Việt Nam giam giữ một kẻ thức thời
Roby Alampay
Đăng ngày 24-6-2009
http://danchimviet.com/articles/1230/1/Vit-Nam-giam-gi-mt-k-thc-thi/Page1.html
Nguồn bản Anh ngữ: atimes.com
Chuyển ngữ NKTA và tivo
BANGKOK - Bề ngoài, chẳng có gì mới về việc Việt Nam bắt giữ một luật sư nổi tiếng ngày 13 tháng 6 vì một tội danh rất quen thuộc là tuyên truyền chống đối nhà nước. Lê Công Định là người được tu nghiệp ở Mỹ - anh tốt nghiệp Thạc sĩ Luật tại Đại học Tulane và liên kết chặt chẽ với các luật sư quốc tế, các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ.
Cảm nghiệm dễ nhất để tìm hiểu việc Định bị bắt đến từ một quan sát bình thường rằng đó chỉ là một "bổn cũ soạn lại" của Việt Nam. Họ bắt một người năng nổ chuyện cải cách mang ảnh hưởng Tây phương, cộng thêm vào danh sách 30 người được coi là bất đồng chính kiến, gồm các nghệ sĩ, các nhà hoạt động tôn giáo, nhà văn, mà tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng án tù của họ đã quá dài kể từ năm 2006.
Tuy nhiên, mối quan ngại của Việt Nam và quốc tế về việc Định bị bắt giữ nằm ở một mức độ khác hẳn. Cuộc tấn công một người luôn có tiếng nói chẳng có gì mới lạ. Những cáo buộc về Lê Công Định là một điều khó ở đối với vai trò của anh trong xã hội Việt Nam: anh không phải là nhà bất đồng chính kiến.
Vừa được 41 tuổi nhưng đã rất thành công, với một công ty cố vấn pháp lý đang phát đạt và lập gia đình với một hoa hậu, Định đã có thể được coi là thuộc thành phần cai trị. Điều làm anh nổi bật phần lớn không do chuyện ủng hộ cải cách một cách công khai, nhưng là niềm tin vào nền tảng mà anh đã chọn. Đây cũng chính là nền tảng mà cáo trạng để bắt anh trở nên lố bịch.
Bởi đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ dân chủ và bênh vực cho quyền lợi của người Việt, anh tự giới hạn mình trong phạm vi đã được quy định cho một luật sư tại Việt Nam. Khi anh biện hộ cho các blogger, nhà văn và các nhà đấu tranh nhân quyền, anh không viết từ phía ngoài Việt Nam hay tổ chức các cuộc vận động từ trong nước.
Anh nổi tiếng nói đúng tiếng nói của một luật sư, tranh cãi hoàn toàn trong phạm trù hiến pháp Việt Nam. Những biện hộ của anh, nếu có cổ động cho mục đích gì, chính là cho chuyện pháp trị. Anh cho thấy rằng quyền được tự do bày tỏ được ấn định và hàm ý được coi trọng trong hiến pháp, đi cùng với quyền được tự do báo chí và tự do hội họp.
Nơi mà các nhà bất đồng chính kiến chê bai rằng luật bảo vệ quyền tự do bày tỏ chỉ có thể ở mức độ hình thức, ai cũng biết những luật sư như Định phải làm việc với một thông điệp nội hàm: "Được đó, nhưng hãy chờ xem chúng ta đi được bao xa." Anh đã từng bào chữa cho các thân chủ của mình trên cùng một nguyên lý với các nhà báo và blogger tại Việt Nam, cho rằng sự thay đổi, có thể, và sẽ, đúng ra đang xảy ra, biểu lộ trên internet.
Trào lưu của sự cởi mở
Mặc dù bị hạn chế, các trang web bị lọc và ngăn chặn, sự thông thoáng đang phát triển trên internet rất rõ ràng ở Việt Nam. Thông qua các blogs và diễn đàn trực tuyến khác, người Việt Nam ngày càng lớn tiếng bày tỏ quan điểm của họ về các vấn đề tham nhũng, cải cách kinh tế và tôn giáo. Rõ ràng là vẫn còn những ranh giới, nhưng chính ra những ai thấy mình đã vượt qua mức cản (có hữu ý thức hay gì đi nữa), người ta đã biết đến Định như một người đại diện bình tĩnh và tự tin.
Những gì các blogger và nhà văn muốn tin về internet, Định dường như đang cố gắng chứng minh trong phạm vi của luật pháp. Với sự đàn áp có hệ thống cầm quyền của Đảng Cộng sản, sự cam kết làm việc trong khuôn khổ của chế độ là điều vô giá và không dễ dàng có được.
Tổ chức Quan sát Nhân Quyền tại Hoa Kỳ ghi nhận rằng "hầu hết các tù nhân chính trị và tôn giáo ở Việt Nam không có quyền được biện hộ bởi các luật sư độc lập trong các phiên tòa xét xử họ". Trong khi đó, "các luật sư tìm cách bào chữa cho các nhà đấu tranh cho tự do nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều đe doạ và bắt bớ.”
Tổ chức Quan sát Nhân Quyền đã đơn cử trường hợp của bà "Bùi Kim Thành - người bị buộc phải vào bệnh viện tâm thần vào năm 2006 và 2008 vì đã bênh vực cho các nông dân đòi bồi thường vì bị chiếm đất."
Ở mức độ này, Định không phải là người đầu tiên và duy nhất phải đương đầu với chuyện bắt bớ. Năm 2007, thân chủ của anh là hai đồng nghiệp đã được anh biện hộ thành công cho một án tù ngắn hơn sau khi họ đã bị trừng phạt rất hiệu quả với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước".
Điều mà ít nhất anh đã tìm cách rút ngắn án tù cho các đồng nghiệp đã là một chiến thắng tinh thần nuôi dưỡng anh. Nhưng phiên tòa đang chờ xử chính anh - sự bắt giữ một kẻ thức thời nổi tiếng nhất Việt Nam – chính là ván bài cuối cùng đánh dấu cho sự tranh đấu cơ bản nhất.
Mạng Truyền thông Pháp luật Đông Nam Á, một mạng lưới truyền thông pháp luật độc lập trong vùng, nói rằng chính là Việt Nam đang cố tình ghép tội hình sự cho một luật sư có bổn phận bào chữa cho thân chủ của mình. Bằng cách trừng phạt những tranh luận cho quyền tự do bày tỏ quan điểm của anh, kể cả những ngôn từ chỉ thốt lên trong phạm vi tòa án và trong quá trình kiện tụng, họ đang sách nhiễu toàn bộ ngành pháp luật, tước bỏ khả năng biện hộ của một quốc gia.
Không phải chỉ riêng người Việt Nam phải lo lắng về điều này. Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á vào năm 2010, ngay lúc hiệp hội dự kiến đình hoãn bản tham chiếu thành lập một ủy ban nhân quyền đang vẫn còn mơ hồ. Bởi vì không ai có thể biết rằng "ủy ban" đó cuối cùng có trở thành một hội đồng, một ủy ban, một tòa án, hay một bàn làm việc trong góc một văn phòng nào đó, phương hướng và động lực còn tùy thuộc rất cao vào tham vọng chính trị.
Sự đối xử của chính quyền Việt Nam với Định là điềm xấu cho tính khả thi của ủy ban nhân quyền. Một số người cho rằng động cơ bắt giữ Định không nhất thiết báo hiệu sự gia tăng đàn áp toàn bộ của nhà nước, mặc dù việc bắt giữ ba nhà hoạt động dân chủ trong tuần này với cáo buộc cấu kết với Định đáng được báo động.
Có một vài suy đoán cho rằng những khoản buộc tội đối với Định là động cơ chính trị. Đối với tất cả những gì anh tán thành - trong số các sự việc như quyền của các nông dân, sự thách thức đối với các kế hoạch khai thác mỏ, khiếu nại của Việt Nam trong các tranh chấp hải đảo với Trung Quốc, và một số vấn đề khác - anh nổi tiếng là người có nhiều kẻ thù trên các đấu trường. Vẫn là một chuyện, nó vẫn là vấn đề của một hệ thống pháp luật bị thỏa nhượng để đẩy mạnh bóc lột bằng sự tước đoạt của Việt Nam - và của khu vực - đã từ lâu ô uế thành tích của tự do ngôn luận và nhân quyền.
Dù đó là điều gì đi nữa, Việt Nam sẽ mất một người đã có đủ bản lĩnh để thúc đẩy cho một thay đổi trong chế độ. Điều anh là người đang cần một luật sư ngay lúc này, những triển vọng cho tất cả những gì anh tin và tranh đấu cho Việt Nam lại trở nên rất u ám.
--------------------------------------------
Roby Alampay là giám đốc điều hành của Liên minh Báo chí Đông Nam Á. Nguồn bản Anh ngữ: atimes.com
© 2009 Đàn Chim Việt Online: Bản tiếng Việt
No comments:
Post a Comment