Sunday, May 24, 2009

NHẤT QIUYẾT KHÔNG TRẢ

Nhất quyết không trả
Lê Minh
Gửi vào ngày Chủ Nhật, 24 Tháng 5, 2009.
http://www.tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=7540

Hôm 21/5, biên tập viên Thiện Giao của đài Á Châu Tự Do (RFA) đã thực hiện một
cuộc phỏng vấn TS.Nguyễn Thanh Xuân Phó Ban Tôn Giáo Chính Phủ, ngay sau chuyến làm việc 11 ngày tại Việt Nam của phái đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF). Bài phỏng vấn này xoay quanh nội dung của buổi làm việc giữa Ban Tôn Giáo Chính Phủ và phái đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ.
Được biết Ban Tôn Giáo Chính Phủ trước đây là một cơ quan trực thuộc chính phủ CSVN, nhưng kể từ tháng 8/2007 được sát nhập và trực thuộc Bộ Nội Vụ. Ban Tôn Giáo có nhiệm vụ quản lý, theo dõi các tôn giáo cũng như báo cáo lên chính phủ mọi hoạt động liên quan đến tôn giáo. Như vậy, Ban Tôn Giáo Chính phủ cũng là phát ngôn viên chính phủ về vấn đề tôn giáo.
Trong bài phỏng vấn, Ô.Nguyễn Thanh Xuân xác nhận có buổi làm việc giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và phái đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, với nội dung xoay quanh vấn đề sinh hoạt tôn giáo và "việc thực hiện chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam".

"Biết rồi, khổ lắm, nói mãi"
Cũng như những lần trước, những sự việc tồn đọng và cần quan tâm đã được phái đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ tiếp tục nêu ra trong chuyến đi này. Ngoài vấn đề thực thi tự do tôn giáo ở Việt Nam, phái đoàn còn đi thẳng vào vấn đề phục hoạt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Hòa Hảo, giáo dân Công giáo, các trường hợp vẫn còn bị giam cầm như LM.Nguyễn Văn Lý, LS.Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân,...
Tuy nhiên ông phó Ban Tôn Giáo thay mặt chính phủ CSVN đã khó chịu vì những câu hỏi dồn dập, lập đi lập lại từ chuyến đi trước cho đến chuyến đi sau của phái đoàn vì cho rằng những vấn đề một khi đã được nêu ra rồi, chẳng hạn như việc xử án và giam cầm LM.Nguyễn Văn Lý, dù chưa được giải quyết rốt ráo, đã trở thành "vấn đề cũ", không cần nhắc lại nữa.
Giải đáp câu hỏi của phái đoàn về việc thực thi tự do tôn giáo một cách bất nhất, ông TS.Nguyễn Thanh Xuân cho rằng "trong quá trình hoàn chỉnh pháp lý, có thể có những điều ở địa phương, ở cơ sở, vẫn chưa làm hết được". Ông Tiến sĩ quên rằng chuyện "hoàn chỉnh pháp lý" là chuyện của bên lập pháp, không mắc mớ gì đến các "địa phương, cơ sở". Những cán bộ, cơ quan các cơ sở "vẫn chưa làm hết được" là bởi vì họ đã nhận lệnh của thượng cấp để thực thi đàn áp tôn giáo.

Nhất quyết không trả

Lý giải cho việc nhà nước CSVN phải lấy đất đai, tài sản của các tôn giáo là vì dân số VN đã gia tăng gấp 5 lần trong vòng 100 năm qua, trong khi các tôn giáo "đã bao chiếm và sở hữu rất nhiều đất". Nhưng có điều kỳ lạ là ông Phó Ban Tôn giáo, một người làm công tác tôn giáo mà lại hồ đồ quy chụp Công giáo là "địa chủ công giáo", và gọi Tòa Tổng Giám Mục, đơn vị quản lý mảnh đất có diện tích 6940m² ở Nhà Chung là "địa chủ Nhà Chung". Không rõ phái đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ có được Ban Tôn giáo cho biết cách định danh "địa chủ" đối với giáo hội công giáo VN hay không. Đối với các nhà nước CS, việc quy chụp, gán danh từ "địa chủ" đồng nghĩa với cường hào ác bá. Như vậy, rõ ràng là nhà nước CSVN đã nâng bậc đưa giáo hội công giáo thành địa chủ, để rồi từ đó tự ban cho mình cái quyền cướp lấy đất đai để phân chia.
Ngoài ra ông Phó Ban Tôn Giáo còn lớn tiếng xác nhận rằng đất đai mà nhà nước CSVN đã tịch thu của các tôn giáo rồi thì “không trả lại cho các tôn giáo”, với một lý do đơn giản mà ông phó Ban cho rằng vì các tôn giáo sở hữu quá nhiều đất đai. Để có thể lấy lại được thì các tôn giáo phải làm đơn xin lại những tài sản đã bị tịch thu, và nhà nước CSVN chỉ có thể duyệt xét ban cấp theo "nhu cầu thờ tự, nhu cầu các cơ sở như dòng tu, trường, trụ sở,.."

Còn "hạn chế trong nhận thức, ứng xử"
Tự đánh giá công sức của nhà nước CSVN đối với vấn đề tôn giáo, ông Nguyễn Thanh Xuân cho rằng những việc làm trong thời gian qua của nhà nước CSVN đối với tôn giáo là "rất tiến bộ, rất tích cực". Những tiến bộ này đã đạt được kể từ sau "đổi mới", bởi vì trước đây nhà nước CSVN còn "hạn chế trong nhận thức, ứng xử".
Xin thưa với ông tiến sĩ, từ biết bao năm nay sự nhận thức của nhà nước CSVN đối với vấn đề tôn giáo rất rõ ràng, không lẫn lộn, và cách ứng xử đối với tôn giáo cũng rất quyết liệt, trước sau như một, bởi vì cộng sản luôn xem "tôn giáo là liều thuốc phiện".
Còn việc ông đem so sánh sự "đổi mới" về kinh tế, văn hóa, xã hội với vấn đề tôn giáo là một sự so sánh nhập nhằng láo xược, bởi vì tôn giáo đã ngự trị trong xã hội con người từ ngàn xưa. Việc phát triển tôn giáo tuy có lúc thăng lúc trầm, lúc hưng lúc thịnh, nhưng nói chung tôn giáo luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn đạo đức xã hội. Do đó, tôn giáo không phải là cái đuôi chạy theo sau sự phát triển kinh tế.
Cả một băng quỷ, từ các quỷ địa phương, xã quỷ, huyện quỷ, tỉnh qủy, lên đến trung ương đảng quỷ, đều là một lũ đảng quỷ sợ ánh sáng tôn giáo. Chính vì không thể ngồi chung với tôn giáo được nên bọn đảng quỷ này luôn ra sức triệt hạ tôn giáo bằng mọi hình thức.

Lê Minh
Ngày 23/05/2009


-------------------------------

Ban Tôn giáo Chính phủ: USCIRF đừng đặt lại vấn đề cũ
Thiện Giao, phóng viên RFA
2009-05-21
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/religious-committee-of-vn-uscirf-should-not-raise-old-issues-TGiao-05212009160122.html
Tuần lễ vừa qua, Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ USCIRF đến Việt Nam để tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Trong nhiều hoạt động và gặp gỡ, Ủy Ban cũng đã làm việc với Ban Tôn Giáo Chính Phủ.

Hàng rào kẽm gai cùng với Công an, Cảnh sát cơ động được dựng lên để ngăn cản các cuộc tụ họp cầu nguyện của giáo dân tại Tòa Khâm Sứ hôm Chủ nhật 21-9-2008. Photo courtesy of Vietcatholic
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Hanoi-authorities-violate-its-own-law-in-the-dispute-with-Hanoi-diocese-TGiao-09232008114010.html/Hanoi-police-Toakhamsu-305.jpg

Trả lời phỏng vấn của biên tập viên Thiện Giao, Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, là tiến sĩ Nguyễn Thanh Xuân, nói rằng phía Hoa Kỳ và Việt Nam thỏa thuận một cách tiếp cận mới về vấn đề tôn giáo của Việt Nam.
Ông Phó Trưởng Ban cũng đề cập đến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đến giáo xứ Thái Hà, Hòa Hảo, linh mục Nguyễn Văn Lý, chủ trương của Nhà Nước về đất đai tôn giáo, vân vân.

Cuộc gặp với USCIRF

Thiện Giao: Được biết Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ sang Việt Nam tuần vừa rồi có làm việc với Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Với tư cách Phó Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ và có tham dự làm việc với Ủy Ban, xin ông chia sẻ nội dung cuộc gặp gỡ?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Đúng là Ủy Ban và Ban Tôn Giáo có gặp nhau. Đó là một cuộc làm việc thẳng thắn. Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ có đặt vấn đề với chúng tôi về sự tiến triển trong việc thực hiện chính sách tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Họ hỏi nhiều đến các sinh hoạt tôn giáo ở những khu đặc thù, vùng Tây Bắc Tây Nguyên.
Tuy nhiên, điều quan trọng lần này là chúng tôi thống nhất với các vị trong Ủy Ban về phương pháp tiếp cận tôn giáo Việt Nam. Họ thống nhất với chúng tôi là không nhìn những cá biệt mà nhìn sự vận động toàn cục của vấn đề tôn giáo Việt Nam qua các thời kỳ.
Những việc a, việc b, việc c liên quan đến những vụ việc cụ thể chỉ là những điểm nào đó để quan tâm, chứ không phải là tất cả.
Chúng tôi cũng thừa nhận, trong quá trình hoàn chỉnh pháp lý, có thể có những điều ở địa phương, ở cơ sở, vẫn chưa làm hết được.

Thiện Giao: Có người nói rằng Ban Tôn Giáo Chính Phủ có yêu cầu Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ không gặp các tu sĩ tại giáo xứ Thái Hà. Nhưng về sau có các cấp khác cao hơn, cho phép. Có những cản trở như vậy không?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Ủy Ban có đề nghị chúng tôi để gặp giáo xứ Thái Hà. Nhưng chúng tôi nói, việc của giáo xứ Thái Hà không liên quan đến hoạt động tôn giáo. Đó chỉ là khiếu kiện liên quan đến đất đai. Mà ở Việt Nam, việc này không phải là không có.
Chúng tôi cũng đã giải thích cho Ủy Ban rằng việc này, trên cơ sở như vậy, nên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ không đặt vấn đề trong các chương trình hoạt động của mình. Đó là việc hoàn toàn mang tính nội bộ của Việt Nam. Và thậm chí họ còn chia sẻ với Việt Nam các vấn đề liên quan đến đất đai.
Chúng tôi cũng nói với họ, ở Việt Nam trong 1 thế kỷ 20 thôi, dân số đã tăng gấp 5 lần, mà đất đai thì không tăng. Trước khi đó, do hoàn cảnh, thì các tôn giáo, trong đó có Công Giáo bao chiếm và sở hữu rất nhiều đất.
Tại Việt Nam trước đây đã có khái niệm “địa chủ Nhà Chung,” tức là Nhà Chung, hay Giáo Hội, đã trở thành địa chủ.
Do đó, tất cả đất đai Nhà Nước đã sở hữu thì không trả lại cho các tôn giáo.
Nhà Nước giải quyết nhu cầu thờ tự, nhu cầu các cơ sở như dòng tu, trường, trụ sở, là căn bản theo nhu cầu.
Không trả lại đất đai. Mà nếu có trả lại đất đai tôn giáo, thì hiện nay đất đai tôn giáo rất nhiều, nên không thể trả được.

Chuyện cũ?


Thiện Giao: Ông có nói phương pháp tiếp cận thỏa thuận với Ủy Ban là tổng quát, chứ không phải là những vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, có những vấn đề rất cụ thể, như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, vân vân. Thưa ông, những vấn đề cụ thể này có cho thấy một điều gì khác hơn về hình ảnh của tôn giáo Việt Nam hiện nay?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Điều này thì tôi xin thưa: vấn đề Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng tôi yêu cầu Ủy Ban của Hoa Kỳ loại ra ngoài vấn đề đặt ra thành những điểm, như lưu ý, quan tâm vấn đề tự do tôn giáo Việt Nam.
Vấn đề Hòa Hảo, hoạt động phục hoạt của giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo, các vấn đề khác, thì không nên nêu lên nữa. Đã nêu lên 3, 4 lần rồi. Không phải là mỗi lần đến Việt Nam lại nêu lên các điểm đã cũ.
Ông Nguyễn Văn Lý là đã bị xử án rồi. Lần nào đến cũng nêu lại chuyện này.
Loại tất cả các vấn đề này ra. Vấn đề này cũ rồi. Hãy đặt vấn đề mới mà chúng tôi quan tâm.

Thiện Giao: Cũng xin được mở ngoặc với ông trước khi hỏi ông câu cuối. Ông có nói không đặt các vấn đề này ra, nó cũ rồi. Thưa ông, nó cũ vì thời gian đã cũ rồi, hay là vấn đề này không cần phải đặt ra nữa?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Không cần đặt ra nữa!
Mọi người đã nói nhiều rồi. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bản chất là gì? Cái của những người mạo xưng nó là gì? Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo với việc của ông Lê Quang Liêm là cái gì? Ông Nguyễn Văn Lý vi phạm pháp luật Việt Nam là cái gì? Mỗi lần vào Việt Nam lại đặt vấn đề cũ.
Cũ, ý tôi muốn nói là đã rõ ra rồi.

Thiện Giao: Câu hỏi cuối cùng. Dựa trên những vấn đề thực tế hiện nay, với một cái nhìn hết sức thực tế, Chính Phủ Việt Nam nhìn nhận vấn đề tôn giáo hiện nay tại Việt Nam ra sao?
TS Nguyễn Thanh Xuân: Chính Phủ chúng tôi, Đảng và Nhà Nước Việt Nam, trong đánh giá của mình, phải nói là nỗ lực của chính phủ, Đảng, Nhà Nước, là rất lớn. Chuyển biến rất tiến bộ, rất tích cực.
Chúng tôi công nhận trước đổi mới có những điều chưa tới. Còn những hạn chế trong nhận thức, ứng xử.
Nhưng sau đổi mới, đấy là tiến bộ rất lớn. Nếu đặt ngang mặt bằng với sự đổi mới về kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, thì vấn đề tôn giáo, không nói là đi trước, vượt trước, nhưng ngang với sự phát triển và đổi mới nói chung.

Thiện Giao: Xin cảm ơn thời gian ông dành cho chúng tôi.

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
----------------------------------
Tin, bài liên quan :
Bổ sung dự luật kêu gọi đưa VN trở lại danh sách CPC
Hậu quả sau buổi gặp phái đòan UBTG Quốc Tế
Sơn La: chính quyền "chỉ đạo" giáo dân trước cuộc gặp phái đoàn Hoa Kỳ
Những khó khăn bức xúc của Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo
Người phụ nữ Hòa Hảo trong phái đòan đi gặp USCIRF
BS Nguyễn Đan Quế đề nghị đưa VN vào lại danh sách CPC
Thượng tọa Thích Thiện Minh gặp phái đoàn USCIRF
Gặp gỡ giữa Uỷ Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế và Phật Giáo Hòa Hảo
Nội dung cuộc gặp giữa USCIRF và Giáo xứ Thái Hà

No comments:

Post a Comment