Thursday, April 30, 2009

TRUNG QUỐC Ở MIẾN ĐIỆN (1990-2009)

Trung Quốc đã và đang làm gì ở Miến Điện từ 1990 đến nay
Trần Hoàng
30-4-2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/04/30/146tq-%e1%bb%9f-mi%e1%ba%bfn-di%e1%bb%87n/
Miến Điện được độc lập khỏi tay Anh Quốc năm 1948.
Khi Mao Trạch Đông chiếm được Trung Hoa năm 1949, nhiều người Trung Hoa Quốc gia đã chạy sang Miến Điện. Chính phủ mới độc lập của Miến Điện đã đánh đuổi người của phe Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan. Một số người đã chịu đựng và ở lại Miến Điện
Ne Win lên làm thủ tướng từ 1958. Năm 1962, Ne Win tuyên bố “Tiến lên chủ nghĩa xã hội theo kiểu Miến Điện” và kiêm nhiệm luôn hai chức vụ, chủ tịch nước và thủ tướng.

Trong các năm tiếp theo, 1967-1972, Ne Win đã cấm việc giáo dục bằng tiếng Trung Hoa trong các trường học, rồi quốc hữu hóa các trường học, quốc hữu hóa các công ty của người Hoa, và tìm cách đuổi 100.000 người Hoa về nước. Những năm sau đó, ông Ne Win đã thất bại trong việc xây dựng nền kinh tế trong suốt thời gian ông cầm quyền cho đến 1988.

Dân chúng bị đói khổ và hàng trăm ngàn người Miến Điện đã bỏ xứ đi lánh nạn trong các nước khác.
Vì thất bại về mặt kinh tế và bị dân chúng biểu tình khắp nơi, Ne Win từ chức năm 1988.

Tướng
Saw Maung đã đảo chính và tước tất cả niềm hy vọng của phe dân chủ vào năm 1988 và thi hành độc tài quân phiệt cho đến khi ông ta đột ngột từ chức vì lý do bệnh hoạn vào năm 1992 và chết vào năm 1997.
Sau khi lên cầm chính quyền vào năm 1992, tướng Than Shwe và các tướng lãnh khác đã thi hành các chính sách rất dã man với dân chúng của họ giống như dưới thời tướng Saw maung. Tất cả những ai lên tiếng chỉ trích chính phủ đều bị bỏ tù và giết chết. Chính phủ Miến cấm quyền tự do ngôn luận, và tất cả các đài phát thanh, truyền hình, báo chí đều nằm trong tay của chính phủ Miến. Tất cả các ký giả Miến đều lãnh lương của chính phủ.

Bị các nước Tây Phương và Mỹ cấm vận xa lánh, Miến rơi vào túng quẫn và nền kinh tế đi xuống. Để duy trì chế độ quân phiệt và cũng để trả ơn về sự giúp đỡ của Trung Quốc đã viện trợ vũ khí và xúi dục dân chúng chống lại Ne Win,Tướng
Saw Maung và tướng Than Shwe đã ký các hợp đồng bán các khu rừng ở Miến Điện, các mỏ khoáng sản, và nguyên liệu cho các công ty quốc doanh Trung Quốc vào những năm 1990. Quốc hội của Miến Điện chỉ là bù nhìn vì các đại biểu cũng là các con cái anh em giòng họ và các người lên tiếng hổ trợ chính quyền Than Shwe và trong đảng phái của họ.

Các nhân vật cao cấp trong nội các và chính phủ Miến điện là các tướng lãnh quân phiệt. Họ chia nhau hợp đồng của các doanh nghiệp Trung Quốc, lấy tiền, ăn chơi phung phí không bút nào tả xiết. Nhờ tiền ăn chia với các doanh nghiệp người Trung Quốc, các tướng lãnh của Ne Win và giới cầm quyền gởi con cái qua du học nước ngoài. Nhóm tướng lãnh cầm quyền suốt hơn 20 năm qua đã cai trị đất nước một cách độc tài và khổ còn hơn dưới thời Ne Win.

Năm 2006, Bắc Kinh khuyến dụ chính phủ Miến điện dời thủ đô vào sâu trong đất liền, và lên phía bắc “để tránh sự tấn công của bọn phản động và các thế lực thù địch từ bờ biển đổ bộ vào”. Chính phủ Miến Điện đã tin lời ấy và dời đô.

Trung Quốc liền bỏ tiền ra đầu tư xây dựng thủ đô mới cho Miến Điện. Đường sá, cầu cống, dinh thự đều do các doanh nghiệp Trung Quốc trúng thầu làm cho Miến Điện. Đổi lại, Trung Quốc nhúng tay ngày càng sâu vào các hoạt đông chính trị và kinh tế của Miến Điện. Trong 15 năm qua, Trung Quốc đã làm chủ hầu hết các mỏ khoáng sản của Miến Điện, và trúng hết hợp đồng các nhà máy hóa chất, xi măng, luyện kim của Miến Điện.

Nhờ mua chuộc hết các cấp của chính phủ Miến điện, từ 1990 đến nay, Trung Quốc đã cho di dân vào Miến Điện khoảng hơn 500.000 người, so với tổng dân số Miến Điện là 4.100.000 ngàn người. Người Miến Điện gốc Trung Hoa đã từng hiện diện ở đây từ trước 1960 và có dân số khoảng 1.6 triệu người. Ngôn ngữ chính là Miến Điện và những người có học cao thường nói được cả Anh Ngữ và tiếng Mandarin (quốc ngữ chính của Trung Quốc và Đài Loan).

Chính quyền Miến Điện không để ý gì đến đời sống của đại bộ phận dân chúng Miến Điện. Dân Miến sống mấy chục năm qua trong đói khổ, bệnh sốt rét, bệnh AIDS. Tệ nạn đĩ điếm khắp nước vì dân chúng quá nghèo. Quán karaoke nổi lên khắp nơi để phục vụ các du khách Trung Quốc và những du khách ấu dâm ngoại quốc. Hiện có 1200 nhân viên của
tổ chức Y Sĩ không Biên Giới đang chăm sóc sức khỏe cho dân chúng Miến Điện bị bệnh lao, sốt rét, SIDA và bị thiên tai (hàng năm).

Các nhà lãnh đạo chính phủ, các tướng lãnh và những người giàu có ở Miến Điện đều đi khám và chữa bệnh tại Singapore và Thái Lan. Trong khi đó, dân chúng Miến phải trả tiền cho việc điều trị bệnh ở trong nước cũng rất đắt. Trung bình 10 ngày nằm bệnh viện thì họ phải trả khoảng 2300 Mỹ kim.
Hàng năm, Miến điện đều chịu các thiên tai như bão, lụt, mất mùa…cứu trợ của quốc tế lại là một dịp để cho giới chức chính phủ tham nhũng tiền và vật phẩm cứu trợ.

Nguồn tham khảo:
1.http://en.wikipedia.org/wiki/Burma
2.http://en.wikipedia.org/wiki/Saw_Maung
3./http://en.wikipedia.org/wiki/Yangon

Lời Bình:

Đọc lịch sử của Miến Điện mà thấy quen quen quá. Nếu làm một bài toán trừ, trong ấy lấy hai chữ Miến Điện và trừ đi vụ các nhà dân chủ Miến Điện biểu tình vào ngày 8 tháng 8 năm 1988 và cuộc bầu cử vào năm 1990 của bà
Aung San Suu Kyi thì ta thấy bằng chữ Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

_Chính trị: chính phủ Miến Điện lệ thuộc vào Trung Quốc và bán hết tài nguyên khoáng sản cho Trung Quốc từ 1992 cho đến nay.
_Sự di dân của người TQ vào Miến Điện trên 500.000 người chiếm hơn 10% dân số trong 17 năm qua.
_Biên giới và Lãnh hải: Trung Quốc chiếm hết vùng đất biên giới của Miên Điện mà không gặp nhiều trở ngại.Trung quốc có kế hoạch thông ra Ấn Độ Dương bằng xâm chiếm Miến Điện dần dần.
_Y tế của Miến Điện giống hệt ở Việt Nam. Giới nhà giàu và các viên chức chính phủ đều khám bệnh và chữa trị tại Singapore và Thái Lan.
_Giáo dục: con cái của các viên chức chính phủ, các tướng lãnh và của giới nhà giàu đều đi du học ở các nước ngoài.Nên giáo dục ở trong nước bị chính quyền kềm chặt chẻ. Đảng cầm quyền hiện diện trong các trường học.
_Công Nghiệp: Các doanh nghiệp của Trung Quốc nắm hết nền công nghệ của Miến Điện. TQ xây dựng các nhà máy Hóa Chất, xi măng, và trúng thầu hầu hết các công trình đường sá và cầu cống của Miến Điện.
_Quốc hội của Miến Điện chỉ là bù nhìn. Các đại biểu lo sợ và tuân theo tất cả những gì nhóm tướng lãnh cầm quyền ra lệnh. Không có đảng đối lập trong quốc hội và trong cả nước.


No comments:

Post a Comment