Thursday, May 28, 2009

SỰ THẬT và CÔNG LÝ cho THIÊN AN MÔN 1989

Thiên An Môn, các nhà ly khai đòi sự thật và công lý 20 năm sau vụ thảm sát
Tú Anh
Bài đăng ngày 28/05/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 28/05/2009 18:08 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/113/article_3667.asp
Lời đòi hỏi sự thật và công lý được cất lên ngay từ thủ đô Trung Quốc, từ những thủ đô trên thế giới, từ những người đứng bên này lẫn bên kia mũi súng, từ những binh sĩ vô danh đến những nhà ly khai nổi tiếng. Trong số những chứng nhân, còn có vị lãnh đạo cao nhất lúc bấy giờ là tổng bí thư Triệu Tử Dương. Lời chứng của ông phát xuất từ đáy mộ

Sinh viên cản đường xe tăng, tại Thiên An Môn. Hình ảnh đã đi vòng quanh thế giới
http://www.rfi.fr/actuvi/images/113/10TianAnmen200.jpg

Hai mươi năm trước đây, năm 1989, một mùa xuân đặt biệt đến với Trung Quốc. Nhưng trong ngọn gió xuân này ngầm chứa một trận cuồng phong thế kỷ, manh nha quét sạch chế độ chuyên chế để đưa đất nước vào thời đại tự do dân chủ.
Tình thế bắt đầu có chuyển biến từ 2 năm trước. Từ 1987, trong bối cảnh cải cách kinh tế do tổng bí thư Hồ Diệu Bang, một con người dũng cảm, lúc đó đang nắm ghế chủ tịch đảng Cộng sản, tiến hành gây ra “bất đồng trong nội bộ lãnh đạo”. Nhưng ông bị phe thủ cựu ép buộc phải từ chức. Ông Hồ Diệu Bang rất được dân chúng và hàng ngũ sinh viên, thành phần ưu tú trong mọi xã hội mến mộ, từ khi ông dứt khoát đoạn tuyệt với tư duy giáo điều cực đoan.
Lòng dũng cảm của ông Hồ Diệu Bang còn được chứng tỏ qua thái độ lắng nghe, bênh vực nạn nhân thời cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông, làm hàng triệu người thiệt mạng, hàng chục triệu người bị lưu đày cải tạo vì những tội hoang đường mà người dân nào từng sống hay đang sống trong chế độ cộng sản đều biết rõ.
Nhưng khát vọng phơi bày sự thật thời cách mạng văn hóa chưa toại nguyện thì chủ tịch Hồ Diệu Bang qua đời vào ngày 15 tháng 4 năm 1989. Vài ngày sau, sinh viên Trung Quốc tràn ra Quảng Trường Thiên An Môn để tưởng nhớ nhà lãnh đạo quá cố. Tinh thần tưởng nhớ này nhanh chóng biến thành một phong trào tranh đấu phản đối những “tiêu cực trong chế độ”.
Nhưng theo chỉ thị của thủ tướng Lý Bằng, bài xã luận trên báo đảng Nhân Dân nhật báo ngày 26/4, lên án “thành phần xấu chống đảng và chống xã hội”. Lập tức phong trào sinh viên ôn hoà biến thành triệt để hơn, dứt khoát đòi tự do và dân chủ. Bức tượng “nữ thần tự do” bằng thạch cao dựng lên tại quảng trường Thiên An Môn là một biểu tượng của tuổi trẻ Trung Quốc.
Ngày 17 tháng 5, Đặng Tiểu Bình triệu tập tại nhà riêng các ủy viên thường trực bộ chính trị, và quyết định ban hành thiết quân luật mà không qua bỏ phiếu. Hành động này vi phạm nội quy của đảng cộng sản. Tổng bí thư lúc bấy giờ là Triệu Tử Dương phản đối và bị quản thúc.

Hình bìa quyển hồi ký của ông Triệu Tử Dương (Reuters)
http://www.rfi.fr/actuvi/images/113/11memoirchina200.jpg

Theo lời thuật lại của ông, qua quyển hồi ký vừa được công bố tuần rồi tại Hong Kong, những kẻ chủ trương dùng quân đội đàn áp sinh viên là “những tên hèn nhát”. Họ còn hèn đến mức, khi thấy lực lượng trú phòng tại địa phương không bắn vào sinh viên biểu tình, vì là con em của chính mình, phe Đặng Tiểu Bình, Lý Bằng, đem hai quân đoàn từ Nội Mông về Bắc Kinh với lời tuyên truyền lừa bịp là đất nước lâm nguy.
Đêm mùng 3 tháng 6, súng đạn, xe tăng của “quân đội giải phóng” đã bắn vào xương thịt của sinh viên, công nhân tay không. Những sinh viên may mắn thoát chết, bị truy nã suốt nhiều năm dài, kẻ bị hành hình, người bị lãnh án chục năm dài. Một thiểu số thoát ra được nước ngoài. Nhưng tinh thần Thiên An Môn bất tử. Định mệnh trớ trêu, chỉ sáu tháng sau, phong trào dân chủ tại Đông Âu và chính sách cải cách của Gorbachev làm cho chế độ độc tài chuyên chế của toàn khối cộng sản Đông Âu cáo chung.

Càng che giấu, sự thật càng phơi bày.
Hai mươi năm sau, đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục che giấu sự thật, tiếp tục trấn áp những người chống đối và canh chừng cẩn mật Thiên An Môn mỗi độ Xuân về. Nhưng với tinh thần bất tử, ngày 10 tháng 5 vừa qua, ngay tại thủ đô Trung Quốc, chủ đề Thiên An Môn “cấm kỵ” đựợc 20 nhà trí thức , giáo sư đại học, sử gia thảo luận trong một cuộc họp để phá vở “sự im lặng của nhà nước”. Một trong những người tham dự là giáo sư Tiền Lý Quần phát biểu rằng: 20 năm trước đây, những sinh viên đấu tranh cho dân chủ đã hy sinh cho lý tưởng này.
Là thầy của họ, chúng tôi sống trong tội lỗi vì đã không bảo vệ được học trò của mình. Ông khẳng định là (bất cứ) hệ thống chính trị nào cũng phải khuyến khích dân chúng tham gia , dựa trên giá trị dân chủ và các quỳen tự do có ghi trong hiến pháp. Nếu đảng và nhà nước độc quyền và chỉ lo phục vụ quyền lợi của chế độ độc tài , thì sẽ không tránh được đại loạn.
Triết gia Từ Hữu Ngư , một trong những nhà trí thức ký vào Hiến chương 08, công bố hồi tháng 12 năm ngóai, nhận định rằng, người dân Trung quốc không còn tin tưởng gì ở một chế độ bất nhân dùng súng bắn vào con dân của mình, để bảo vệ đặc quyền đặc lợi “Nếu chính quyền xem dân là kẻ thù, dân cư xử như vậy với chính quyền”.

Những ký ức gây bối rối cho chế độ:Tâm sự một người lính cũ tham gia vào vụ thảm sát Thiên An Môn
Năm 2009 là một năm đầy bất trắc đối với chính quyền Trung Quốc mà Thiên An Môn là một nguy cơ.
Do vậy, Bắc Kinh thẳng tay diệt trừ từ trong trứng nước mọi tiếng nói đòi sự thật . Thế nhưng, bất chấp, mọi hiểm nguy, một người lính cũ tên Trương Thế Quân gởi một bức thư ngõ lên chủ tịch Hồ Cẩm Đào yêu cầu vén màn bí mật vụ thảm sát Thiên An Môn. Bức thư gởi trên mạng internet. Và sau khi trả lời phỏng vấn của hãng AP, Trương Thế Quân bị công an đến tận nhà ở Đằng châu, miền bắc Trung Quốc. Trả lời phỏng vấn của AP, người lính cũ này cho biết, khi được lệnh chiếm các ngõ vào quảng trường, lúc đó anh mới 18 tuổi, thì đơn vị của anh chỉ bắn qua đầu thường dân. Nhưng các đơn vị khác đã thực hiện những chuyện độc ác. Bất bình, anh xin giải ngũ và 3 năm sau thì bị bắt đưa đi cải tạo ba năm với “tội chính trị”.
Bức thư ngõ của anh nhằm mục đích khuyến khích những người lính khác có tham gia vào vụ đàn áp , kể lại sự thât , tội ác của quân đoàn 27 và 38. Nhưng anh nói thêm, trách nhiệm không phải chỉ riêng quân đội mà là của tất cả người Trung quốc. Tưởng niệm 20 năm vụ thảm sát , phải là cơ hội để mở lại trang sử cũ, công bố sự thật. Nhưng thực tế đã không diễn ra như vậy, chính quyền Trung Quốc tiếp tục tỏ dấu hiệu lo ngại .

Chứng nhân: người bị xe tăng cán đứt hai chân - sinh viên Phương Chính.
Về phía những người đứng mũi súng của đảng, một sinh viên tên Phương Chính không trúng đạn, nhưng bị xe tăng cán đứt hai chân. Vừa đến Mỹ không bao lâu, anh kể lại với RFI Hoa ngữ như sau: “ đêm 3 tháng 6, tôi là một trong những người đi sau cùng trong đoàn biểu tình.
Di chuyển được 500 thước, nghe tiếng súng nổ vang, người nữ sinh viên đi bên cạnh ngã xuống. Trong khi tôi cuối xuống để đở cô bạn này lên và đưa cô đi cấp cứu thì nghe tiếng xe tăng. Vì quân đội đã lập hàng rào kẻm gai , tôi không di chuyển được. Một chiếc xe tăng vượt lên, tôi chỉ kịp nhìn thấy đôi chân mình đứt lià trước khi ngất xỉu.

Chứng từ của nhà báo độc lập Ngô Bảo Chương, nguyên phóng viên của Tân Hoa Xã tại Paris.
Năm 1989, ông Ngô Bảo Chương là trưởng cơ sở của Tân Hoa Xã tại Pháp. Cuộc đàn áp Thiên An Môn làm ông bất bình, ngưng cộng tác với cơ quan tuyên truyền của nhà nước và xin tỵ nạn. Một thời gian ngắn sau đó, ông làm trưởng ban Hoa ngữ của RFI cho đến khi về hưu. Hiện nay ông hoạt động báo chí với tư cách độc lập. Được ban Việt Ngữ đặt câu hỏi nhân dịp 20 năm Thiên An Môn, phóng viên trưởng thành trong chế độ cộng sản Mao đã có nhả ý đóng góp bài phân tích tình hình Trung Hoa như sau :
“Độc quyền chính trị cộng với độc quyền kinh tế tạo thâm thù với nhân dân. Ngày 4 tháng 6, Đặng Tiểu Bình với vai trò của một thái thượng hoàng đưa ra một thông điệp trước ống kính của các đài truyền hình ngoại quốc: “chế độ vô sản chuyên chế không sụp đổ tại nước tôi”.

Để bảo vệ chế độ chuyên chính và ý thức hệ đang bị phá sản , ông Đặng đã nhận chìm trong biển máu phong trào sinh viên vì dân chủ. Trước khi qua đời , ông còn khẳng định: “phong trào Thiên An Môn sản sinh từ tham nhũng”. Rút bài học chủ nghĩa xã hội hiện thực xuống dốc, Đặng Tiểu Bình nghĩ rằng chế độ cộng sản có thể phục hồi bằng con đường thay thế kinh tế kế hoạc hóa nhưng vẫn giữ độc quyền chính trị.
Tuy nhiên thực tế đã khác hẵn dự đoán của ông ta. Kinh tế thị trường của Trung Quốc dưới sự điều hành của một đảng duy nhất đã dẩn đến một xã hội… đen, mafia. Hai mươi năm sau, mọi người thấy rõ, chính quyền Trung quốc đang rơi vào chiếc bẩy xã hội.

Theo lời tiết lộ của chính viện Công tố Bắc Kinh, từ giữa thập niên 90 đến nay, khoảng 20 ngàn viên chức đảng và nhà nước tham ô, đã ôm tiền chạy ra nước ngoài, tẩu tán khoảng 100 tỷ đôla Mỹ, một kỷ lục trong lịch sữ công quyền. Quy mô của tham nhũng đã làm cho nhiều gia đình rơi vào tình trạng phá sản. Thành phần nhân dân thuộc diện “khiếu kiện” này, đổ về Bắc Kinh, tìm cách đòi công lý nơi chính quyền trung ương, sẽ có nguy cơ bị đối xử như phong trào sinh viên 1989.

Cũng như 20 năm trước, bàn tay của chế độ hiện nay không ngại chuyện nhúng máu. Nhưng trong cuộc đời, nợ máu sẽ phải trả bằng máu. Trên mạng internet, dư luận vinh danh một thanh niên và một thiếu nữ dũng cảm chống lại bất công và sĩ nhục. Dùng dao đâm chét nhiều cán bộ đảng và chính quyền, hai người trẻ tuổi này được ca ngợi như anh hùng dân tộc.

20 năm sau, một số sự thật Thiên An Môn được phơi bày, qua “tiếng nói từ đáy huyệt” của cố tổng bí thư Triệu Tử Dương
Trả lời phỏng vấn RFI việt ngữ, nhà báo Ngô bảo Chương phân tích tiếp : “20 năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, sự thật dù cho chế độ cố lấp liếm, đã được phơi bày, nhất là qua hồi ký ghi âm của cố tổng bí thư Triêu Tử Dương, người bị đảng truất phế vì dám chống lại quyết định dùng quân đội đàn áp sinh viên.
Trong lúc đó, tại Trung Quốc, từ thành thị đén nông thôn , tình trạng bất công càng ngày càng nhiều và càng trầm trọng. Khát vọng của phong trào sinh viên 1989 đang được mọi tầng lớp xã hội tiếp nối, tạo ra một phong trào “phản kháng” ngoạn mục từ quy mô đến hình thức . Kinh nghiệm Trung Quốc đã chứng minh rằng, kinh tế thị trường không đi đôi với thiểu số đặc quyền đặc lợi. Chắc chắn rằng chế độ Trung Quốc với lề thói thiếu thiện chí cố hữu, sẽ khó mà tiếp tục giữ đầu lên trên mặt nước”.



No comments:

Post a Comment