Monday, April 20, 2009

TRỊNH CÔNG SƠN - NHẠC SĨ ĐẦY TÌNH NGƯỜI !?

Huyền thoại về Trịnh Công Sơn như một nhạc sĩ có tấm lòng đầy ắp tình người
Nguyễn Tôn Hiệt
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=8546

Trước 1975, ca sĩ Joan Baez là một trong những khuôn mặt nổi bật nhất của giới trí thức Mỹ chống chiến tranh Việt Nam. Bà là người đã từng khen Trịnh Công Sơn là “Bob Dylan của Việt Nam. Nhưng sau 1975, bà vô cùng đau đớn khi nhìn thấy nhân dân Việt Nam bị đoạ đày dưới chế độ mới.

Ngày 30.5.1979, ca sĩ Joan Baez, Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Quốc tế Humanitas, đã bỏ ra 53 ngàn dollars để đăng trên 4 tờ báo lớn của Mỹ (New York Times, Washington Post, Los Angeles Times, và San Francisco Chronicle) một bức thư ngỏ gửi chính quyền nước CHXHCNVN, gọi là “OPEN LETTER TO THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM”, có chữ ký của bà cùng 83 nghệ sĩ phản chiến của Mỹ.
[1]

Trong bức thư ngỏ của Joan Baez, có những đoạn như sau:
... Four years ago, the US ended its 20-year presence in Vietnam. An anniversary that should be cause for celebration is, instead, a time of grieving.
With tragic irony, the cruelty, violence, and oppression practiced by foreign powers in your country for more than a century continue today under the present regime.
Thousands of innocent Vietnamese, many whose only “crimes” are those of conscience, are being arrested, detained and tortured in prisons and re-education camps. Instead of bringing hope and reconciliation to war-torn Vietnam, your government has created a painful nightmare that overshadows significant progress in many areas of Vietnamese society...
...We have heard the horror stories from the people of Vietnam - from workers and peasants, Catholic nuns and Buddhists priests, from the boat people, the artists and professionals and those who fought alongside the National Liberation Front.
The jails are overflowing with thousands upon thousands of detainees.
People disappear and never return.
Peope are shipped to re-education centers, fed a starvation diet of stale rice, forced to squat bound wrist to ankle, suffocated in conex boxes.
People are used as human mine detectors, clearing live mine fields with their hands and feet...
For many, life is hell and death is prayed for...

... Cách đây bốn năm, nước Mỹ chấm dứt sự hiện diện 20 năm của nó ở Việt Nam. Đáng lẽ bây giờ là lúc ăn mừng lễ kỷ niệm [đệ tứ] chu niên, nhưng ngược lại, bây giờ là thời điểm để than khóc.
Chua chát bi thảm thay, sự độc ác, sự bạo tàn, và sự áp bức mà các thế lực ngoại bang đã thực hành trên đất nước Việt Nam suốt hơn một thế kỷ, thì hôm nay lại được tiếp tục thực hành dưới chế độ đương thời ở Việt Nam.
Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, mà nhiều người trong số đó mang “tội ác” chỉ vì có lương tâm, đang bị bắt bớ, giam cầm và tra tấn trong những nhà tù và những trại cải tạo. Thay vì mang đến niềm hy vọng và sự hòa giải cho đất nước Việt Nam điêu tàn vì chiến tranh, chính quyền của quý vị đã sáng tạo ra một cơn ác mộng đau đớn làm mờ nhạt đi những tiến bộ đáng kể về nhiều lãnh vực của xã hội Việt Nam...
... Chúng tôi đã nghe những câu chuyện khủng khiếp từ dân chúng Việt Nam - từ các công nhân đến các nông dân, những nữ tu sĩ Công giáo và những tăng sĩ Phật giáo, từ những người vượt biển, những nghệ sĩ và những chuyên gia và những người đã từng sát cánh chiến đấu cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Các nhà giam đang tràn ngập hàng ngàn và hàng ngàn người bị bắt bớ.
Nhiều người bị thủ tiêu và không bao giờ còn thấy xác.
Nhiều người bị chở đến những trung tâm cải tạo, cho ăn một khẩu phần chết đói bằng cơm nguội, bị bắt ngồi xổm với hai cổ tay trói vào hai cổ chân, bị ngạt thở trong những thùng sắt conex.
Nhiều người bị sử dụng như những công cụ rà mìn, dọn những bãi mìn chưa nổ bằng hai tay và hai chân của họ...
Đối với nhiều người, cuộc sống là địa ngục và họ chỉ cầu nguyện để được chết đi...

Sau đó, Trịnh Công Sơn đã viết cho Joan Baez một bức thư, nhưng vì lý do nào đó ông ta đã không gửi đi. Khi ông ta chết, gia đình ông ta phát hiện bức thư đó, xem là một báu vật, và gửi đăng lên báo Nhân Dân ngày 01.04.2003. Rồi báo Tiền Phong đăng lại dưới cái tít “Một xứ sở đau thương và yêu hòa bình... (Thư của Trịnh Công Sơn gửi ca sĩ Mỹ Joan Baez)”.
Dưới bức thư của Trịnh Công Sơn, báo Nhân Dân có ghi một tiểu sử của Joan Baez, với thái độ ca tụng, nhưng dừng lại ở năm 1972, hoàn toàn không nói đến những hoạt động của bà sau năm 1975, và tuyệt đối không nói đến nội dung bức THƯ NGỎ của Joan Baez năm 1979.

Hiện nay, nếu độc giả tìm trên internet thì sẽ thấy nguyên văn bức thư của Trịnh Công Sơn được web Trái Tim Việt Nam Online lưu trữ với đầy đủ các chi tiết xuất xứ từ báo Nhân Dân và báo Tiền Phong.
[2] Một bản nữa cũng được lưu trữ trên web Văn Tuyển.[3]

Ngày 10.5.2004, trong lúc cả nước xôn xao về tin cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sẽ cùng Joan Baez và một số nhạc sĩ phản chiến của Mỹ được trao giải thưởng World Peace Music Awards vào ngày 22.06.2009 tại sân vận động Mỹ Đình, nhiều tờ báo ở Việt Nam đua nhau đăng lại bức thư Trịnh Công Sơn đã viết cho Joan Baez, dưới cái tít báo
“Trịnh Công Sơn và bức thư 40 năm không gửi”.
Cái huyền thoại Trịnh Công Sơn được trao giải thưởng World Peace Music Awards cuối cùng chỉ là một trò dối trá của Matt Taylor, một tên vô danh tiểu tốt chuyên nghề lừa đảo, tuy nhiên hiện nay trên trang web
http://www.trinh-cong-son.com/wpma_news.html sự kiện ấy vẫn được trình bày như hoàn toàn có thật! (Tôi sẽ viết một bài khác về sự kiện này).

Dưới đây là nguyên văn bức thư của Trịnh Công Sơn đã viết mà chưa gửi cho Joan Baez:



Một xứ sở đau thương và yêu hòa bình...

(Thư của Trịnh Công Sơn gửi ca sĩ Mỹ Joan Baez*)
Chị Joan Baez thân mến!
Trong lúc viết lá thư này cho chị thì trước mặt tôi có lá thư ngỏ của chị và bên tai tôi thì có tiếng hát “We shall overcome” của chị.
Đây là một lá thư tâm tình gửi chị Joan Baez nghệ sĩ với đầy đủ sự khiêm tốn của nó chứ không phải thư ngỏ gửi cho President, Humanitan/International Human Rights Committe.
Năm ấy, tôi lên một thành phố nhỏ ở vùng cao nguyên và nhân tiện ghé thăm một người bạn gái cũng là ca sĩ có một quán cà-phê ở đó. Vào quán, tôi thấy những đĩa hát có hình chị đính ở các vách tường bằng gỗ. Ở ngoài trời rất lạnh, quán đèn màu hồng và ở chiếc quầy trên ghế cao cách tôi khoảng hai mét có một người lính Mỹ ngồi im lặng trước ly rượu. Tiếng hát của chị bay la đà trên từng mặt bàn, ghé vào từng tách cà phê, từng ly rượu và dường như muốn thăm hỏi từng trái tim. Khi người lính Mỹ đứng dậy bước ra tôi thấy trên mắt y có một giọt nước mắt mầu hồng....
Nếu phút này tôi nói tôi yêu quê hương của tôi, tôi yêu những người thân thiết của tôi nơi này thì dĩ nhiên, chị sẽ chẳng có gì ngạc nhiên cả. Bởi vì trên mặt đất này ai cũng có một quê hương, nơi đó như một chiếc nôi êm ái mỗi người đã được sinh ra, lớn lên, sống rồi chết. Ở đó cũng còn có cả hạnh phúc lẫn sự đau khổ như hai khuôn mặt muôn đời của đời sống nhân loại.
...Có thể chị rất đau lòng khi viết lá thư ngỏ này, kể cả những người cùng ký tên trong lá thư mà tên tuổi của họ đã từng gắn liền với cuộc chiến tại Việt Nam. Nhưng chị làm thế nào hiểu được hết số phận của một đất nước trên một ngàn năm chưa hề biết đến sự nghỉ ngơi. Khát vọng về hoà bình, về tình yêu, về hạnh phúc của chính chúng tôi là những kẻ cần hơn bất cứ ai trên mặt đất này. Tôi không muốn kể ra đây thật nhiều thí dụ nhưng tôi tin rằng chị chẳng bao giờ biết được trong những nhà tù cũ tại Việt Nam có những người tù từ 1954 chưa hề biết đến ổ bánh mì là gì, có những cô gái ở nhiều tỉnh trên đất nước tôi, vì chiến tranh, biết nhiều B52 nhưng lại ngạc nhiên thích thú không hiểu vì sao một cái tủ lạnh lại có thể cho mình những viên đá lạnh để uống mát đến thế. Làm thế nào nói cho hết được về con người trong một xứ sở mà chiến tranh đè nặng suốt hơn một nghìn năm. Và số phận của những con người ấy sẽ như thế nào nếu không có cuộc cách mạng vừa qua để mang lại độc lập và thống nhất trên đất nước của chúng tôi. Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?...
(Theo báo Tiền phong)

*Joan Baez, sinh 1941. Nổi tiếng là một trong những ca sĩ hàng đầu của âm nhạc Mỹ thập kỷ 60-70. Từ năm 1964, là một trong những nghệ sĩ phản đối mạnh mẽ nhất cuộc chiến tranh Việt Nam và bị chính quyền Mỹ gây khó dễ. Tháng 12-1972, Joan đến Hà Nội đúng thời điểm Điện Biên Phủ trên không. Năm 1973 ra mắt album Where Are You Now, My Son? ghi lại những cảm xúc trong hành trình tới Hà Nội.

Nhân Dân 01.04.2003
http://www.nhandan.org.vn/vietnamese/vanhoa/010403/baikhac_trinhcongson.html
Tôi có vào thử link này của báo Nhân Dân, nhưng link đã chết!

********************

Bức thư này có lẽ đã được đăng không đầy đủ, vì có dấu ba chấm (...) ở đầu và ở cuối đoạn văn cuối cùng.
Tuy nhiên, đoạn văn cuối cùng này là đoạn đáng lưu tâm nhất. Ở đoạn này, Trịnh Công Sơn đã biện bạch một cách vô cùng vụng về cho những tội ác của nhà cầm quyền và những thảm nạn của nhân dân Việt Nam lúc ấy.

Khi Joan Baez mô tả cái thực trạng:
Hàng ngàn người Việt Nam vô tội, mà nhiều người trong số đó mang “tội ác” chỉ vì có lương tâm, đang bị bắt bớ, giam cầm và tra tấn trong những nhà tù và những trại cải tạo.
Các nhà giam đang tràn ngập hàng ngàn và hàng ngàn người bị bắt bớ.
Nhiều người bị thủ tiêu và không bao giờ còn thấy xác.
Nhiều người bị chở đến những trung tâm cải tạo, cho ăn một khẩu phần chết đói bằng cơm nguội, bị bắt ngồi xổm với hai cổ tay trói vào hai cổ chân, bị ngạt thở trong những thùng sắt conex.
Nhiều người bị sử dụng như những công cụ rà mìn, dọn những bãi mìn chưa nổ bằng hai tay và hai chân của họ...
Đối với nhiều người, cuộc sống là địa ngục và họ chỉ cầu nguyện để được chết đi...

Thì Trịnh Công Sơn lại phân trần rằng:
Nhưng chị làm thế nào hiểu được hết số phận của một đất nước trên một ngàn năm chưa hề biết đến sự nghỉ ngơi.

Ôi, Trịnh Công Sơn! Phải đày đoạ, bắt bớ, giam cầm, tra tấn hàng vạn người như thế thì đất nước Việt Nam mới được nghỉ ngơi hay sao?

Rồi Trịnh Công Sơn so sánh cái thảm trạng khủng khiếp của đất nước dưới chế độ Cộng sản lúc ấy với những hình ảnh này:
Tôi không muốn kể ra đây thật nhiều thí dụ nhưng tôi tin rằng chị chẳng bao giờ biết được trong những nhà tù cũ tại Việt Nam có những người tù từ 1954 chưa hề biết đến ổ bánh mì là gì, có những cô gái ở nhiều tỉnh trên đất nước tôi, vì chiến tranh, biết nhiều B52 nhưng lại ngạc nhiên thích thú không hiểu vì sao một cái tủ lạnh lại có thể cho mình những viên đá lạnh để uống mát đến thế.

Nghĩa là đối với Trịnh Công Sơn, cái thảm trạng khủng khiếp của bao nhiêu triệu người Việt Nam dưới chế độ Cộng sản lúc ấy không đáng kể gì, so với những mảnh đời đau khổ mà ông ta đem ra kể để làm ví dụ.

Rồi Trịnh Công Sơn thuyết giảng cho Joan Baez về công trạng của “cách mạng” đối với con người Việt Nam:
Làm thế nào nói cho hết được về con người trong một xứ sở mà chiến tranh đè nặng suốt hơn một nghìn năm. Và số phận của những con người ấy sẽ như thế nào nếu không có cuộc cách mạng vừa qua để mang lại độc lập và thống nhất trên đất nước của chúng tôi.

Cuối cùng, Trịnh Công Sơn cho rằng tất cả những thảm trạng mà Joan Baez mô tả chỉ là những khó khăn sau chiến tranh, và vì thế ông ta lên tiếng trách móc Joan Baez và 83 người đã ký tên vào bức THƯ NGỎ ấy:
Có thể nào chị và những người bạn Mỹ cùng ký tên trong một lá thư ngỏ ấy không hiểu rằng sau một cuộc cách mạng đất nước nào cũng phải chịu đựng những khó khăn, bề bộn và bối rối nhất định?

Năm 1979, lúc Joan Baez và 83 nhân vật phản chiến của Mỹ ký tên vào “OPEN LETTER TO THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM” thì chính là lúc mà nhân dân Việt Nam đang trải qua những tháng ngày dưới đáy địa ngục. Hàng trăm ngàn người bị bắt bớ, giam cầm, tra tấn, hàng chục triệu người đói rách, thiếu cơm ăn, và hàng triệu người phải liều chết bỏ xứ ra đi...

Joan Baez, với trái tim nhân đạo, đã thấy rõ: “Đối với nhiều người, cuộc sống là địa ngục và họ chỉ cầu nguyện để được chết đi.”
Nhưng Trịnh Công Sơn, kẻ lúc ấy đang ở ngay trong lòng đất nước, lại loay hoay biện bạch cho nhà cầm quyền.

Thế rồi, với cái biệt tài của mình, ông ta viết bài hát “Em còn nhớ hay em đã quên” để chê trách hàng triệu người đã phải liều chết bỏ xứ ra đi. Bài hát của ông đưa ra những hình ảnh hoàn toàn dối trá. Những hình ảnh lãng mạn thơ mộng đó là những hình ảnh của Sài Gòn trước 1975, chứ hoàn toàn không phải là của thành phố Hồ Chí Minh sau 1975. Nhưng Trịnh Công Sơn hát: “nơi này vẫn thế”. Làm sao mà “nơi này vẫn thế”? Những năm ấy đồng bào chung quanh ông không đủ gạo ăn, không đủ củi đốt. Vô số gia đình ở Sài Gòn bị lùa đi kinh tế mới. Vô số gia đình có những người cha, người chồng, người con bị bắt bớ, giam cầm, hành hạ. Ông không hề biết hay sao? Ông hát mà không biết xấu hổ vì sự dối trá của mình:

Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng
Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân
Nhớ đèn đường từng đêm thao thức
Sáng cho em vòm lá me xanh
Em còn nhớ hay em đã quên
Bên hàng xóm đôi khi ghé thăm
Có hai mùa vẫn đi về
Có con đường nằm nghe nắng mưa

Em ra đi nơi này vẫn thế
Lá vẫn xanh trên con đường nhỏ
Vườn xưa vẫn có tiếng mẹ ru
Có tiếng em thơ
Có chút nắng trong tiếng gà trưa

Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ đường dài qua cầu lại nối
Nhớ những con sông nối bao dòng kinh
Nhớ ngựa thồ ngoại ô xa vắng
Nối xôn xao hàng quán đêm đêm
Em còn nhớ hay em đã quên
Trong lòng phố mưa đêm trói chân
Dưới hiên nhìn nước dâng tràn
Phố bỗng là dòng sông uốn quanh

Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ Sài Gòn mỗi chiều gặp gỡ
Nhớ món ăn quen nhớ ly chè thơm
Nhớ bạn bè chào nhau quen tiếng
Phố em qua gạch ngói quen tên
Em còn nhớ hay em đã quên
Khi chiều xuống bên sông nước lên
Én nô đùa giữa phố nhà
Có nắng vàng lạc trên lối đi

Em ra đi nơi này vẫn thế
Vẫn có em trong tim của mẹ
Thành phố vẫn có những giấc mơ
Vẫn sống thiết tha
Vẫn lấp lánh hoa trên đường đi

Em còn nhớ hay em đã quên
Nhớ Sài Gòn những chiều lộng gió
Lá hát như mưa suốt con đường đi
Có mặt đường vàng hoa như gấm
Có không gian màu áo bay lên
Em còn nhớ hay em đã quên
Quê nhà đó năm xưa có em
Có bóng dừa có câu hò
Có con đò chở mưa nắng đi

Thế rồi, năm 1981, Trịnh Công Sơn lại viết bài hát “Em ở nông trường, em ra biên giới”, với một giọng nhạc và một lời hát lạc quan, reo vui, thơ mộng, ngay cả khi nói đến cái chết của những người trẻ tuổi bị xua sang chiến trường Kampuchia:
... Xa nông trường ra biên giới
Có đôi khi đi không trở lại
Nhưng trong lòng nghe tiếng nói
Những gian nan sẽ đo lòng người...

Năm 1985, Trịnh Công Sơn đem bài hát “Em ở nông trường, em ra biên giới” đi dự cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh”. Và ông ta đã được Đảng và Nhà nước trao Giải Nhất.

Trước 1975 có hàng trăm nhạc sĩ được đào tạo chính quy để chuyên viết nhạc kháng chiến chống Mỹ, nhưng từ 1975 đến 1985, họ không thể nào thi thố nổi với cái tài của Trịnh Công Sơn trong việc sáng tác kịp thời, đạt chất lượng, và du dương lỗ tai, để tuyên truyền cho những chính sách của Đảng và Nhà nước dưới thời Lê Duẩn.

Bài hát “Em ở nông trường, em ra biên giới” của Trịnh Công Sơn, Giải Nhất cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh”, chính là đỉnh cao của nền văn nghệ tuyên truyền trước khi chính sách “đổi mới” ra đời.

Từ năm 1986 trở đi, Trịnh Công Sơn bắt đầu được phép quay trở lại với cái mùi lãng đãng trước 1975, và ông ta có 15 năm còn lại để tô điểm cho cái hình ảnh một nhạc sĩ với tấm lòng đầy tình người.

_________________________

[1]http://depts.clackamas.cc.or.us/banyan/1.1/moss2.htm
[2]http://5nam.ttvnol.com/f_301/3608/trang-16.ttvn
[3]http://vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=3717

---------------

Bài liên hệ:

20.04.2009
Vẫn còn tiếp tục “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]” - Võ Văn Nam
[ÂM NHẠC] ... Tôi viết bài “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]” để vạch ra sự bịa đặt hay thổi phồng quá trớn của một huyền thoại về sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn: “Tháng 7 2004 Diễm Xưa trở thành nhạc phẩm Á Châu đầu tiên được viện đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của viện đại học trong bộ môn Văn Hoá và Âm Nhạc.”...
(...)

17.04.2009
Chú giải về lời Nhật của bài Diễm Xưa và nhạc enka - Nguyễn Đình Đăng
[ÂM NHẠC] ... Dịch enka từ chữ Hán 演歌 thành “diễn ca” rồi bình luận theo từ đó e rằng tối nghĩa. Thực chất enka hiện đại là loại bài hát thể ballad, được phát triển từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Từ “enka” theo nghĩa hiện đại chỉ xuất hiện từ 1969...
(...)

15.04.2009
Góp ý với Võ Văn Nam - Nguyễn Austin
[ÂM NHẠC] ... Theo tự điển Tiếng Việt thì “mê hoặc” có nghĩa làm người ta lầm lẫn bằng các tà thuyết. Còn “giải hoặc” là phá bỏ những tà thuyết bằng cách dùng những sự kiện, lập luận có thực hoặc dựa trên logic của con người,... Như thế ,ta không thể giải hoặc bằng những nhận định cảm tính hoặc dựa trên những suy luận thiếu cơ sở vững chắc...
(...)

14.04.2009
Câu hỏi về nhạc enka - Phạm Quang Tuấn
[ÂM NHẠC] ... Vậy bảo enka là “nhạc sến” thì sai – thực ra, nó tương đương với ca khúc tình cảm tân nhạc phổ thông của Việt Nam thời tiền chiến và của miền Nam trước 75, mà sau này bị gọi là “nhạc vàng”...
(...)

“Giải hoặc” một huyền thoại về Văn Cao - Nguyễn Tôn Hiệt
[ÂM NHẠC] ... Vậy mà bây giờ ở Việt Nam lại nổi lên cái huyền thoại bài “Thiên thai” của Văn Cao bay vào vũ trụ! Oan cho Văn Cao, ông mất đi rồi thì mặc tình mà đám văn công bồi bút ra sức bơm ông lên để rêu rao cái đường lối “Chân dép lốp bay vào vũ trụ”!...
(...)

13.04.2009
Vẫn còn là “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]” - Võ Văn Nam
[ÂM NHẠC] ... Định tiếp tục giải hoặc Trịnh Công Sơn, nhưng lại thấy có mấy lời góp ý của ông Nguyễn Đình Đăng, nên tôi phải dành thì giờ để đáp lời. Trước hết, tôi xin cảm ơn ông Nguyễn Đình Đăng đã góp ý. Nhưng cũng xin nói ngay, những điều ông góp ý thì cũng chẳng cứu vớt gì được cái huyền thoại giả mà tôi đã phân tích trong “Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1]”...
(...)

12.04.2009
Góp ý với Võ Văn Nam - Nguyễn Đình Đăng
[ÂM NHẠC] ... Bản dịch “Diễm xưa” ra tiếng Nhật là do người Nhật thực hiện. Đây chỉ là phổ lời Nhật cho phù hợp với nhạc chứ không phải là bản dịch nguyên văn. Lời Nhật này được Khánh Ly hát lần đầu tiên tại Nhật năm 1970 tại hội chợ Osaka. Sau đó bài hát được phát vào năm 1978 trong một TV drama của đài NHK...
(...)

10.04.2009
Giải hoặc Trịnh Công Sơn [kỳ 1] - Võ Văn Nam
[ÂM NHẠC] ... Những thứ huyền thoại này, một phần do chính Trịnh Công Sơn bịa ra, một phần do những người khác bịa ra vì những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, chúng lại có tác dụng rất hữu hiệu đến tâm lý đám đông lười suy luận, và khi một chuyện bịa đặt được trang trọng lặp đi lặp lại trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì “lộng giả thành chơn”, nó sẽ được đại chúng tin là hoàn toàn có thật...
(...)


No comments:

Post a Comment