Đọc sử để nhìn nhận hôm nay
Luật sư Lê Công Định
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Sài Gòn
Cập nhật: 09:29 GMT - thứ bảy, 2 tháng 5, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2009/05/090502_history_lecongdinh.shtml
Từ khi bắt đầu vào đại học lúc 17 tuổi đến nay, tôi vẫn giữ thói quen đều đặn hàng năm dành khoảng hơn một tháng đọc sách vở và tài liệu viết về đề tài Việt Nam, quá khứ cũng như hiện tại, chủ yếu nhằm giúp trao dồi vốn kiến thức hạn hẹp của tôi về lịch sử nước nhà.
Tôi thường chọn thời gian làm công việc nhẹ nhàng, nhưng đầy hào hứng này vào độ trung tuần tháng 3 đến cuối tháng 4 mỗi năm. Đó cũng là khoảng thời gian của một năm thường gợi nhớ trong tôi nhiều biến cố vui buồn lẫn lộn, vừa hào hùng nhưng cũng vừa bi thương, của dân tộc.
'Vai trò Tây Nguyên'
Năm nay, trong số những sách vở và tài liệu tôi đọc có một quyển sách đặc biệt mà năm 18 tuổi tôi đã có dịp xem qua, đó là tập hồi ký "Bên dòng Lịch Sử, 1940-1965" của Linh mục Cao Văn Luận, nguyên Viện trưởng Đại học Huế và Giáo sư Đại học Văn khoa Sài Gòn. Hơn 20 năm trước tôi đọc quyển sách mang tính chất sử liệu này chủ yếu với ý định tìm hiểu các diễn biến lịch sử, mà vì nhiều lý do khác nhau thầy cô "dạy sử" của tôi ở trường trung học và cả những nhà "nghiên cứu" sử học sau 1975 tránh đề cập đến hoặc cố tình diễn giải sai lệch.
Tuần vừa rồi có dịp mượn lại "Bên Dòng Lịch Sử" từ người bạn lớn tuổi để tra cứu một số chi tiết cần cho công việc nghiên cứu cá nhân, tôi xem lại tập sử liệu một cách say mê, bởi lẽ lần đọc này mang đến cho tôi tâm trạng khác trước, gần như là khám phá mới lạ. Quả thật Linh mục Cao Văn Luận có nhiều cơ hội tiếp xúc và đối thoại với các nhân vật lịch sử khác nhau của Việt Nam ở hai bên chiến tuyến trong giai đoạn từ 1940 đến 1965, nhờ vậy thiên hồi ký của ông đã dẫn dắt người đọc đi qua các biến cố lịch sử trọng đại của đất nước một cách sinh động và lôi cuốn.
Trong phần kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện lần đầu tiên với cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm vào nửa đầu năm 1948 tại Đà Lạt, mà Linh mục Cao Văn Luận gọi là "câu chuyện bên lò sưởi năm 1948" (xem từ trang 165 đến 171 của bản in năm 1972), ông có nhắc đến một chi tiết lý thú trong nội dung câu chuyện mà tôi nghĩ ít nhiều liên quan đến một sự việc nghiêm trọng gần đây ở nước ta.
Khi được Linh mục Cao Văn Luận hỏi về chính sách của mình đối với Pháp trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954), ông Ngô Đình Diệm lúc ấy là nhà cách mạng khả kính tại Việt Nam, đã đề cập đến vấn đề Tây Nguyên như sau: "... ít người để ý là người Pháp lập ra Hoàng Triều Cương Thổ, để biến tất cả vùng cao nguyên Trung và Nam Phần thành đất thuộc địa trực tiếp của Pháp." Linh mục Cao Văn Luận không khỏi ngạc nhiên vì Cụ Ngô Đình Diệm dường như xem Tây nguyên là chuyện hệ trọng đối với chủ quyền quốc gia, mà khi ấy dù chưa cầm quyền ông vẫn trăn trở về vận mệnh đất nước trước ý đồ của thực dân Pháp.
Linh mục Cao Văn Luận tường thuật tiếp:
"Ông Diệm trầm ngâm một lúc. Tôi vẫn im lặng. Những lời ông nói ra nửa như suy tư, nửa như phân trần với tôi:
- Vùng Cao Nguyên này có một tầm quan trọng lớn về chiến lược và kinh tế. Về chiến lược, nó nằm ở giữa ba quốc gia Việt Miên Lào. Ai chiếm giữ được Cao Nguyên này có thể gây áp lực được đối với cả ba quốc gia đó. Người Pháp gọi vùng Cao Nguyên là Hoàng Triều Cương Thổ chỉ là một lối trá hình trên thực tế, chủ tâm của họ là biến vùng này thành thuộc địa Pháp. Về mặt kinh tế, thì vùng Cao Nguyên hết sức quan trọng đối với Việt Nam trong tương lai. Ở đó chắc chắn có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhiều khoáng sản chưa được khám phá và khai thác, nhưng chúng ta cần phải bảo vệ cho Việt Nam. Rồi còn vấn đề thể diện quốc gia, chủ quyền quốc gia nữa. Không thể bỗng dưng nhường cho Pháp một vùng đất quan trọng như thế, nằm ngay giữa lãnh thổ quốc gia, người Việt Nam nào muốn lên lại phải xin thông hành!
Tôi (tức là Linh mục Cao Văn Luận) chợt nhớ đến một cuốn sách khảo luận về địa dư Đông Pháp (tức là Đông Dương thuộc Pháp), không nhớ rõ tác giả, và tôi đem những ý kiến được nêu lên trong tập sách này trình bày lại với cụ Diệm:
- Cụ nói đúng. Tôi có đọc một cuốn sách viết đại ý rằng Pháp muốn ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam về phía tây, muốn để dân tộc Việt Nam dừng lại ở các miền duyên hải, còn Pháp thì phải giữ vững vùng Cao Nguyên Trường Sơn, vừa để ngăn chặn sức bành trướng của dân tộc Việt Nam, vừa canh phòng phía Lào. Như vậy khi lập Hoàng Triều Cương Thổ, đặt trực thuộc Pháp, thì Pháp đã bắt đầu thi hành đúng cái chính sách đó rồi."
Tiếp theo, tại trang 194 và 195, Linh mục Cao Văn Luận kể rằng vào năm 1953 khi ông gặp cụ Ngô Đình Diệm lần thứ hai ở Paris, cụ Diệm một lần nữa nhắc lại vấn đề Hoàng Triều Cương Thổ với nhiều ưu tư và lo lắng hơn, khiến mọi người có mặt lúc ấy đều tỏ ý trách cứ cựu hoàng Bảo Đại mải mê ăn chơi mà không lưu tâm đến bảo vệ chủ quyền quốc gia, đã vậy còn trao hết cho người Pháp toàn quyền khai thác Tây nguyên.
Sử học trung thực
Đọc xong những đoạn đối thoại quan trọng này trong "Bên Dòng Lịch Sử", tôi hạ quyển sách xuống với tâm trạng bàng hoàng. Chuyện của hơn 60 năm trước đây thật chẳng khác lắm so với vấn nạn của ngày hôm nay. Có điều những nhân vật lịch sử ngày ấy, như cụ Ngô Đình Diệm chẳng hạn, xem chừng rất quan tâm đến lợi ích, chủ quyền và thể diện của quốc gia. Họ trăn trở về điều này và xem Tây Nguyên thực sự là vấn đề ưu tiên trong chính sách của các chính quyền miền Nam thời bấy giờ, nhất là giữa bối cảnh có nhiều kẻ mang dã tâm xâm lược Việt Nam dù công khai hay ẩn ý.
Thật đáng trân trọng biết bao cách viết sử trung thực, tất nhiên theo nhãn quan và hiểu biết tối đa của tác giả, trong đó lối diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ chừng mực, thể hiện sự tôn trọng dành cho mọi nhân vật của một thời đã qua, đặc biệt với cả những người không cùng chính kiến với mình. Chính vì vậy, đọc các công trình khảo cứu của giới học giả ở miền Nam trước đây, nhất là trong lĩnh vực sử học mà tôi yêu thích, kẻ hậu sinh ở lứa tuổi tôi thường cảm thấy an tâm và có thể đặt phần lớn niềm tin vào những thông tin và kiến thức mà mình tiếp nhận. Bởi lẽ ít ra các tác giả đó không có gì phải lo sợ khi muốn viết sự thật và trình bày nhận định thật của mình.
Cái hay của sử học trung thực là giúp người đời sau hiểu được các diễn biến lịch sử trong quá khứ, bác bỏ lối đánh giá sai lệch với dụng ý bôi nhọ những nhân vật lịch sử ở bên kia chiến tuyến. Song điều quan trọng hơn cả, đọc sử giúp người đời nay có được cơ hội "ôn cố tri tân", học hỏi điều hay lẽ phải của đời trước để làm điều hữu ích cho dân tộc hầu lưu tiếng thơm muôn đời.
Tất nhiên, không chỉ có gương tốt, lịch sử còn đặc biệt răn dạy người đời sau bằng cả gương xấu. Trong lần đọc lại sử sách nước nhà năm nay, không hiểu vì sao tôi lại quan tâm nhiều đến các nhân vật "thân bại danh liệt" như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống và Hoàng Cao Khải, rồi tự hỏi không biết 30 năm nữa, nếu còn sống, tôi sẽ biết thêm những cái tên nào tương tự như vậy trong lịch sử hiện đại của dân tộc. Bất giác tôi cầu mong điều đó đừng xảy ra...
-------------------------------------------------------------------------
BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940 – 1965
Hồi ký
L.m Cao Văn Luận
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194
1. Lý do nào thúc đẩy tôi viết hồi ký?
Sau khi Tổng thống Ngô Đình Điệm bị giết, những biến chuyển chính trị và quân sự dồn dập xảy ra trên đất nước Việt Nam làm cho tôi nghĩ rằng Ông Diệm không phải là một nhân vật không thể thay thế được. Nhưng ít ra Ông cũng là một nhân vật cần thiết cho đất nước Việt Nam trong một giai đoạn nào đó.
Nguyên nhân thất bại của Ông Diệm, của những giấc mơ, những cố gắng, những kế hoạch của Ông Diệm có lẽ là ở chỗ Ông, hay ít ra vài người quanh Ông và thân thiết với Ông không chịu hiểu rằng sự cần thiết của Ông Diệm đối với đất nước Việt Nam chỉ là một sự cần thiết trong một giai đoạn đặc biệt nào đó thôi. Khi giai đoạn lịch sử đó qua đi, thì sự cần thiết đó cũng không còn. Đáng lý Ông Diệm và chế độ phải biết thay đổi nhanh chóng để thích ứng với những đòi hỏi của một giai đoạn lịch sử mới, hoặc là phải biết lùi ra khỏi chỗ đứng Ông đã chiếm giữ trong giai đoạn mà sự có mặt của Ông cần thiết cho đất nước.
Với tư cách một người gần gũi, có thể nói là thân thiết với Ông Diệm mà lại không phải lệ thuộc quá nhiều vào quyền hành và sự chỉ huy của Ông tôi đã được nhìn những cố gắng, những thành công, những thất bại và những sai lầm của Ông. Trước những tin tức, những lập luận, những xuyên tạc quanh Ông Diệm và chế độ tôi cảm thấy cần phải viết lại những hiểu biết, những nhận xét, những chứng kiến của tôi về những việc làm cũng như về đời sống, tư cách của Ông để sau này nếu những người nào muốn tìm hiểu sự thật về giai đoạn lịch sử- mà sự có mặt của Ông Diệm là cần thiết và quan trọng- có thêm một soi sáng, một nhận định không có ác ý, không thiên vị.
Những hoàn cảnh đặc biệt, những may mắn lạ lùng đã cho phép tôi gặp gỡ và nhiều lúc tham dự, hợp tác với những nhân vật đã làm nên lịch sử Việt Nam trong 30 năm qua. Luôn luôn tôi đã tham dự vào những biến cố lịch sử này với tư cách một nhân chứng hơn là một kẻ trong cuộc, nhưng lại là nhân chứng đứng ở một vị thế nhìn thấy nhiều việc mà nhiều người không thấy được. Người tìm hiểu lịch sử càng có được nhiều nguồn tin, nhiều tài liệu bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Thiên hồi ký của tôi hy vọng là một trong những nguồn tin và tài liệu đó.
Tôi đã nhiều lần có dự định ghi lại những điều mình nhìn thấy, chứng kiến, tham dự trong mấy chục năm qua. Nhưng luôn luôn tôi phải đình hoãn công việc đó, vì những việc làm cấp bách, những bận rộn trong nhiều0 nhiệm vụ. Sau khi Ông Ngô Đình Diệm mất, tôi có lần đã nghĩ rằng bây giờ là lúc tôi có thể yên ổn ngồi lại viết thiên hồi ký dự định từ lâu. Nhưng những biến cố dồn dập lại làm cho tôi hồi hộp theo dõi, và một lần nữa hoãn việc ghi chép, với hy vọng rằng những biến cố đó sẽ giúp tôi hiểu thêm vai trò và sự cần thiết của Ông Diệm trong giai đoạn 10 năm qua.
Thời gian trôi qua cũng giúp cho tôi, và dân chúng Việt Nam có thể nhìn Ông Diệm với một tầm nhìn khách quan và vô tư hơn. Những kẻ một lần gắt gao chỉ trích bài bác Ông Diệm và những việc làm của Ông, đã có dịp tự đặt câu hỏi: sự thanh toán Ông Diệm và chế độ Ông Diệm phải chăng là một sai lầm tai hại và nguy hiểm? Những hỗn loạn chính trị, những thất bại quân sự sau ngày 1/11/1963 đã trả lời cho câu hỏi đó. Tôi nhớ đại sứ Nolting, đại tướng Harkins đã viết ra, hoặc trả lời những cuộc phỏng vấn xác nhận điều đó; những người đã góp tay thanh toán Ông Diệm và chế chế độ Ông Diệm ít có ai lấy làm hãnh diện về việc làm của họ.
Cuối năm 1969 những người bạn trẻ đến gặp tôi, bàn bạc với tôi về sự cần thiết và nên ghi chép lại những điều tôi đã thấy trong những năm qua, trong một thiên hồi ký càng vô tư bao nhiêu càng hay bấy nhiêu. Tôi đồng ý, và với sự góp tay của những người bạn trẻ đó, tôi đã thực hiện thiên hồi ký khi đăng báo đã mang một nhan đề có lẽ hơi khoe khoang: “Hồi ký lột mặt nạ lịch sử”.
Tôi không đồng ý về cái tên gọi gán cho thiên hồi lý nhỏ bé và khiêm tốn của tôi. Vậy nên khi sửa chữa lại, bổ khuyết thêm để in thành sách, tôi xin chọn một tên gọi khác “Bên giòng lịch sử 1940-1965”.
Đó là tất cả những lý do lớn nhỏ đã thúc đẩy tôi thực hiện thiên hồi ký này. Tôi không hy vọng tất cả những mong ước của tôi đặt vào thiên hồi ký có thể thành tựu. Tôi cũng không dám tin rằng thiên hồi lý này soi sáng được những biến cố lịch sử phức tạp trong mấy chục năm qua. Tôi chỉ muốn góp vào những tài liệu lịch sử một vài hiểu biết riêng của tôi, và giúp cho những kẻ muốn tìm hiểu lịch sử một lối nhìn riêng.
L. M. CAO VĂN LUẬN
NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG ĐẠI HỌC HUẾ
GIÁO SƯ ĐẠI HỌC VĂN KHOA SAI GON
Mục lục tác phẩm
1. Lý do nào thúc đẩy tôi viết hồi ký?
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=1 2. Những cái mốc trong lịch sử
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=23. Hy vọng và tỉnh mộng của người Việt Nam ở Pháp
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=34. Vua Duy Tân và Phong Trào “Cờ Tự Trị” tại Pháp
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=4
5. Những bí ẩn từ “Lon” Chuẩn Úy đến “Lon” Đại Tá của ông vua Cách Mạng
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=56. Trung thành với mẫu quốc…
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=6
7. Cộng sản Pháp và nền độc lập ở Việt Nam
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=7
8. Ba lần gặp gỡ Hồ Chí Minh
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=8
9. Lần gặp gỡ thứ nhất giữa tôi và cụ Hồ: Số phận người công giáo trong số phận Việt Nam
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=9
10. Cụ Hồ khuyên tôi: Chú còn trẻ, đẹp trai, Không lấy vợ uổng quá
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=10
11. Những hoạt động của Hồ Chí Minh trong ba tháng rưỡi ở Pháp
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=11
12. Ngày Cát-To-Duy-Ê 1946: Cụ Hồ thành Quốc Khách của Pháp
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=12
13. Lần thứ ba, cụ Hồ nói rõ phải đánh Tây nếu…
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=13
14. Hồ Chí Minh yêu cầu tôi viết một lá thơ…
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=14
15. Cụ Hồ đến phòng ngủ Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=15
16. Ngày về âm thầm
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=16
17. Ở Pháp nghe tiếng vọng Chiến Tranh từ nước nhà
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=17
18. Nhìn cảnh trâu cày mắt rưng lệ
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=18
19. Gặp các cộng sự viên đầu tiên của Ngô Đình Diệm
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=19
20. Huế điêu tàn và buồn thảm
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=20
21. Câu chuyện bên lò sưởi năm 1948
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=21
22. Bảo Đại: Con người chán chường và thấm mệt
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=22
23. Cha Houssa, người đưa ông Diệm vào chính trường Mỹ
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=23
24. Ngô Đình Cẩn, người có trí nhớ phi thường
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=24
25. Ông Cẩn nhờ tôi xuất ngoại gặp ông Diệm
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=25
26. Gặp lại cụ Diệm ở Ba-Lê
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=26
27. Ông Diệm tâm sự: Tôi cũng mong về, nhưng Bảo Đại chưa nói chi, không lẽ mình năn nỉ
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=27
28. Cuộc hội kiến với Nguyễn Đệ
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=28
29. Cuộc hội kiến với một lãnh tụ Cộng sản Nguyễn Khắc Viện
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=29
30. Chuyến sang Mỹ đầu tiên
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=30
31. Bác sĩ Phan Quang Đán sẵn sàng hợp tác với cụ Diệm
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=31
32. Từ Nữu Ước trở lại Ba-Lê
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=32
33. Ông Diệm trở vế nước lập chính phủ: 7-7-1954
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=33
34. Công đầu của Tổng thống Diệm: Định cư 1.000.000 người
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=34
35. Ông Diệm đối với Bình Xuyên và các đảng phái chính trị
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=35
36. Thời thịnh đạt nhất của chế độ Diệm
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=36
37. Ông Diệm và văn hóa giáo dục
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=37
38. Chế độ bắt đầu nứt rạn
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=38
39. Chế độ bị dư luận và Chính quyền Mỹ chống đối
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=39
40. Lần gặp gỡ cuối cùng với Tổng thống Diệm
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=40
41. Cơn hấp hối của chế độ
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=41
42. Cuộc đảo chánh và cái chết của Tổng thống Diệm
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=42
43. Tôi trở lại Huế
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=43
44. Những cơn sóng gió mới
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=44
45. Vĩnh biệt Huế
http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=25194&chapter=45
-----------------------------------------
Bên Giòng Lịch Sử 1940 – 1965
Linh mục Cao Văn Luận
http://music.vietfun.com/trview.php?cat=15&ID=6635
Bên giòng lịch sử 1940 – 1965
Linh mục Cao Văn Luận
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn0nqnvn3n31n343tq83a3q3m3237nvn
No comments:
Post a Comment