’s military modernization,” and recommended boosting its sub fleet to 12. Submarine expansions are expected in Singapore, Malaysia and Indonesia, too.
Úc cũng vừa đưa ra sách trắng về quốc phòng bày tỏ quan ngại về việc "hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc", đề nghị được nâng tổng số tàu ngầm lên 12 chiếc. Gia tăng số tàu ngầm là mong muốn thực hiện ở Singapore, Mã Lai và Indonesia.
India, a major naval power in its own right, is concerned about China’s naval buildup, especially the possibility of Beijing developing port facilities in places such as Bangladesh and Pakistan. In Delhi’s view, it is not called the Indian Ocean by accident.
Ấn độ, một cường quốc về hải quân, trong thẩm quyền của mình, cũng quan tâm đến việc trổi dậy của Hải quân của Trung Quốc, đặc biệt là khả năng Bắc Kinh đang phát triển các cụm cảng tại những nơi như Bangladesh và Pakistan. Trong quan điểm của Delhi, chẳng phải tình cờ mà người ta gọi đây là vùng Ấn độ dương.
Critical questions
NHỮNG CÂU HỎI MANG TÍNH SỐNG CÒN
With nearly 60 diesel and nuclear attack boats and more than 75 major surface ships, the PLAN is already the second largest navy in the Pacific, after the U.S. While quality was an issue in the past, that situation is rapidly changing.
Với gần 60 tàu chiến chạy dầu diesel và năng lượng hạt nhân cùng hơn 75 chiến hạm, PLAN đã đứng vị trí thứ nhì về hải quân ở Thái Bình Dương, chỉ sau Mỹ. Trong khi chất lượng là một vấn đề còn bàn cãi trong quá khứ, thì nay đã nhanh chóng thay đổi.
The PLAN still has weaknesses, including the inability to sustain operations distant from shore and little, if any, combat experience, but the PLAN is a priority for Beijing, meaning it will almost assuredly get the needed resources.
PLAN vẫn còn các điểm yếu, bao gồm việc thiếu khả năng kéo dài hoạt động tầm xa và chưa hoặc có rất ít kinh nghiệm chiến đấu, nhưng PLAN vẫn là ưu tiên số một của Bắc Kinh, nghĩa là nó sẽ được đảm bảo để nhận được mọi tài nguyên cần thiết.
The increased roles and missions — and improved capabilities — of the PLAN have implications for the U.S. Navy in terms of its budgets, modernization, presence and influence in the Western Pacific as well as Taiwan planning contingencies.
Sự tăng cường chức năng và nhiệm vụ cũng như cải tiến năng lực của PLAN có liên quan mật thiết đến Hải quân Mỹ khi nhìn vào các điều kiện về ngân sách, hiện đại hóa, sự hiện diện và tầm ảnh hưởng miền tây Thái Bình Dương cũng như đối phó với những bất ngờ ở vùng biển Đài Loan.
Considering the PLAN’s rise, the questions of anti-submarine warfare, homeporting, aircraft carriers numbers, missile defense, research and development, and even space take on greater importance than at any time since the Cold War.
Nghiên cứu về sự nổi lên của PLAN, các câu hỏi về chiến tranh chống tàu ngầm, căn cứ địa, số lượng tàu sân bay, tên lửa phòng vệ, nghiên cứu và phát triển, và cả khoảng không gian đều có tầm quan trọng lớn hơn bất cứ lúc nào khác kể từ thời chiến tranh lạnh.
While the Pacific has long been considered an American lake, that can no longer be taken for granted. China is clearly on a trajectory to have significant say (tiếng nói có trọng lượng) — and sway (có ảnh hưởng)— in maritime matters in the Western Pacific and, very likely, beyond.
Trong khi Thái Bình Dương từ lâu được xem như là vùng ảnh hưởng của Mỹ, nhưng giờ đã hơi đổi khác. Tiếng nói của Trung Quốc rõ ràng có trọng lượng hơn - có ảnh hưởng hơn trong những vấn đề hàng hải ở miền tây TBD và rất có thể vượt xa ngoài khu vực đó nữa.
Copyright © 2009 by Bauxite Việt Nam International
No comments:
Post a Comment