Monday, June 29, 2009

ĐỒNG THUẬN THEO "LỀ PHẢI"

Đồng thuận theo “lề phải”
Lê Hoàng

HO Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

...đây đều là những vấn đề hệ trọng của đất nước, được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ cân nhắc kỹ với bước đi thích hợp, với sự đồng thuận cao và tầm nhìn dài hạn. Trong đó, sự quan tâm, chia sẻ của cử tri cả nước và hơn hết là tinh thần đoàn kết toàn dân bền chặt là nhân tố quan trọng nhất để đảm bảo sự vững mạnh của đất nước, sự hưng thịnh của dân tộc… (Nguyễn Minh Triết, 23/6/2009 Tiếp xúc với cử tri TPHCM*)

Trước khi Quốc Hội khóa XII, kỳ 5 họp
Việc khai thác bauxite ở Tân Rai và Nhân Cơ ở Tây Nguyên đang trở thành một vấn đề nóng bỏng từ hơn nửa năm nay, khi các nhà khoa học nghiên cứu về môi trường và kinh tế đồng loạt lên tiếng phê phán khá gay gắt, tỏ ý không đồng tình với phương án kinh tế, kỹ thuật khai thác cũng như cách khắc phục ô nhiễm của dự án, chất thải bùn đỏ không có biện pháp xử lý hữu hiệu, có nguy cơ hủy diệt Tây nguyên và cả khu vực đồng bằng hạ lưu. Cũng không ít ý kiến lo ngại về các trang thiết bị kỹ thuật lỗi thời được nhà thầu Trung quốc đưa vào công trình, về tỷ lệ hao hụt nguyên liệu cao, về xu thế tụt giảm giá nhôm trên thị trường quốc tế, như vậy phần lợi nhuận nếu có cũng không đủ bù lại phần thiệt hại về môi trường, quá trình sản xuất sẽ gây thiếu hụt trầm trọng về nguồn nước, điện năng [1]…
Qua nhiều lần Hội thảo [2], hầu như những trình bày của chủ đầu tư – Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), cũng như các công ty nước ngoài tham gia xây dựng công trình vẫn chưa thuyết phục được các phản biện nhiều chiều của các nhà khoa học trong nước, các nhà cách mạng lão thành, tướng lĩnh ở mặt trận Tây Nguyên trước đây hay người từng là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước… Hàng trăm nhà trí thức trong cũng như ngoài nước cũng đã kiến nghị lên các vị lãnh đạo cao nhất để khuyên can, bày tỏ những trăn trở chưa được giải đáp thỏa đáng từ Tập đoàn TKV, lãnh đạo Bộ Công thương hay cấp cao hơn là Thủ tướng Chính Phủ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội.
Kết luận ngày 24/4/2009 [3] của Bộ Chính trị được xem là văn bản trả lời trên cơ sở tiếp thu [4] để hoàn thiện dự án đã được định sẵn, nhưng cơ bản vẫn tiếp tục xúc tiến dự án trên một sự đồng thuận rộng rãi trong nhân dân thông qua các cơ quan tuyên truyền thông tin đại chúng, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin Truyền thông. Nói khác đi, sự đồng thuận này được định hướng theo chiều thuận của lề phải, chứ không phải là một sự đồng thuận dựa trên sự trao đổi nhiều chiều, dựa vào lý lẽ thiệt hơn được phân tích thấu đáo để người dân có thể hiểu và ủng hộ tích cực.
Những thông tin liên quan đến dự án ngày càng thưa thớt, nếu có cũng là nguồn tin chính thống, được gạn lọc để hướng dẫn dư luận theo một khuôn mẫu có sẵn, bảo vệ bí mật quốc gia về khai thác tài nguyên, về giao kết và ăn chia giữa các tập đoàn lợi ích trong ngoài nước, và quan trọng hơn cả là về vấn đề an ninh quốc phòng khi đưa người nước ngoài vào làm việc lâu dài trên mảnh đất nhạy cảm… Với những lá chắn bằng thép đó, liệu ai có thể nắm được thực trạng để phản biện hay góp ý? Hậu quả sẽ ra sao? Hay với tư duy nhiệm kỳ theo kiểu được xôi rồi việc thì các thế hệ tiếp nối sẽ phải ôm một đống nợ với hàng chục triệu tấn bùn đỏ vì sự đồng thuận cưỡng bức này?
Tổng Giám đốc TKV Đoàn Văn Kiển [5], ông Lê Dương Quang – Thứ trưởng Bộ Công thương, cơ quan được Thủ tướng giao trách nhiệm điều phối thông tin [6], và Thủ tướng Chính phủ trong buổi tiếp xúc với cử tri ở Hải Phòng [7], vẫn khẳng định quyết tâm thúc đẩy các dự án khai thác bauxite…
Mặc dù phía chính quyền cam kết sẽ trình ra Quốc hội, bảo đảm lợi ích kinh tế và môi trường, văn hóa…, nhưng thực tế cho thấy thời gian để tiếp thu ý kiến đã qua, mọi hoạch định mà nhà tham gia đầu tư nước ngoài đã vạch sẵn đã và đang được đẩy mạnh, cho dù sự đồng thuận trong nhân dân chỉ là sự đồng thuận bưng bít từ một phía…

Khoảng cách giữa người dân với lãnh đạo ngày càng lớn khi lý giải của nhân dân khác với chủ trương của Nhà nước. Như vậy thì làm sao để Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến Kết luận này, tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội (Kết luận của Bộ Chính trị (BCT) ngày 24/4/2009) ngoài cách khống chế thông tin [8]? Đây cũng là cơ sở để người trong nước thông cảm tại sao các thư Kiến Nghị và Thư ngỏ của nhiều trí thức cùng ký tên gửi lên lãnh đạo chỉ lưu truyền trên mạng hay blog cá nhân, không một tờ báo hay cơ quan truyền thông nào trong nước “điểm tin”, “giới thiệu”.
Chỉ bốn ngày sau khi có Kết luận của BCT, Bộ Công thương ra Thông cáo báo chí ngày 28/4/2009 qui kết những trí thức (ký tên vào bản Kiến Nghị 12-4-2009) rất kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện, trầm trọng hóa, thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng, hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động, và đề đạt: rất mong các đồng chí lãnh đạo các cơ quan thông tin báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các phương tiện thông tin truyền thông thông báo rộng rãi tới công chúng [8]. Phải chăng Bộ Công thương đã thay mặt Chính phủ (vì đã được Thủ tướng ủy nhiệm) ra chỉ thị hạn chế các thông tin trái chiều với sự đồng thuận theo chủ trương của Chính phủ và lên án qui chụp những người khác ý kiến với mình?

Quốc hội đã tạo được sự đồng thuận?

Phiên họp của của Quốc hội kéo dài đúng một tháng (20/5/2009 đến 20/6/2009) đã kết thúc tốt đẹp như dự kiến của những người lãnh đạo. Vấn đề được xem là nóng bỏng nhất là dự án khai thác bauxite cũng chỉ được Chính phủ giải trình bằng văn bản qua báo cáo của Bộ Công thương. Nửa ngày chất vấn Bộ Trưởng Công thương và Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (sáng 13/6/2009) với ý kiến của 6 vị đại biểu, tập trung vào việc chia nhỏ dự án để lách luật, để không phải thông qua biểu quyết của Quốc hội, không có câu trả lời xác đáng. Bộ trưởng (BT) Vũ Huy Hoàng đã thẳng thắn cho biết việc chia nhỏ dự án là chỉ đạo của Chính phủ!
Tiếc thay, những câu hỏi tại hội trường còn mang nặng hình thức thủ tục pháp lý, không đi sâu vào những vấn đề được dư luận quan tâm lo lắng như an ninh quốc phòng, môi trường, hiệu quả kinh tế của dự án, nguồn vốn và hạch toán đầu tư…
Dự án sẽ ngốn hơn 15 tỷ đô la này, theo PTT Nguyễn Sinh Hùng (khi trả lời chất vấn của Đại Biểu Dương Trung Quốc) chỉ là một quy hoạch phát triển ngành, vùng… đã được Quốc hội phân cấp trong luật. Theo đó, bauxite là ngành hẹp trong lĩnh vực công nghiệp, thuộc thẩm quyền của Chính phủ, chỉ lập quy hoạch chung, trên cơ sở đó triển khai từng dự án thì mới đảm bảo quy trình, chất lượng… Không đưa ra QH bàn thảo vì không có yêu cầu của QH!
Người ta còn nhớ, hai ngày trước khi QH khai mạc, ông Trần Đình Đàn, Chủ nhiệm Văn phòng QH đã công khai tuyên bố: Quốc hội sẽ ủng hộ các dự án bauxite thôi. Điều nầy đã được PTT Nguyễn Sinh Hùng làm rõ trong phát biểu thay mặt cho Thủ tướng, nhấn mạnh: Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ hơn chục năm nay nhằm xây dựng ngành công nghiệp bauxite, alumin, nhôm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội đất nước nói chung và góp phần phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên nói riêng cả trước mắt và lâu dài. Ông cho rằng trong quy hoạch, Chính phủ đã quan tâm đến tất cả các yêu cầu về hiệu quả kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như môi trường văn hóa, xã hội và hợp tác đầu tư với nước ngoài của các dự án, đặc biệt quan tâm bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Nguyên [9].

Nhưng quả thật là vậy thì những vấn đề nêu trong Kết luận của BCT là thừa?

Những câu trả lời loanh quanh của BT Phạm Khôi Nguyên về vấn đề nước, môi trường hay của BT Vũ Huy Hoàng về công nghệ, hoàn thổ, vận tải… của dự án khai thác bauxite đã gây nghi ngờ nhiều hơn cho người nghe báo cáo, tường trình [10]… là vì các vị không thuộc bài hay đại ngôn ?
Cũng tại buổi tổng kết ngày 13/6/2009, ông Nguyễn Sinh Hùng đã nói rõ: Đồng thời với việc triển khai 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ, Chính phủ sẽ từng bước rút kinh nghiệm, tổng kết, bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch và kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo [9]. Điều nầy mâu thuẫn với Kết luận của Bộ Chính trị, rằng dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện [11].
Phân tích trên cho thấy sự quyết tâm thực hiện dự án cho bằng được một cách khó hiểu của phía hành pháp. Điều này giải thích tại sao những chất vấn về vấn đề lách luật của ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn), hay của ĐB Nguyễn Đăng Trừng (TPHCM) về việc chia nhỏ dự án… đều phải đành thúc thủ!
Mọi việc càng rõ hơn khi kết thúc hai ngày rưỡi chất vấn của Đại biểu về các vấn đề, trong đó chỉ dành một phần rất khiêm tốn cho việc chất vấn liên quan đến dự án bauxite, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đứng lên tổng kết và đánh giá toàn phiên chất vấn, trong đó về vấn đề bauxite, là: rất lớn, nhạy cảm và được nhiều cử tri đại biểu quan tâm và tất cả các ý kiến đều đồng ý về chủ trương chứng tỏ có sự đồng thuận lớn. Nhiều đại biểu đã góp ý cho dự án về nhiều mặt: kinh tế, môi trường, an ninh, công nghệ, bản sắc văn hóa dân tộc… Các ý kiến đều có tính xây dựng, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao và Chính phủ nên lắng nghe, cập nhật thông tin, sẵn sàng thay đổi nếu có sai sót để dự án có thể đi vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất. Quốc hội sẽ tiếp tục giám sát dự án này trên cơ sở của sự đồng thuận và ủng hộ; và khẳng định rằng phải bảo đảm làm sao cùng Chính phủ, cùng với các cơ quan khác trong toàn hệ thống chính trị thúc đẩy thực hiện cho được chủ trương mang tính chiến lược rất quan trọng này. Ông lên tiếng cảnh báo: trong góp ý không nên mơ hồ, tránh sự lợi dụng, kích động của nhiều thế lực sẽ làm hại đến sự đồng thuận trong Đảng, Chính phủ, nhân dân và ảnh hưởng xấu đến quan hệ ngoại giao [9].
Đến đây, nếu xem lại những gì Ông Thứ trưởng Lê Dương Quang phê phán trí thức tham gia Kiến Nghị là bị kích động thì lời nói của Chủ tịch QH chính là một sự xác nhận lại mang tính de dọa thẳng thừng.

Tìm sự đồng thuận ở đâu?
Sự đồng thuận của xã hội, của hệ thống chính trị trong đó cao nhất là Quốc hội mà Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh có thể kiểm chứng qua số lượng chỉ có 6 đại biểu trên 493 vị đã chất vấn vấn đề bauxite tại hội trường, trong đó hết 4 người là nêu ra những nguyên tắc pháp lý (lách luật, chia nhỏ…) và 2 người còn lại – là đại biểu của địa phương có dự án – thì hoàn toàn ủng hộ. E rằng ước mong về một sự đồng thuận cao và tầm nhìn lâu dài trong nhân dân mà Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nêu ra trong lần tiếp xúc với cử tri tại THPHCM ngày 23/6/2009 còn ở phía trước, khi hàng rào ép đi theo lề phải trong thông tin vẫn tồn tại, những lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bản Kiến nghị và hàng trăm ý kiến của chuyên gia, trí thức, và các tầng lớp trong xã hội bị xếp vào lề trái, bị cho là “rất kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện, trầm trọng hóa, thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng” như lời tố cáo của ông Lê Dương Quang?

LH

----------------------------------------------------------------

*
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/06/854536/

[1] Vấn đề công nghệ và môi trường trong khai thác bauxite ở Tây Nguyên
04/05/2009 TS NguyễnThanh Sơn
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=76&CategoryID=3&News=2825
những phân tích về vấn đề nầy có thể tham khảo trên các website “Bauxit VietNam.info”, “Dien Dan forum” hay “Vietsciences” tương đối có đầy đủ các dữ liệu cần biết.

[2] Mặc dù tán thành với kết luận của BCT, GS Nguyễn Ngọc Trân sau nhiều năm làm ĐBQH, cũng đã phải than thở: “Tôi… đã chứng kiến không ít lần, các hội nghị, hội thảo khoa học, nói là để lấy ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia, nhưng thực tế là những “hội nghị tung hô được dàn cảnh”, thậm chí còn được ban tổ chức gọi là “Diên Hồng”, cốt để ngụy trang những lỗ hổng khoa học, và chính thức hóa những kết luận đã được định trước. Với cách làm này, chúng ta sẽ được nghe rằng Kết luận của Bộ Chính trị và Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “đã được triển khai nghiêm túc” và mọi việc “đã được tính toán kỹ lưỡng”, “đã được các nhà khoa học nhất trí”, v.v. nhưng về cơ bản là đi tiếp trên đường ray cũ!”
http://tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/6906/index.aspx

[6] Triển khai Kết luận, ngày 29.4.2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có công văn số 650/TTg-KTN chỉ đạo cụ thể 9 Bộ, 8 địa phương và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong đó yêu cầu Bộ Công Thương:
“Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng và Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản bauxite”;
Số: 650/TTg-KTN ngày 29/4/2009
V/v phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxite, sản xuất alumina

[3] Thông báo số 245- TB/TW của Bộ Chính trị ngày 24.04.2009.

[4] Ngày 7/5/2009 khi đến thăm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Chính phủ xin tiếp thu và nghiên cứu những ý kiến của Đại tướng về dự án bauxite Tây Nguyên“. Nhưng sang ngày 9/5 trong khi tiếp xúc với cử tri tại Hải Phòng, TT lại nói: “Việc khai thác sẽ được chỉ đạo nghiêm túc và có sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ để đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo bền vững về môi trường; giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; đưa ngành công nghiệp khai thác quặng bauxite trở thành một ngành công nghiệp lớn của đất nước; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội vùng Tây Nguyên“.
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/846712/

[5]
Báo cáo môi trường tại dự án khai thác bauxite do Trung Quốc điều hành bị trì hoãn
Theo bản tin của TTX Đức Quốc ngày 11 tháng 5 năm 2009
nguồn:
Trích kết luận của Bộ Chính trị về các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên
… Tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai 2 dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ do Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư, chưa chủ trương bán cổ phần cho tổ chức và cá nhân nước ngoài; sử dụng lao động trong nước, chỉ sử dụng lao động kỹ thuật nước ngoài khi cần thiết, lựa chọn công nghệ hiện đại; thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường.
Khẩn trương lập báo cáo môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường của từng dự án để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Riêng dự án Nhân Cơ, cần rà soát lại toàn bộ các vấn đề có liên quan, nhất là việc đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường, nếu thực sự có hiệu quả và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường thì mới tiếp tục triển khai thực hiện. Quá trình triển khai 2 dự án này cần thực hiện tốt việc hoàn thổ và trồng rừng ngay sau khi khai thác. Trên cơ sở kết quả của 2 dự án, tổ chức rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch và kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo…
Hà Nội – Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam đã hoàn tất một chuyến viếng thăm xem xét tình hình ở các mỏ bauxite gây nhiều tranh cãi, nhưng các viên chức hôm thứ Hai cho biết rằng vẫn chưa có tiến triển gì trong việc xem xét mức độ ảnh hưởng môi trường của các dự án như đã hứa.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã đến vài địa điểm được phân vùng làm mỏ khai thác bauxite tại Tây Nguyên Việt Nam tuần qua. Những mỏ bauxite – sẽ được khai thác bởi Công ty quốc doanh Trung Quốc, Aluminum Coporation of China Limited – đã bị dư luận chỉ trích vì lý do môi trường và an ninh quốc gia.
Vào cuối tháng Tư, Bộ Chính trị – tổ chức lãnh đạo của Đảng CSVN – đã ra lệnh hoãn dự án khai thác này để chờ đợi bản báo cáo về ảnh hưởng môi trường.
Nhưng Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang đã nói với Thông tấn xã Đức (DPA) rằng bản báo cáo vẫn chưa có tiến triển gì.
Ông Quang nói rằng: “Chúng tôi dự tính sẽ thảo bản báo cáo này, nhưng chúng tôi chưa quyết định sẽ giao nhiệm vụ này cho đơn vị nào.”
Ông Quang cho biết rằng dự án khai thác bauxite đã được duyệt trước khi có đạo luật đòi hỏi bản báo cáo về ảnh hưởng môi trường. Ông ta cũng nói rằng Bộ đã không thể đáp ứng đòi hỏi năm 2007 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về bản báo cáo môi trường cho các mỏ khai thác.
Ông Quang cho biết: “Chúng tôi không thể trình ra bản báo cáo này vì trong lúc đó, chúng tôi không có tiền để thực hiện việc nghiên cứu.”
Ông Đoàn Văn Kiển, chủ tịch HĐQT tập đoàn VINACOMIN, đối tác của Việt Nam trong dự án khai thác, nói rằng Công ty của ông không chịu trách nhiệm nghiên cứu ảnh hưởng môi trường đối với các dự án điều hành bởi công ty Trung Quốc này.
Đại biểu Quốc Hội Nguyễn Lân Dũng, một Giáo sư sinh học đã từng chỉ trích dự án khai thác (ký tên trong bản Kiến Nghị đầu tiên – Lê Hoàng ghi chú), đã ca ngợi phản ứng của Chính phủ trong vấn đề này, mặc dù việc nghiên cứu không có tiến triển gì.
Trong một chuyến viếng thăm thành phố cảng Hải Phòng vào thứ Bảy, ông Nguyễn Lân Dũng (là đại biểu quốc hội đại diện cho Đắc Nông, Tây Nguyên) đã bị các công dân chất vấn về dự án bauxite, và đã hứa với họ sẽ nghiên cứu kỹ ảnh hưởng môi trường và đảm bảo rằng các dự án sẽ tạo ra công ăn việc làm cho công nhân Việt Nam.
Các nhà khoa học đã lên tiếng phản đối dự án khai thác bauxite vì lý do môi trường. Kỹ nghệ khai thác quặng bauxite thải ra 5 tấn bùn đỏ cho mỗi tấn nhôm sàng lọc được.
Các nhà phê bình khác, kể cả vị Đại tướng được tôn kính Võ Nguyên Giáp, thì chú tâm vào cái mà họ gọi là mối nguy hiểm đến an ninh quốc phòng khi cho phép công ty Trung Quốc tiếp cận Tây Nguyên, một vị trí mang tính quan trọng chiến lược.
Thêm vào đó, nhiều người than phiền việc các công ty Trung Quốc đã đem hàng nghìn nhân công thiếu kinh nghiệm vào nước để sử dụng thay vì thuê mướn nhân công người Việt tại địa phương.
Chủ trương của Bộ Chính trị vào tháng Tư đòi hỏi những nhân công du nhập vào Việt Nam phải là những người có kinh nghiệm và những việc làm không cần kinh nghiệm phải được trao cho người Việt tại địa phương.
(Theo tin Thông tấn xã Đức)
KD chuyển ngữ,
http://huyetlanhphong.multiply.com/journal/item/36/36

“Những điêù trông thấy…Hội thảo Bauxite” ( Hồng Lê Thọ trên Viestciences)
www.diendan.org/giot…/nhung-111ieu-trong-thay-tu-hoi-thao-bauxit

[6] Triển khai Kết luận, ngày 29.4.2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có công văn số 650/TTg-KTN chỉ đạo cụ thể 9 Bộ, 8 địa phương và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong đó yêu cầu Bộ Công Thương
Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng và Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản bauxite”;
Số: 650/TTg-KTN ngày 29/4/2009
“V/v phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxite, sản xuất alumine”

[7] Bộ trưởng TNMT Phạm Khôi Nguyên thực hiện chuyến khảo sát thực địa nhà máy Nhân Cơ tại Đaklak ngày 10/5 /2009 đã được phóng viên Uyển Triêu của báo Tuổi trẻ ghi lại như sau: Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nhận định việc chuẩn bị và triển khai dự án khai thác bô-xit để chế biến alumin ở Nhân Cơ còn nhiều thách thức. Thậm chí theo kết luận của Bộ Chính trị, việc có tiếp tục thực hiện dự án hay không còn tùy thuộc việc chủ đầu tư có chứng minh được hiệu quả kinh tế và bảo đảm an toàn về môi trường.
“Nói như thế nhưng chúng ta phải xác định không để “đắm thuyền”, việc ta bàn hôm nay là cần làm gì để dự án được tiếp tục. Bởi vì vấn đề quan trọng không chỉ là Nhà máy alumin Nhân Cơ này mà phải tính tới tương lai của cả tỉnh Đắc Nông, làm tốt dự án này sẽ là lực đẩy để Đắc Nông phát triển” – ông Nguyên nhấn mạnh. Ông Nguyên cho biết Bộ Tài nguyên – Môi trường sẽ có trách nhiệm với tỉnh trong giám sát công tác bảo vệ môi trường. Bộ sẽ xem xét lại việc nên để tỉnh Đắc Nông phê duyệt ĐTM như phân cấp hay trực tiếp phê duyệt, ngay cả trong trường hợp UBND tỉnh phê duyệt thì bộ cũng sẽ thẩm định và có ý kiến chính thức để chia sẻ kinh nghiệm, trách nhiệm với tỉnh”.
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=315320&ChannelID=17
Bộ Chính trị: Rà soát lại dự án bauxite Nhân Cơ, trong đó: “Bộ Chính trị chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương triển khai 2 dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư”,
http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/844142/

[8] Một thí dụ cụ thể là Báo Tuổi Trẻ đã tự ngưng loạt bài phóng sự về công nhân TQ làm việc tại Tây Nguyên sau khi đăng bài thứ nhất.
Thứ Năm, 16/04/2009, “Lao động phổ thông nước ngoài đổ vào Việt Nam”
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=311388&ChannelID=89
Kỳ sau [Ở công trường bôxit Tân Rai (Bảo Lộc, Lâm Đồng), công trình khí - điện - đạm Cà Mau và cả ở TP HCM, lao động phổ thông nước ngoài đều có mặt…] đã tạm ngưng với lý do là phóng viên không viết kịp! Trong khi đó RFI đã đưa tin về công nhân TQ đang làm việc tại Tân Rai http://rfvn.com/?p=2845 nhưng người trong nước không xem được vì bị bức tường lửa ngăn chặn.
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/111/article_3007.asp
Một góc khu vực xây dựng Nhà máy alumina Nhân Cơ tại huyện Đăk R’Lấp, Đắc Nông (ảnh chụp sáng 8-4)
– Ảnh: T.T.D.

[9]
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=321328&ChannelID=3
[10] http://www.bauxitevietnam.info/bandoc/090615_nhungloiluaphinh.htm
[11] http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=130&article=146196
Nguồn: © http://vietsciences.free.frhttp://vietsciences.org

HO Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

No comments:

Post a Comment