Tuesday, April 21, 2009

THỦ TƯỚNG ÚC KEVIN RUDD QUAN HỆ CHẶT CHẼ VỚI TRUNG QUỐC

THE WALL STREET JOURNAL
Người thực hiện vụ mua bán hàng đầu cho chính quyền Trung Quốc được thăng chức vào nội các chính phủ đã kích động một phản ứng dữ dội ở nước ngoài
SHAI OSTER và RICK CAREW
Ngày 16-4-2009

BẮC KINH – Người thực hiện mua lại các tập đoàn kinh doanh lớn nhất (ở nước ngoài) của Trung Quốc hiện là một ngôi sao đang lên trong chính quyền – đấy chính là một sự kiện có thể gây thất bại cho một trong những cuộc đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc.

Chỉ ít ngày sau khi người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước Aluminum Corp. của Trung Quốc ký một thỏa thuận trị giá 19,5 tỉ đô la cho một phần của hãng khai thác mỏ Anh-Úc Rio Tinto, ông ta đã rời khỏi chức vụ của mình để tham gia vào nội các Trung Quốc.
Việc di chuyển của ông vua ngành nhôm Xiao Yaqing vào lĩnh vực chính trị trong tháng Hai 2009 đã làm dấy lên một dấu hỏi mang tính chỉ trích về những doanh nghiệp nhà nước khổng lồ của Trung Quốc khi chúng bước chân vào hoạt động trên vũ đài toàn cầu: Các công ty nầy chạy theo lợi nhuận, hay chúng đang theo đuổi một chương trình nghị sự có tính chất dân tộc chủ nghĩa cho chính quyền Trung Quốc?
Một cái nhìn gần hơn vào việc mua lại một phần công ty Rio Tinto của Úc gợi lên rằng câu trả lời là cả hai điều trên, khi thương mại và chính trị xoắn xuýt kết hôn với nhau, chúng tạo ra một nòi giống mới gồm những nhà lãnh đạo trong chính quyền Trung Quốc am hiểu toàn cầu.
Vào hôm thứ Tư, bản thỏa thuận với công ty nhôm của Trung Quốc, cũng còn được biết với cái tên công ty Chinalco *, đã trở thành tâm điểm của sự xem xét kỹ lưỡng của những người Úc đang nắm giữ cổ phiếu tại cuộc họp thường niên của hãng Rio Tinto.
Tổng giám đốc Tom Albanese đã bênh vực cho bản thoả thuận ấy. “Chúng tôi vẫn đang làm công việc giao dịch với Chinalco, và trọng tâm của chúng tôi là hướng dẫn một cách thành công theo tiến trình được qui định trước khi đưa tiến trình ấy ra một cuộc bỏ phiếu của các cổ đông,” ông nói.
Thế nhưng việc ký kết để chấp thuận sau cùng theo như qui định có thể là rất phức tạp bởi cuộc tranh đấu về chính trị giờ đây đang gần như sôi sục trên khắp nước Úc về những quan hệ chặt chẽ của [chính quyền] nước này với Trung Quốc.
Trong bước ngoặc chuyển hướng gần đây nhất, các chính trị gia đối lập đã cáo buộc Thủ tướng Kevin Rudd, một cựu viên chức ngoại giao nói được tiếng Quan Thoại [tiếng phổ thông Trung Quốc] từng ở Trung Quốc, là hiện thân của một “đại sứ lưu động cho Bắc Kinh.”
Các nhà chính trị đảng đối lập cũng đã công kích bộ trưởng quốc phòng Úc về việc đã không vạch trần việc một nhà kinh doanh bất động sản người Úc gốc Hoa nào đó đã trả tiền hai chuyến đi cho ông Kevin Rudd tới Trung Quốc khi ông còn là một nhà lập pháp trong phe đối lập (hơn 10 năm trước). Cả hai người đàn ông này đã phản đối về chuyện có những mối quan hệ chặt chẽ nào đó của họ đối với chính quyền Trung Quốc.
“Hãng Trung Quốc” (China Inc.) đang lôi cuốn sự chú ý ngày càng tăng khi các công ty của Trung Quốc nắm lấy quyền sỡ hữu các nguồn tài sản khai mỏ và năng lượng trên khắp thế giới. Trung Quốc đã loan báo về việc mua lại các quyền sở hữu tài sản (dầu, mỏ) của nước ngoài tổng cộng tới 52 tỉ đô la vào năm ngoái, chiếm hai phần ba trong đó là từ các nguồn tài nguyên tự nhiên, theo công ty Dealogic cho biết. Năm nay, đã có 65 thỏa thuận với tổng trị giá 23,2 tỉ đô la, gần như toàn bộ trong đó là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, theo Dealogic.
Các chuyên gia ngân hàng, luật sư và các nhà ngoại giao lý luận rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phát đi lời nhắn nhủ rằng Trung Quốc cần phải bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên. “Có một chính sách rõ ràng (của TQ) về việc giành được những nguồn tài nguyên,” theo như lời của một nhà ngoại giao phương Tây.
Người ta hy vọng là những người điều hành chính sách quốc gia của Úc sẽ quyết định về bản thỏa thuận vào giữa tháng Sáu. Họ đang soi xét sát sao về mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Chinalco *. Bản thỏa thuận phức tạp này có thể đem đến cho Chinalco một khoản góp vốn tới 18% trong tập đoàn Rio Tinto, nhà khai mỏ lớn thứ ba thế giới, công ty nầy sở hữu những mỏ sắt và mỏ đồng rất có giá trị tại Úc và trên khắp thế giới.
Cách đây 4 năm (2005), nhờ những mối quan ngại của các dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ về các mối quan hệ chặt chẽ giữa chính quyền Trung Quốc với giới kinh doanh [Mỹ] đã giúp chặn đứng một cuộc đấu thầu cho tập đoàn dầu lửa Trung Quốc Cnooc Ltd ** mua lại hãng Unocal Corp.
Nước Úc đã hưởng lợi khi các nhà đầu tư nước ngoài như Trung Quốc và Nhật Bản đổ tiền vào phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này để xuất khẩu. Thế nhưng một cuộc tống tháo tiền của người Trung Quốc vào nước Úc gần đây đã khuấy động một phản ứng chống Trung Quốc dữ dội, phản ứng nầy có thể gây nên khó khăn hơn cho chính quyền để việc mua bán của Chinalco được thông qua, theo nhận xét của những người trong giới công nghiệp.
Vào cuối tháng 3- 2009, Úc đã ngăn chặn một đề nghị từ hãng China Minmetals Corp. muốn mua toàn bộ hãng OZ Minerals Ltd với cái giá 2,6 tỉ đô la Úc (1,9 tỉ đô là Mỹ), bằng viện dẫn lý do là một trong những khu mỏ của công ty gần với một khu vực quân sự nhạy cảm. Hãng Minmetals đã xuất trình một cuộc gọi thầu khác để bán một phần quan trọng trong các tài sản của công ty OZ Minerals, chứ không phải bán toàn bộ công ty. Gói thầu này loại trừ (không bán) khu mỏ có vấn đề gây tranh cãi nêu trên.
Những mối liên hệ với nhà nước Trung Quốc của công ty Chinalco hiện là một khẩu hiệu chế nhạo mà những người chỉ trích người Úc nói về cuộc gọi thầu của hãng Rio Tinto, cuộc thầu nầy đem lại cho Chinalco quyền-nắm-giữ-cổ-phiếu- thiểu-số trong một số khu mỏ của hãng Rio Tinto.
“Chính phủ Úc chưa từng bao giờ được (chính quyền TQ) chấp thuận cho mua một khu mỏ ở Trung Quốc,”
Thượng nghị sĩ Barnaby Joyce tuyên bố trong một quảng cáo trên đài truyền hình công kích những khoản đầu tư của Trung Quốc giờ đây đang nằm trên bàn thương thảo. “Vậy tại sao chúng ta lại cho phép chính quyền Trung Quốc mua và kiểm soát một thứ tài sản chiến lược then chốt trên đất nước chúng ta?”
Hãng Rio Tinto đã nói rằng việc mua bán với Chinalco của Trung Quốc sẽ không làm nguy hại cho những quyền lợi quốc gia của nước Úc.
Đối với công ty bị nợ chồng chất nầy, việc mua bán với Trung Quốc đem lại một thuận lợi lớn vào một thời điểm khi mà tiền tệ đã cạn kiệt. Rio Tinto sẽ giành được quyền tiếp cận một mức tín dụng nhiều tỉ đô la từ các ngân hàng Trung Quốc.
Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia của Trung Quốc [NDRC] có quyền lực trong một phạm vi rộng lớn đối với các khoản đầu tư ở nước ngoài của Trung Quốc. Nếu như có hơn một doanh nghiệp nhà nước cùng quan tâm đến một khoản đầu tư vào tài sản ở hải ngoại, thì trước hết họ phải tranh đua nhau theo một kiểu cách như cuộc thi hoa hậu và được phán xét bởi NDRC. Thông thường, chỉ một kẻ thắng cuộc mới được đại diện cho Trung Quốc.
Ông Xiao của hãng Chinalco, 49 tuổi, là người có tham vọng đặc biệt trong bối cảnh đó, và ông đã hòa điệu với mục tiêu của chính quyền [Trung Quốc] trong việc chuyển đổi Chinalco vào trong một nhóm các công ty khai mỏ kim loại trên toàn cầu.
Ông sinh trưởng ở Bắc Kinh và lớn lên giữa những thời hỗn loạn chính trị của Trung Quốc Cộng sản từ những thập kỷ trước. Khi các trường đại học được mở lại sau cuộc Cách mạng Văn hóa, ông có tiêu chuẩn nhập học, rồi tốt nghiệp với một tấm bằng kỹ sư vào năm 1982, đúng lúc Trung Quốc đang bắt đầu cuộc thử nghiệm với chủ nghĩa tư bản.
Hội đồng Nhà nước của Trung Quốc, tức chính phủ nước này, đã bác bỏ một số lời yêu cầu về một cuộc phỏng vấn với ông Xiao.
Qua thập niên tiếp theo, ông Xiao leo từ một vị trí giảng dạy do chính phủ chỉ định tại một nhà máy sản xuất nhôm gần biên giới với Nga lên làm giám đốc nhà máy. Năm 1998, chính phủ đã phái ông đi giải cứu một nhà máy của nhà nước đang thua lỗ ở phía tây nam Trung Quốc. Những khách thăm viếng thuộc hàng cao cấp đã ca ngợi thành công của ông, trong đó có Thủ tướng và Chủ tịch lúc bấy giờ là Chu Dung Cơ và Giang Trạch Dân.
Năm 2002, nhà máy nầy đã được sát nhập vào tập đoàn Chinalco. Trong vòng hai năm, ông đã được chỉ định làm chủ tịch và bí thư Đảng Cộng sản của công ty Chinalco.
Ông Xiao đã thúc đẩy đa dạng hóa hoạt động, theo các thành viên hội đồng quản trị Chinalco và các chủ ngân hàng cho hay.
Năm 2004, công ty trả giá cao hơn 10 công ty khác trong vụ mua một khu mỏ bauxite của Úc, thứ nguyên liệu thô dùng để sản xuất ra nhôm. Khoản đầu tư 3 tỉ đô la Úc là lớn nhất của Trung Quốc tại Úc lúc bấy giờ. Rio Tinto, tập đoàn sở hữu một khu mỏ bauxite kế cận khu vực đó, đã tiến hành những cuộc thương thảo với Chinalco về việc chia nhau sử dụng cơ sở hạ tầng (điện, nước, đường xe lửa,…).
Vào tháng Năm, năm 2007, Chinalco đã thỏa thuận đầu tư vào một liên doanh luyện kim ở Saudi [A-rập Sê Út], và vào tháng Sáu năm đó, công ty đã bỏ ra 860 triệu đô la Mỹ để mua hãng
Peru Copper Inc. của Canada.
Không giống như hầu hết các nhà kỹ trị khác đang lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước lớn của Trung Quốc, ông Xiao đã tạo được một sự chú ý cao độ của công luận. Vận may chính trị của ông đã nổi lên. Sau vụ mua được công ty mỏ Peru Copper, ông được chỉ định làm một ủy viên dự khuyết của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản.
Tháng 11-2007,
hãng BHP Billiton Ltd., nhà khai mỏ lớn nhất thế giới, đã bỏ thầu cạnh tranh để mua hãng Rio Tinto. Việc mua bán thỏa thuận đã nối kết hai nhà sản xuất lớn thứ hai và thứ ba thế giới về quặng sắt, hợp phần then chốt để sản xuất ra thép là thứ mà Trung Quốc cần cho các nhà máy, cho sản xuất xe hơi và xây dựng những tòa nhà chọc trời.
Lo ngại về quyền đưa ra giá cả của một công ty nắm độc quyền, chính phủ Trung Quốc đã vội vã kêu gọi các cuộc họp với vài doanh nghiệp lớn của nhà nước, những người biết rõ những vụ việc này cho biết thế. Các viên chức nhà nước của NDRC đã chủ trì các cuộc họp này, và họ muốn có những kế hoạch chặn đứng việc bỏ thầu của BHP.
Trong số những công ty tham dự vào cuộc họp, (những người đưa ra nguồn tin này cho biết), có công ty Chinalco;
Baosteel Group Corp. Ltd, một doanh nghiệp thép; Shenhua Group Corp., doanh nghiệp khai thác than lớn nhất Trung Quốc; và China Development Bank.
Hãng Rio Tinto đang tìm kiếm một vị cứu tinh da trắng, theo một chuyên gia ngân hàng từng làm việc trong vấn đề này. Ông Xiao đã tổ chức những cuộc thương thảo trước đó với Rio Tinto về khu mỏ bauxite của Úc. Ông đã quyết định cố gom được một lượng lớn cổ phần trong hãng Rio Tinto, theo những người am hiểu vụ việc này cho biết. Một khoản đầu tư như vậy có khả năng làm thỏa mãn được mục đích của chính quyền Bắc Kinh nhằm chặn đứng việc mua bán thỏa thuận của công ty BHP, và giúp cho những nỗ lực của Chinalco đa dạng hóa việc đầu tư ra bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc nhiều hơn nữa và ra ngoài cả lĩnh vực kim loại nhôm.
Ông Xiao đã hướng đến các ngân hàng của Trung Quốc để có được sự trợ giúp, trong đó có China Development Bank, ngân hàng được lãnh đạo bởi con trai của một nhân vật từng là phó của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, và hãng China International Capital Corp., được lãnh đạo bởi con trai của cựu Thủ tướng Chu [Dung Cơ]. Ông Xiao cũng đã thuê hãng Lehman Brothers Holdings Inc., và cùng với nhau họ đã ấp ủ một kế hoạch để có một cổ phần sở hữu nào đó vào hãng Rio Tinto.
Baosteel và các doanh nghiệp khác cũng đã nhắm tới một thỏa thuận mua bán nầy, các ngân hàng cho biết. Chinalco đã tung ý đồ của mình vào một cuộc họp nơi các quan chức NDRC lắng nghe các kế hoạch cạnh tranh. Theo Chinalco, những người nắm quyền điều khiển trong chính phủ chỉ có hai câu hỏi giành cho mỗi công ty: Công ty có thể có đủ khả năng thực hiện thỏa thuận hay không? Và công ty có thể hạn chế những rủi ro hay không?
NDRC đã chọn kế hoạch của Chinalco, và công ty này đã hợp sức với nhà sản xuất nhôm của Hoa Kỳ Alcoa Inc ***. Kế hoạch của họ là mua cho đủ số cổ phần để có được ảnh hưởng đối với thỏa thuận mua bán của BHP, với việc Alcoa chiếm lấy một phần nhỏ trong khoản góp vốn, theo một nhà kinh doanh ngân hàng hiểu biết vụ việc cho hay. (Nhưng để phủ nhận chuyện nầy), Chinalco đã nói là mục đích của hai công ty này không phải là để chặn đứng BHP.
Sau khi thị trường đóng cửa vào ngày 31-1-2008, các thương gia của hãng Lehman tại London đã làm việc suốt đêm để mua cho được các cổ phần của hãng Rio Tinto. Ông Xiao đã ngồi ngay tại bàn giao dịch, quá lo lắng và không thể ăn được, ông đã kể với các nhà báo Trung Quốc như vậy. Tất cả mọi người được nghe rằng, là họ đã chi ra 14 tỉ đô la Mỹ để mua 9% trong toàn bộ các cổ phần hãng Rio Tinto, để trở thành cổ đông lớn nhất của Rio. Đó là khoản đầu tư bằng mua cổ phần lớn nhất tại hải ngoại của một doanh nghiệp Trung Quốc cho đến lúc này.
Cổ phần của Chinalco này là quá nhỏ để mà ngăn chặn hãng BHP. Tuy nhiên, với tư cách là một cổ đông lớn của hãng Rio Tinto, Chinalco không muốn bị coi như là một mối đe doạ tại nước Úc. Họ đã thuê hãng chuyên vận động hậu trường Hawker Britton để liên lạc với Thủ tướng Rudd.
Sau đó, vào tháng 11 năm 2008, BHP đã từ bỏ vụ đấu thầu của họ ở hãng Rio Tinto. Đó là một cú giải vây cho Trung Quốc. Thế nhưng việc giá cổ phiếu của Rio Tinto hạ nhanh ngay sau đó đã để ông Xiao ngồi lại trên đống sổ sách lỗ lã mà tại một thời điểm việc lỗ lã ấy đã lên tới mức gần 10 tỉ đô la.
Các ngân hàng, bao gồm J.P.Morgan Chase & Co., đã bàn cãi rằng Chinalco cần phải “giảm gấp đôi” (sự thua lỗ) so với mức đầu tư ban đầu của nó, theo các chủ ngân hàng có nhiều thông tin về vụ việc cho biết. Bằng cách đầu tư mua nhiều cổ phần hơn nữa vào hãng Rio Tinto, theo họ, với cách đó Chinalco có thể giảm mức trung bình của giá vốn cho toàn bộ khoản đầu tư của mình [1]
Vào tháng 12- 2008, tổng giám đốc về chiến lược của hãng Rio Tinto, Douglas Ritchie, đã có những cuộc thương thảo với ông Wang Wenfu, trưởng chi nhánh tại Úc của Chinalco. Cả hai người đều trú ngụ gần nhau tại Brisbane. Rio Tinto đang gia tăng mối lo ngại về khoản nợ 38 tỉ đô la Mỹ mà họ phải tiếp nhận khi mua hãng Alcan, công ty nhôm lớn nhất của Canada, vào tháng 7-2007. Tháng 10-2009, khoản nợ 8,9 tỉ đô la sẽ đến hạn phải trả.
Ông Wang đã nói với ông Ritchie rằng Chinalco rất quan tâm về việc hợp tác lâu dài. Ông Ritchie trả lời là công ty Rio Tinto muốn tiếp cận những khoản tín dụng từ các nhà băng Trung Quốc (để mượn tiền trả nơ), theo một nhân vật có nhiều am hiểu về những cuộc thương thảo này cho hay.
Các công ty của họ đã đưa ra một bản thỏa thuận tạm thời (có thể thay đổi về sau cho thích hợp): Chinalco sẽ mua 7,2 tỉ đô la công-trái, số công trái này sẽ chuyển đổi được thành cổ phiếu của hãng Rio Tinto, và sẽ mua một khoản tiền bổ sung thêm là 12,3 tỉ đô la trong các tài sản của Rio Tinto, bao gồm các cổ phần trong các mỏ sắt và mỏ đồng khổng lồ.
Ban lãnh đạo Trung Quốc tỏ ra lo ngại. “NDRC đã phát hoảng về khoản đầu tư thứ hai,” Lu Youqing, phó chủ tịch hãng Chinalco, đã cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Chúng tôi cần chứng tỏ với họ rằng việc đầu tư đó có thể sinh lợi.”
Với khoản nợ sẽ đáo hạn vào tháng 10 năm 2009, hãng Rio Tinto đã tranh luận về việc liệu có bán ra những cổ phần mới hay đi tới với thỏa thuận với Chinalco. Hội đồng quản trị Rio Tinto đã tán thành chọn lựa của Chinalco.
Vào tháng 2, 2009, Chinalco và Rio Tinto đã loan báo khoản đầu tư 19,5 tỉ đô la, cuộc đầu tư này đã nâng tổng số vốn của Chinalco trong Rio lên 18%.
Các nhà ngoại giao cho rằng các quan chức chính phủ Trung Quốc đã sai lầm vì chưa bao giờ hỏi ý kiến chính phủ Úc trước về việc chính phủ đã đặt kế hoạch mua hãng Rio Tinto. Nếu hỏi ý kiến trước như vậy thì có thể đã giúp giảm bớt những cơn giông tố chính trị.
Nếu việc mua nầy được đồng ý, liệu sự tham dự của Chinalco có thể gia tăng thêm? các viên chức hãng Rio Tinto hiện nay không bàn thảo ý kiến ấy. Khi được hỏi là liệu Chinalco đang có kế hoạch một ngày nào đó sẽ mua toàn bộ Rio Tinto? Ông Lu đã phá lên cười.
“Chúng tôi có thể không bao giờ làm điều đó,” ông nói, và bổ sung thêm: “Ai mà biết được điều gì sẽ xảy ra trong 10 năm nữa?”.

-----------------------------------------
Hiệu đính:
Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
Posted by hoangtran204 on 21/04/2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/04/21/133-th%e1%bb%a7-t%c6%b0%e1%bb%9bng-kevin-rudd/

-----------------------------------

+ Nếu các bạn ở VN đọc được báo tiếng Anh thì rất có lợi. Chỉ có những người ở VN và những người ở các nước đang phát triển là được vào đọc báo miễn phí trên mạng, đặc biệt là đọc được các bài báo ăn khách, hay và đáng chú ý đăng trên các tờ báo nổi tiếng. (Server hay máy chủ của các báo ấy phân biệt được IP address computer của người trong nước nơi báo ấy xuất bản và IP address của các nước khác.)
Trái lại, những người bản xứ không được đọc toàn bộ những bài báo hay, hấp dẫn như bài báo trên đây đang đăng trên mạng của tờ WSJ. Họ chỉ được trang mạng cho đọc thử 20 hàng. Ai thấy hay, muốn đọc tiếp, phải mua báo ấy. Hoặc trả 4 đô được vào đọc một bài mà mà họ muốn đọc.
Nhưng người dân bản xứ dù có nghèo cũng không được đọc miễn phí trên mạng, muốn đọc thì phải tới thư viện địa phương để đọc, hoặc đăng ký trả tiền, tạo password, và mới được đọc. Tin tức liên quan trong nước thì được xem miễn phí.

Ba Sàm chú thích:

* Chinalco: Tập đoàn sản xuất nhôm của Trung Quốc đang hợp tác với Tập đoàn Than&Khoáng sản VN khai thác bauxite tại Tây Nguyên (mời xem các bài về vấn đề này trên chuyên mục Bauxite Tây Nguyên).
** Cnooc Ltd: chính là tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc vừa mới đổ 29 tỉ đô la vào dự án khổng lồ thăm dò, khai thác dầu khí ở Biển Đông sau khi đã “đuổi” được BP(Anh) và Exxon Mobil(Mỹ) ra khỏi các hợp đồng với Việt Nam. Xem
“TQ công bố dự án dầu khí khổng lồ” (BBC); và “Việt Nam lại bày tỏ quan ngại”
*** Alcoa Inc.: chính là công ty của Mỹ cùng Chinalco tham gia vào dự án bauxite ở Việt Nam làm cho vài người ảo tưởng có sự tham gia của Mỹ, Nhật thì không phải lo sợ sự thao túng của Trung Quốc.

----------------------------------------

China Inc.'s Top Deal Maker Provokes a Backlash Abroad
SHAI OSTER và RICK CAREW
APRIL 16, 2009
http://online.wsj.com/article/SB123983905001523027.html

--------------------------------------------

Tiểu sử thủ tướng Úc Kevin Rudd
(
http://en.wikipedia.org/wiki/Kevin_Rudd)

Phó thủ tướng Lào, một người gốc Trung Quốc. Thủ tướng Úc cũng ở Trung Quốc trong thời gian rất nhiều năm.
Tất cả những Thủ tướng và Phó thủ tướng của các nước ấy đều có một điểm chung là: ký kết các hợp đồng cho các hãng Trung Quốc và cho công nhân TQ di dân vào làm việc. Họ coi trọng quyền lợi của TQ và bất chấp sự thiệt hại của quốc gia nơi họ được sinh ra. Tại sao?

Kevin Rudd sinh ra ở Queensland và lớn lên trong một gia đình có nông trại nuôi bò lấy sữa. Ông thích cởi ngựa và bắn súng vào các mục tiêu làm bằng đất sét. Ở tuổi 15, ông tham gia vào đảng Lao Động vào năm 1972. Ông học nội trú khi còn ở bậc trung học.
Ông học đại học ở Úc, thành phố Canberra, và ra trường hạng danh dự, chuyên ngành Hoa ngữ và Lịch sử Trung Quốc. Ông thông thạo tiếng quan thoại, là ngôn ngữ chính ở TQ.
Năm 1980, ông tiếp tục học về tiếng Hoa ngữ ở một đại học Đài Loan.
Năm 1981, ông cưới vợ và hiện có 3 con.
Từ 1981-1988, ông vào làm việc ở Bộ Ngoại Giao Úc. Suốt thời gian nầy, ông hoàn toàn ở nước ngoài và đã làm việc 9 năm ở Thụy điển, Thụy sĩ và sau cùng ở Bắc Kinh.
Trở lại Úc năm 1988, ông được bổ nhiệm vào các chức vụ tham mưu cao cấp cho các thủ lãnh Lao động, và từng là chánh văn phòng của Thủ tướng thuộc đảng Lao Động vào năm 1989-1992. Ông bị bệnh tim vì một biến chứng của bệnh thấp khớp và nhận được một cuộc giải phẩu thay-ghép van tim 1992.
Sau đó ông được bổ nhiệm thành tổng giám đốc các văn phòng của Nội Các Úc.
Năm 1995, khi vị thủ tướng của đảng Lao Động bị thất cử, Kevin Rudd trở thành cố vấn cao cấp của 1 hảng kế toán tư nhân.
Ông trở thành Dân biểu Úc năm 1998 (sau khi thất cử lần đầu tiên vào ngành lập pháp 1996).
Sau khi Sassam Hussein bị lật đổ, Kevin Rudd chỉ trích thủ tướng Howard về việc thủ tướng nầy đã hổ trợ cho Mỹ đánh Iraq, nhưng trong lúc ấy ông duy trì vị trí chính trị của đảng Lao Động Úc là hổ trợ cho đồng minh Mỹ-Úc.
Vào 19-8-2007, người ta tiết lộ rằng Kevin Rudd với viên chủ bút tờ New York Post và một người nữa thuộc đảng Lao Động Úc đã ghé vào một câu lạc bộ thoát y vũ của các nữ vũ công ở New York vào tháng 9-2003.
Rất nhiều báo đã tường thuật sự việc này, nhưng vụ nầy đã không tác động bất lợi cho Rudd.
Ông được đề cử của đảng Lao Động ra tranh chức thủ tướng. Kevin đưa ra nhiều 6-7 điểm sau đây: Tương lai của nền sản suất hàng hóa của Úc, công lý của xã hội, và 4 lãnh vực chính liên hệ về công nghệ với các nước, ô nhiễm môi trường, việc cải đổi vai trò của chính quyền liên bang Úc, vị trí của Úc trong cuộc chiến tranh ở Iraq.
Đặc biệt, với chiến dịch giảm bớt chi tiêu của bộ máy chính quyền liên bang, Kevin Rudd đưa ra mức chi tiêu cho tài khóa hàng năm ở mức 2,3 tỉ đô la, so với đảng Tự Do của đương kim thủ tướng Howard đã đưa ra ngân sách chi tiêu ở mức 9,3 tỉ đô. Kevin Rudd đã thắng vì giành được phiếu, vào cuối tháng 11 năm 2007, của những cử tri ở các bang có lập trường hay thay đổi (khoảng 5-7%).
Kevin Rud đã tuyên thệ trở thành Thủ tướng Úc vào đầu tháng 12-2007.

No comments:

Post a Comment