Tuesday, June 30, 2009

CSVN và NỖI BẤT AN TÔN GIÁO

Nỗi Bất An Tôn Giáo?
TRẦN KHẢI
Việt Báo Thứ Ba, 6/30/2009, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=146408
Nhà nước CSVN lúc nào cũng mang trong lòng một nỗi bất an về tôn giáo. Đó là một quan hệ rất mực phức tạp, tùy tôn giáo, tùy thời điểm, và tùy theo nhu cầu của nhà nứơc.
Thực ra, nói cho tận cùng, nếu khi nào nhà nước đưa được tất cả công an đóng vai mục sư, linh mục và sư ni... thì lúc đó mới hết nỗi bất an. Bởi vì, nhà nứớc CSVN chỉ tin vào công an CSVN thôi. Nhưng, điều vừa nói cũng chưa chắc hoàn toàn, bởi vì nội bộ giới an ninh CSVN cũng có nhiều cơ quan để theo dõi, kềm chế nhau.
Đó là một thực tế ai cũng thấy. Và vì bản tính đa nghi, và vì lúc nào cũng mang trong lòng nỗi bất an, nên chính phủ Hà Nội nhìn ra ai cũng là thù nghịch, nhìn qua phải thì cho là đang thấy bàn tay lông lá CIA, nhìn qua trái thì la hoảng là âm mưu diễn biến hòa bình.
Thế cho nên, làm việc liên hệ tới tôn giaó tại VN không dễ tí nào.

Thấy, biết và từng đối phó với nỗi bất an từ Hà nội đó, Đức Giáo Hoàng mới trấn an các lãnh tụ CSVN, rằng Đức Giáo Hoàng tin tưởng vào ‘sự hợp tác lành mạnh' với VN.
Bản tin trên đài VOA hôm 29/06/2009 viết:
“Hôm thứ Bảy vừa qua, Đức Giáo hoàng Benedicto thứ 16 nói rằng Giáo hội Công giáo La mã và chính phủ Việt Nam có thể có được một 'sự hợp tác lành mạnh'.
Bản tin của hãng thông tấn AP trích lời Đức Giáo hoàng phát biểu với các linh mục Việt Nam tới thăm Tòa thánh vào ngày 27/6 rằng giáo hội và các giáo dân có thể hành động một cách 'trung thành' để tạo nên một 'xã hội đoàn kết và công bằng'.
Đức Giáo hoàng nói thêm bằng tiếng Pháp rằng 'có thể có được một mối quan hệ lành mạnh giữa giáo hội và cộng đồng chính trị'.

Chính phủ cộng sản Việt Nam đã cắt đứt quan hệ với Toà thánh Vatican sau khi lên nắm quyền vào năm 1954.
Căng thẳng giữa chính phủ và 6 triệu giáo dân công giáo ở Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm. Chính phủ luôn theo dõi chặt chẽ các nhóm tôn giáo và kiên quyết giành quyền chấp thuận hầu hết những vụ bổ nhiệm các chức sắc của nhà thờ.
Quan hệ giữa Việt Nam và Toà thánh gần đây đã bắt đầu được cải thiện và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành giới chức cao cấp nhất của Việt Nam được Đức Giáo hoàng tiếp kiến khi ông tới thăm Vatican vào năm 2007.
Đức Giáo hoàng Benedicto cũng nói trong buổi gặp các linh mục Việt Nam rằng Toà thánh 'không tìm cách thay thế những người có trách nhiệm lãnh đạo đất nước và chỉ mong muốn trên một tinh thần đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau để thực hiện vai trò của mình nhằm phục vụ mọi tầng lớp người dân'...”(hết trích)

Thật là khó để thuyết phục nhà nước Hà Nội tin vào các nhà hoạt động tôn giáo. Không dễ tí nào. Như trường hợp đã xảy ra, Thiền Sư Nhất Hạnh nhiều lần đưa pháí đoàn qúôc tế về Việt Nam, đi từ Nam ra Bắc, mở nhiều cuộc nói chuyện về tu học, gặp các giới từ học giả, văn nghệ sĩ, cho tới giaó hội và quan chức.... nhưng vẫn không thoát được nỗi lo bất an của nhà nước CSVN.
Có thể nói, Thiền Sư Nhất Hạnh đã có công giúp thế giới nhìn thấy rằng nhà nước Hà Nội đang thay đổi, góp sức thuyết phục và hoàn tất thành công các lễ hội Phật Giáo qúôc tế. Các thành công đó, không thể nào dùng tiền mua nổi.
Không chỉ giúp thế giới giảm cái nhìn về một chế độ Việt Nam tập quyền toàn trị, mà còn trình bày khía cạnh văn hóa tâm linh. Thực tế, cũng chính nhờ đợt mở cửa tôn giaó này -- không chỉ riêng cho Phật Giáo, mà còn cho cả Công Giáo, Tin Lành, Phật Giáo Hòa Hảo, Cao Đài tại nhiều địa phương -- mà Đaị Sứ Mỹ Michael Michalak mới hài lòng nói với Bộ Ngoaị Giao Mỹ rằng thế là xong, CSVN đã “cởi mở về tôn giáo rồi,” và rằng các sai sót, kềm kẹp chỉ là “địa phương, cá biệt.”
Phải nói, Thiền Sư Nhất Hạnh đã giúp gỡ bỏ chế độ CSVN ra khỏi danh sách CPC, danh sách các nước hung hiểm đối với tôn giáo, mà danh xưng chính thức Bộ Ngoaị Giao Mỹ gọi là Danh Sách Các Nươc Quan Ngại về Tôn Giáo.
Nhưng than ôi. Tuần này, công an đưa cả xã hộị đen, và cả một đội con gáí ăn mặc hở hang vào Tu Viện Bát Nhã, tại Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng... để lần này sẽ trục xuất toàn bộ 400 tăng ni thuộc đạọ tràng Làng Mai của Thầy Nhất Hạnh.
Tình hình hung hiểm tới mức, theo trang web
www.PhuSa.info kể, rằng vào lúc 14 giờ chiều hôm chủ nhật 28-6-2009, thì :
“...400 tu sỹ Làng Mai tại tu viện Bát Nhã đã hoàn toàn bị cô lập, nội bất xuất, ngoại bất nhập… Một nhóm Phật tử ở thị xã Bảo Lộc nghe tin vội vào thăm thì bị nhóm côn đồ chặn đánh, trong đó có 2 người bị thương nặng.
Hiện tại Đồng Hạnh và mấy sư Đồng đang tiếp tục đập phá nhà bếp, như vậy tối nay 400 tu sỹ ở đây không có chỗ để nấu ăn … trong khi đó điện nước khu vực này vẫn tiếp tục bị cúp hoàn toàn.”
(hết trích)

Đó là chuyện chiều hôm chủ nhật. Rồi tới bản tin chiều Thứ Hai, được trang web Phù Sa kể tiế:“[BẢO LỘC - 29.06.2009] Nguồn tin từ Bảo Lộc cho biết vào khoảng 16g30 chiều hôm nay 29/06/2009: Một phái đoàn Tăng, Ni, Phật tử của Sài Gòn và Lâm Đồng đến thăm chư tăng Bát Nhã đã bị đám côn đồ do Thượng tọa Đức Nghi điều tới tấn công gây nhiều thương tích cho nhiều người, trong đó Thượng tọa Thích Thái Thuận là Chánh Đại Diện Phật Giáo Bảo Lộc, kiêm Phó Trưởng BTS Phật giáo tỉnh Lâm Đồng là bị thương nặng nhất đã phải đưa đi cấp cứu ở bệnh viện Bảo Lộc...” (hết trích)

Có trời đất nào như thế không? Thực tế thấy rồi: Có muốn hợp tác lành mạnh cũng là chuyện khó. Vấn đề chỉ là, nỗi bất an tôn giaó của nhà nứơc CSVN quá lớn, và nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.
Bao giờ nhà nước Hà Nội chịu rời bỏ cái tâm “nhìn đâu cũng thấy kẻ thù” đang gây hấn đủ thứ này?


No comments:

Post a Comment