VN sẽ đăng kí ranh giới ngoài thềm lục địa đúng hạn
14:41' 28/04/2009 (GMT+7)
http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/04/844620/
Chỉ còn hai tuần nữa, thời hạn đăng kí đường ranh giới ngoài của thềm lục địa sẽ đến (ngày 13/5). Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị để nộp đăng kí đúng thời hạn. Dự kiến, Việt Nam sẽ nộp báo cáo trước thời hạn 1 tuần - Vụ trưởng Vụ Biển, Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Nguyễn Quang Vinh cho biết.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu và đang trao đổi với các nước láng giềng để phối hợp làm và nộp văn bản lên Liên hiệp quốc.
"Việt Nam chủ trương bảo vệ quyền của mình trên thềm lục địa trên cơ sở xem xét quan điểm của các bên lên quan. Việt Nam mong muốn cùng các bên liên quan trao đổi, thảo luận và hợp tác", ông Vinh nói.
Thời gian qua, Việt Nam đã chủ động liên hệ cùng các nước láng giềng có chung đường biên giới trên biển để trao đổi về việc đăng kí đường ranh giới ngoài của thềm lục địa.
Đến nay, Việt Nam đã cùng thỏa thuận với Malaysia viết báo cáo chung lên Liên hiệp quốc. Việt Nam đã mời Brunei tham gia cùng hai nước trong quá trình này. Và mới đây, Brunei đã mong muốn cùng tham gia, Việt Nam và Malaysia đang xem xét cùng hợp tác.
Philippines cho biết không nêu khu vực chồng lấn với Việt Nam trong báo cáo của mình, xem đây là khu vực bảo lưu, sẽ có báo cáo sau. Lãnh đạo Philippines cam kết sẽ không phản đối báo cáo của Việt Nam.
Với Trung Quốc, nước này phản đối tất cả các nước trong khu vực về báo cáo biên giới ngoài thềm lục địa, không chỉ riêng Việt Nam.
"Dù khó khăn, nhưng Việt Nam sẽ nỗ lực và đang gấp rút để hoàn thành báo cáo đăng kí với Liên hiệp quốc trước thời hạn 1 tuần" Vụ trưởng Vụ Biển, Ban Biên Giới khẳng định.
Tuy nhiên, theo ông Vinh, việc đăng kí này không có giá trị phân chia thềm lục địa. Đó thuần túy chỉ là các kết quả khoa học về địa chất và các thông số về thềm lục địa của các nước.
Căn cứ vào các nghiên cứu này, các nước sẽ dự kiến mở rộng thềm lục địa của mình, từ ngoài 200 hải lý tới 350 hải lý, căn cứ theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc. Tổ chức này sẽ có một ủy ban xem xét chấp nhận các đăng kí này ra sao.
Biển Đông được các luật gia và chiến lược gia trên thế giới đánh giá là khu vực tiềm tàng xung đột, điểm nóng dễ bùng nổ trên thế giới. Tranh chấp trên Biển Đông là tranh chấp phức tạp nhất với 5 nước 6 bên, đồng thời ở bình diện rộng nhất trên thế giới. Do đó, có được đường ranh giới trên biển hòa bình, ổn định và lâu dài được xem là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam.
Hoàng Phương - Đoàn Quý
TQ phản đối việc bổ nhiệm chủ tịch Hoàng Sa
Cập nhật: 06:01 GMT - thứ ba, 28 tháng 4, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/04/090428_paracels_china_reax.shtml
Trung Quốc vừa lên tiếng phản đối việc chính quyền thành phố Đà Nẵng bổ nhiệm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa.
Ngày 25/04, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã công bố quyết định bổ nhiệm trực tiếp chủ tịch của 8 quận huyện, trong đó có huyện Hoàng Sa. Ông Đặng Công Ngữ, nguyên giám đốc Sở Nội vụ thành phố, lãnh trách nhiệm này.
Thứ Ba 28/04, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố việc bổ nhiệm ông Ngữ là "bất hợp pháp và không có giá trị".
Bà nói Trung Quốc đã chuyển cho Việt Nam biết về quan điểm của mình trong vấn đề này.
Tân Hoa Xã trích lời bà Khương Du tái khẳng định rằng Trung Quốc có "chủ quyền không thể chối cãi" đối với quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, và các vùng biển phụ cận.
Theo lời người phát ngôn Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc "không có tranh chấp" xung quanh quần đảo này.
Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn Hoàng Sa sau trận thủy chiến ngày 19/01/1974 với hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Tháng 12/2007 có tin Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính Tam Sa để trực tiếp quản lý ba quần đảo trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.
Quần đảo Hoàng Sa
http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/04/24/090424012409_hoangsamap_466.jpg
Dạy lịch sử Hoàng Sa
Trong khi đó, ngành giáo dục Đà Nẵng chuẩn bị đưa lịch sử Hoàng Sa vào chương trình học chính quy cấp trung học cơ sở.
Ông Huỳnh Văn Hoa, giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo Đà Nẵng cho các phóng viên biết bắt đầu từ năm học 2009 - 2010, lịch sử và địa lý Hoàng Sa sẽ được bố trí ở phần thực hành của chương trình địa lý lớp 8, và trong phần 5 của chương trình địa lý lớp 9.
Dưới triều Nguyễn, Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đặt Hoàng Sa dưới sự quản lý của tỉnh Quảng Nam.
Sau 1975, Hoàng Sa thuộc về Quảng Nam - Đà Nẵng và năm 1997, trở thành huyện đảo trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
Mới đây, người ta đã phát hiện ra một sắc chỉ cổ từ thời nhà Nguyễn có liên quan tới quần đảo Hoàng Sa.
Tân Chủ tịch Hoàng Sa khi nhậm chức đã tuyên bố ông sẽ "tiếp tục cùng toàn dân cả nước đấu tranh để khẳng định chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam".
Tháng Năm này, một cuốn sách mang tên 'Quần đảo Hoàng Sa không thể nhượng quyền của VN' dày 400 trang do nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Tương thực hiện theo đặt hàng của chính quyền TP Đà Nẵng cũng sẽ được xuất bản.
-------------------------
Các bài liên quan
Bổ nhiệm chủ tịch huyện Hoàng Sa
Tìm thấy sắc chỉ cổ về Hoàng Sa
China Raps Hanoi For Naming "Leader" Of Disputed Islands
Apr 27, 2009
http://www.nasdaq.com/aspx/stock-market-news-story.aspx?storyid=200904280444dowjonesdjonline000192&title=china-raps-hanoi-for-naming-%22leaderof-disputed-islands
BEIJING (AFP)--China on Tuesday hit out at Vietnam for naming an official to run the disputed Paracel islands as it reasserted its claim to the potentially resource-rich chain in the South China Sea.
Hanoi, which also claims the islands, at the weekend named a "president" for a Vietnamese government body overseeing the disputed archipelago.
"China has indisputable sovereignty over the Xisha Islands and their adjacent waters," foreign ministry spokeswoman Jiang Yu said in a statement, referring to the Paracels by their Chinese name.
Jiang labeled Vietnam's move "illegal and invalid," adding that Beijing had lodged a formal complaint with authorities in Hanoi.
China has administered the Paracels, also claimed by Taiwan, since 1974 when its troops overran a South Vietnamese outpost shortly before the end of the Vietnam War.
The islands are considered strategic outposts with potentially vast oil and gas reserves, and rich fishing grounds.
(END) Dow Jones Newswires
04-28-090444ET
Copyright (c) 2009 Dow Jones & Company, Inc.
Hoàng Sa và Trường Sa mãi mãi thuộc về chủ quyền nước Việt Nam. Sông có thể mòn, núi có thể cạn song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. Trung Quốc đời đời là kẻ xáo trả, ngay cả người dân nước chúng,chúng còn không tha; bản chất cáo già đê tiện là bản chất từ thủa khai sinh lập quốc Trung Quốc, nên những lời nói của chúng vô giá trị. Toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đem toàn bộ tính mạng, của cải, tinh thần, lực lượng để bảo vệ chủ quyền chính đáng, không thể chối cãi, hiển nhiên, và xác thực trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay quyết noi theo tấm gương cha ông đi trước: Dũng cảm, quyết hy sinh vì lợi ích chính đáng của đất nước. Việt Nam muôn năm. Trung Quốc đê tiện!
ReplyDelete