Friday, May 1, 2009

VIỆT NAM 30-4-2009

30 tháng 4 năm nay... (viết tại một thị trấn nhỏ xa xôi....)
http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?p=316688#post316688

30 tháng 4- một trong những ngày lễ quan trọng nhất của VN, ngày mà nơi nơi treo cờ đỏ, nhà nhà tưởng nhớ Bác - nhưng năm nay thật khác! (Từ hình thức tới nội dung).

Những năm trước (khoảng trước 2006):
Chưa sáng, báo đài đã rầm rầm nhạc,tin. Bật hết các đài TV đâu cũng thấy màu đỏ, những hình ảnh Sài Gòn thất thủ, rồi thì những hình ảnh quân giải phóng.... , cứ khoảng 15 phút là lại nhắc đến "giây phút lịch sử" một lần. Ra ngoài đường, cứ khoảng 1 block nhà (khoảng 50m) là có một băng - rôn "Kỉ niệm,....... Đảng CS muôn năm,......" treo kín đường. Cờ đỏ được treo hầu hết các cây xanh, cột điện, các xe taxi, trên tất cả căn nhà (từ phố đến nông thôn). Các cuộc meeting diễu hành cờ hoa và cả pháo bông trông hoành tráng và vui tươi lắm! Tất cả mọi nơi đều treo hình Bác, Đảng. Người dân thấy vậy cảm thấy như tin tưởng và yêu đời hơn !?!
Những ngày này là khoảng thời gian để các Bác (từ cấp thấp tới cấp cao) kỉ niệm và ăn chơi, giải stress. Các quán karaoke sang trọng nhất, nhà hàng hoành tráng nhất hay các khách sạn nổi tiếng nhất đều được "hân hạnh" giữ chỗ và chuẩn bị phục vụ những buổi meeting, hội nghị kỉ niệm của "các bác". Các bác vui tươi thắp hương trong đài liệt sĩ xong là lũ lượt xe to xe nhỏ kéo về các tụ điểm này.
Những ngày này, lực lượng cảnh sát giao thông dễ dãi hơn nên thường có các băng nhóm đua xe ngoài đường (khoảng từ 18 giờ trở đi). Chợ phố mấy ngày này bỗng dưng sạch sẽ văn minh hơn (để quay lên TV) và ngày hôm sau thì vẫn đâu lại vào đấy (đúng là tự lừa mình). khắp nơi vang lên các ca khúc cách mạng (từ loa phát thanh hay các quán karaoke). Người dân ăn mặc đẹp đi chơi, nhà hàng chật kín, nếu người nước ngoài nhìn thấy những cảnh này sẽ nghĩ ngay rằng: dân Vn cũng hạnh phúc sung sướng đấy chứ! từ dân thường đến chính quyền đều "ăn chơi thả cửa", còn tổ chức cả "đua xe" diễu hành nữa cơ mà!

Nhưng năm nay lại khác hẳn: đây là năm đầu tiên mà cả nước (học sinh, sinh viên, công nhân viên chức) được nghỉ lễ tới 1 tuần (ngang bằng với tết nguyên đán), và củng là năm có ngày lễ.... buồn tẻ nhất!

Sáng sớm, mở mắt, đợi tiếng nhạc (giải phóng sài gòn) như thường lệ từ tổ dân phố nhưng không, nhà văn hóa hay đồn cảnh sát lạnh lẽo trống trơn. 7 giờ, đường phố vẫn vắng tăn. 8h, nhà nhà mở cửa......đi chơi! Nhà nhà xe lớn xe nhỏ, xe hơi xe tải đầy đủ đậu trước cửa nhà thành hàng dài, và di chuyển từ từ, hầu hết họ đi Dalat, Nha Trang hay Mũi Né. Hết đoàn xe hơi là đến xe hai bánh khởi hành. rồi thì xe Bus (đi Dalat) bắt đầu chật kín khách. Nhà nào không đi chơi thì ngủ nướng tới 8 giờ mấy dậy. Đường phố bắt đầu nhộn nhịp hẳn.

Tượng Đài liệt sĩ vắng tăn với vài ba "vị lão thành cách mạng" đứng trầm ngâm không một nén hương. Các quán xá vắng tăn. Đường phố "buồn bã" : cả con đường thống nhất (dài khoảng 3 Km) mà chỉ có hai Băng rôn sơ sài "kỉ niệm ngày thống nhất đất nước". Người ta quên mất cả một việc quan trọng: treo cờ (hàng năm 27, 28 tổ dân phố đã vận động treo cờ rộn rã). Cả dãy phố chưa chắc đếm được tới chục lá. Các cơ quan trường học thì treo băng rôn đỏ: " kỉ niệm 34 năm".... mặc kệ cho cả mưa làm rớt vài chữ....

Bật TV tìm xem những chương trình "thân quen" nhưng chẳng thấy, duy nhất có VTV1 nói lảng nhảng. Hầu hết các kên từ trung ương đến địa phương đều phát những chương trình giải trí như mọi ngày. Không thấy mấy Bác lên TV, các cuộc Meeting,.... quả là lạ!

Buổi trưa, các quán xá đều vắng tăn (mọi người đi chơi xa cả). Lượng người từ Sài Gòn (sinh viên, công nhân viên chức) được nghỉ lễ đổ xô về quệ vui chơi làm chật kín các bến xe. Đường quốc lộ 20 (Sài Gòn - Dalat) nhộn nhịp, xe lớn nối xe con. Hồ Xuân Hương (Dalat) chật kín người không thấy cả mặt nước. Các quán xá vũ trường ăn chơi chật kín khách đủ mọi tuổi tác tầng lớp (già-trẻ-xồn xồn đến con nít). Điều lạ nhất là không hề có một bài hát Cách mạng nào được vang lên, hình như mọi người đã quên nó rồi thì phải!?!

Các cơ quan chính quyền thì vắng tăn, không có các buổi họp hay meeting, không biết họ đang thực hiện "tiết kiệm theo gương Bác" hay đã tổ chức đi du lịch xa từ ngày hôm qua rồi?!? ai mà biết.

Buổi tối, từ 16 giờ trở đi là người ta bắt đầu ăn diện ra đường. Đường phố tấp nập hơn cả tết."Từng cặp từng cặp" chen chân vào các cinema thì đông ngẹt. Các Tiệm bán xăng thì phục vụ không kịp. Lần đầu tiên con đường trước chợ bị kẹt xe (hiện tượng rất hiếm thấy ở thị trấn nhỏ bé này). 18 giờ, các nhà hàng quán ăn thì bắt đầu rộn rã, các quán karaoke đã không được "mấy bác" đặt chỗn nên đông nghẹt mọi thành phần. Các shop khuyến mãi dịp lễ thì đông đúc sáng choang. Quả đúng là một ngày lễ "quan trọng".

Đến 22 giờ rồi mà đoàn người xe vẫn tấp nập, các quán karaoke vũ trường vẫn vang những ca khúc nhạc tiền chiến hay nhạc vàng vang bóng một thời. Dần dần, đoàn xe trên quốc lộ duy nhất ( chạy theo hướng Dalat - Saigon) bắt đầu lăn bánh. Họ bắt đầu về nhà sau một ngày du ngoạn (hoặc một ngày....... ngắm người). Nhà nào đi xe máy thì về trước, nhà nào đi xe hơi thì có lẽ ở lại khách sạn vài hôm.

Năm nay cũng lạ, không có cảnh sát mà vẫn không hề có cảnh đua xe (đường chật ních cả người mà!).Tối, Trên TV bắt đầu vang lên "kỉ niệm......" nhưng chỉ chút ít là tắt ngay. Đài nào "hoài cổ" thì chiếu lại những bộ phim "ăn khách một thời" như giải phóng Saigon... nhưng chẳng ai thèm xem, phim Hollywoods đầy rẫy ngoài rạp hay trên HBO,... người ta còn không thèm xem nữa là!

Năm nay khác từ "hình thức" cũng như "nội dung". Người ta đã chán những trò "đảng bác nói xạo", họ coi ngày lễ này như một ngày "nghỉ lễ dài ngày" và vui chơi quên đi "ý nghĩa" lịch sử của nó. Người ta không còn nghĩ rằng đây là ngày "giải phóng miền nam" hay "cả nước xây dựng CNXH" nữa, họ đã phần nào ý thức được rằng, đất nước, dân tộc VN là một, không còn "Mỹ Ngụy" hay gì gì đó nữa. Mọi người chỉ nói gọn là "ngày kết thúc chiến tranh!".

Có lẽ ngày này tại thủ đô Hà Nội sẽ có những meeting vui mừng, ở hải ngoại sẽ có những "kỉ niệm, hay Quốc hận...." nhưng đa số người dân trong nước đã không còn để ý đến nữa. Đảng và Bác đã thành công, họ ghìm nén người dân =>không quan tâm đến chính trị đất nước để rồi ngày hôm nay, chính người dân không còn để ý tới họ. Đài báo nhai lại vài câu chỉ để làm người ta không quên nhưng không còn tác dụng. Người ta đã chán ngấy đến căm ghét!

Hôm nay, người dân không còn quan tâm đến ngày lễ quan trọng (nhất trong năm) này nữa,thử hỏi tương lai VIỆT NAM SẼ NHƯ THẾ NÀO??????


TP.HCM kỷ niệm thời khắc lịch sử 30/4
17:38' 30/04/2009 (GMT+7)
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/845006/
Sáng 30/4, tại Nhà hát Lớn thành phố, UBND TP.HCM đã tổ chức lễ kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2009).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm, lãnh đạo TP.HCM, cán bộ lão thành cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng… cùng đông đảo sinh viên, học sinh trên địa bàn đã tham dự lễ kỷ niệm.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân cho biết, Đảng bộ, quân và dân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn đã vượt qua bao chặng đường máu lửa, so tài, đấu trí… với kẻ thù để đi thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước.
“Thế hệ trẻ mãi khắc ghi trong tâm khảm và không bao giờ quên hình ảnh những cô chú, anh chị… đã dũng cảm chiến đấu ở khắp các chiến trường để có ngày hôm nay”, Bí thư thành đoàn TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu xúc động.

Tại lễ kỷ niệm, UBND TP.HCM xác định nhiệm vụ hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng 3 tháng đầu năm chỉ đạt 4% - mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Tiếp đến là xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
TP.HCM cũng đề ra nhiệm vụ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giải quyết việc làm và xóa nghèo đạt hiệu quả, đồng thời tập trung thực hiện tốt việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Đoàn Quý

No comments:

Post a Comment