Điện Biên Phủ 1954, Nấm Mồ Vĩ Đại
Đăng ngày 21-4-2009
http://danchimviet.com/articles/1051/1/in-Bien-Ph-1954-Nm-M-V-i/Page1.html
Tháng 3-1945, Nhật đảo chính Pháp, Việt Minh thừa cơ nước đục thả câu phục kích đám tàn quân Pháp chạy trốn sang Tầu tịch thu được nhiều súng đạn. Tháng 6-1945 Mỹ thả dù xuống chiến khu Việt Minh cung cấp cho họ Hồ năm ngàn khẩu súng đủ các loại để chống Nhật. Việt Minh cướp chính quyền tháng 8-1945, quân Tầu sang giải giới Nhật, Hồ chí Minh cho tổ chức tuần lễ quyên góp vàng rồi dùng tiền bạc, gái đẹp, thuốc phiện hối lộ tướng Lư Hán để dựa thế quân tầu. Việt Minh cũng mua được nhiều súng đạn của thương gia Tầu, Quốc Dân đảng Trung Hoa. Sau năm 1945 khoảng 10 ngàn quân Nhật ở lại theo Việt Minh kháng chiến, họ giúp Việt Minh lập cơ xưởng chế tạo vũ khí. Cuối năm 1946 Việt Minh có khoảng ba chục ngàn quân phía trên vĩ tuyến 16, toàn quốc kể cả du kích được khoảng 100 ngàn quân, có khoảng tám chục ngàn khẩu súng đủ các loại. Họ xoay sở cũng giỏi, từ tay không dựng nghiệp, tuy nhiên vũ khí tương đối thô sơ, VM không thể nào chống cự quân Pháp có xe tăng đại bác.
Mấy tháng sau khi bị Pháp đánh đuổi ra khỏi Hà Nội, VM rút vào hậu phương kháng chiến khoảng tháng 3 -1947. Quân Pháp thừa thắng chiếm các tỉnh Hoà Bình, Sơn Tây, Việt Trì, Bắc Ninh
tháng 8-1949 chiếm Phát Diệm. Năm 1948 VM vẫn mua súng của Quốc Dân Đảng Trung Hoa, họ đã tổ chức được thành trung đoàn.
Đầu năm 1949, Mao nhuộm đỏ nước Tầu, viện trợ súng đạn ồ ạt cho Việt Minh và lập các trại huấn luyện tại biên giới để dạy bộ đội VM kỹ thuật tác chiến, khiến tình hình quân sự đột nhiên thay đổi bất lợi cho Pháp. Cuối tháng 9-1949, Pháp sợ Trung Cộng tràn qua biên giới bèn rút quân khỏi Cao Bằng bị VM chận đánh tan tành. Pháp mất 7 ngàn quân, 500 quân xa, trên 100 súng cối, 13 đại bác, 10 ngàn súng cá nhân và trung liên, đại liên, tại Lạng Sơn mặc dù không nằm trong kế hoạch rút lui nhưng quân Pháp sợ quá tháo chạy bỏ lại hàng nghìn lít xăng, 450 quân xa, 13 ngàn súng cá nhân
... gió đã đổi chiều cho Pháp.
Trước nguy cơ Cộng Sản tràn xuống Đông Nam Á, cuối tháng 10-1950 Mỹ nhẩy vào vòng chiến, họ viện trợ quân sự cho Pháp 300 triệu đô la, 40 máy bay chiến đấu. Năm 1948 Việt Minh thành lập được 32 tiểu đoàn chính qui, năm 1950 lực lượng VM tăng vọt lên 127 tiểu đoàn, họ đã tổ chức được thành nhiều Đại đoàn như 308, 312, 316, 304
sau trận Cao Bắc Lạng Pháp hoảng quá, Thủ tướng Réné bèn cử Tướng năm sao De Lattre de Tassigny đến Đông Dương cuối 1950 và tăng viện thêm 18 ngàn quân xa, 2,300 thiết giáp, 230 tầu và giang đĩnh, 500 ngàn súng cá nhân, 1,500 súng cối, 750 đại bác
De Lattre cho xây gần một nghìn lô cốt kiên cố để chống VM.
Từ đầu năm 1950, Võ Nguyện Giáp được cố vấn Trung Cộng dậy cho lối đánh biển người như tại Phố Lu , phía nam Lào Cai, mặc dù đẩy bao thanh niên vào chỗ chết nhưng vẫn không đạt được mục tiêu. Đầu năm 1951, Giáp chỉ huy trận Bao Chúc, Vĩnh Yên theo lối biển người bị De Lattre dùng biển lửa thí quân cả hai bên, trận này VM mất trên 6,000 người. Tháng 3-1951 VM đánh Mạo Khê thất bại, thiệt hại 3,000 người, năm 1951 De Lattre thắng được nhiều trận. Tháng 5-1951 VM mở trận bờ sông Đáy kéo dài trên một phòng tuyến 80 km, Sư đoàn 304 đánh Phủ Lý, Sư đoàn 308 đánh Ninh Bình, Sư đoàn 320 đánh Phát Diệm tới tháng 6-1951, toàn bộ chiến dịch VM mất 10 ngàn người, Pháp thiệt hại khoảng một phần tư .
De Lattre đánh bại Võ Nguyên Giáp mấy trận liên tiếp. Mặc dù thất bại về quân sự nhưng Việt Minh đã làm cho người Pháp ghê sợ tinh thần liều mạng cố đấm ăn xôi của mình.
Đầu năm 1952, De Lattre bị bệnh chết tại Pháp, Salan lên thay làm Tư Lệnh Đông Dương, ông cho mở cuộc hành quân càn quét chiếm Hoà Bình,Võ Nguyên Giáp đưa 2 sư đoàn đánh thí quân tàn bạo, người chết như rạ, VM tổn thất 5 ngàn người , Pháp cuối cùng phải rút khỏi Hoà Bình. Chiến sự ngày càng leo thang ác liệt, năm 1953 Tổng số quân Đông Dương lên tới 460 ngàn người trong đó 146 ngàn là Pháp và Bắc phi, 320 ngàn là người Việt, trong số này gồm 200 ngàn thuộc Quân đội Quốc gia và hơn 100 ngàn là người Việt đi lính cho Pháp. Lực lượng Việt Minh gồm 125 ngàn chính qui, 75 ngàn địa phương quân và 150 ngàn du kích. Mặc dù bị tổn thất nhiều về nhân mạng nhưng Việt Minh vẫn làm chủ chiến trường nhờ quân viện ồ ạt của Trung Cộng và một kho nhân lực dồi dào, vả lại họ có ưu thế lựa chọn chiến trường. Salan mất tinh thần dự định rút xuống dưới vĩ tuyến 16 bỏ miền Bắc nay đã bị VM làm cho ung thối. Người Pháp quá chán ghét cuộc chiến tranh dai dẳng này chỉ muốn rút lui càng sớm càng tốt.
Ngày 28-5-1953 Tướng
ĐBP là một khu lòng chảo giữa xứ Thái, dài 17km rộng 9 km cách Hà Nội 300 km, Vạn Tượng 180 km, cách biên giới Tầu 150 km, Lai Châu 80 km. Khu lòng chảo có chỗ lồi, chỗ lõm, xung quanh có đồi núi bao bọc cách trung tâm khoảng 10km, Pháp cho là ngoài tầm pháo của VM. ĐBP nằm giữa vùng dân cư thưa thớt. Ngày 20-11 Pháp mở hành quân Castor chiếm ĐBP, Tướng Gilles nhẩy dù cùng 4,500 quân xuống lòng chảo cùng 20 tấn thiết bị quân sự rồi trao quyền lại cho De Castries. Ngày 7-12 Pháp rút 3 tiểu đoàn khỏi Lai Châu về đóng tại ĐBP. Navarre cho khai quang Điện Biên Phủ, đốt phá hết cây cối trong thung lũng để địch không có chỗ ẩn nấp, đây là một lỗi lầm tai hại vì các cứ điểm của Pháp trở thành mục tiêu rõ ràng cho pháo binh địch từ trên đồi núi xung quanh nhìn xuống.
Việt Minh khi ấy quyết tâm một mất một còn với Pháp nếu không sẽ bị tuyệt đường sinh lộ, vả lại họ cũng tạo thế mạnh tại bàn Hội nghị Genève đã bắt đầu từ 8-4-1954. Họ đưa vào mặt trận các Đại đoàn 304, 308, 312, 316, 351... Võ nguyên Giáp nói đã tung hết chủ lực quân vào trận đánh.
"Chúng ta chỉ mới có sáu đại đoàn chủ lực.Hầu hết các đại đoàn đều có mặt trong chiến dịch này!"
Nếu kể cả công binh, truyền tin, cao xạ, pháo binh, toàn bộ quân số khoảng trên 50 ngàn người. Bộ đội VM đa số dân quê chỉ mới biết đọc biết viết.
Lực lượng hai bên như sau (chúng tôi dựa theo cuốn L'Agonie de l'Indochine của Tướng
Pháp: Gồm sư đoàn 316 và hai trung đoàn độc lập tăng cường, 10 xe tăng M-24, 2 tiểu đội pháo binh 105 ly, một pháo đội 155 ly, 4 đại đội súng cối 120 ly và 10 tấn dây kẽm gai. Tăng cường 8 súng cối 120 ly.
Vận tải: 75 máy bay C-47, tăng cường 25 tổng cộng 100 chiếc, cộng thêm 16 máy bay Mỹ C119. Máy bay oanh tạc gồm 48 oanh tạc cơ B.26, 8 oanh tạc cơ Privater, 112 máy bay chiến đấu oanh tạc gồm Hellcat, Beercat và Corsaire, sau cùng tăng cường tổng cộng lên tới 227 chiếc, trong đó 11 máy bay vận tải và 54 oanh tạc cơ bị bắn hạ.
Phía VM: 33 tiểu đoàn chính qui, một tiểu đoàn pháo 75 ly (20 khẩu), 20 khẩu 105; 15 ngàn viên đạn 105; 5 ngàn viên đạn súng 75 ly, 25 ngàn viên đạn súng cối và 45 ngàn viên súng phòng không 37 ly, 4 tiểu đoàn phòng không hạng nhẹ với 100 đại liên 12.7 ly, một tiểu đoàn phòng không hạng trung với 16 khẩu 37 ly, 4 tiểu đoàn trang bị súng phòng không tối tân của Nga gồm 64 khẩu 37 ly.
Tài liệu phía CS nói trong chiến dịch Điện Biên họ có 24 khẩu 105 lấy được của Pháp từ trước, 15 khẩu sơn pháo 75 ly, 16 khẩu cối 120 ly, 36 khẩu cối 82 ly, tổng cộng khoảng 100 khẩu trong đó sơn pháo 75 cũng là chiến lợi phẩm tịch thu của Pháp từ trước. Nhưng các tài liệu khác nói vũ khí đạn dược của VM đều do Trung Cộng viện trợ, sau này Trung Cộng cũng xác nhận như vậy
Lê Kim trong cuốn sách về ĐBP cũng cho biết trong chiến dịch Điện Biên lần đầu tiên VM có pháo cao xạ 37mm do Nga viện trợ , họ đã trang bị cho VM 6 tiểu đoàn cao xạ 37mm. Theo tài liệu phía VM hoả lực Pháp
tại Mường Thanh gồm một đại đội 4 khẩu 155 ly, một tiểu đoàn 12 khẩu 105 ly, 2 đại đội gồm 16 khẩu súng cối 120 ly, tại căn cứ Hồng Cúm phía Nam có một tiểu đoàn pháo 12 khẩu 105 ly, ngài ra các cứ điểm quan trọng đều có súng cối 81, 120 ly và súng phun lửa, toàn bộ vào khoảng 28 khẩu đại bác và vài chục khẩu súng cối.
Lực lượng Pháp gồm 13 tiểu đoàn nhẩy dù, toàn bộ tại ĐBP gồm 15 ngàn người trong đó khoảng 4,500 người thuộc thành phần không tác chiến, cộng thêm 2400 tù binh VM, sau này có cho nhẩy dù thêm mấy tiểu đoàn. Pháp đã cho thả dù từng bộ phận của 10 chiến xa M-24 xuống ĐBP rồi ráp lại rất công phu. Có tài liệu nói riêng chiến dịch ĐBP Trung Cộng còn viện trợ thêm 144 đại bác dã chiến, 30 đại bác không giật 75 ly, 36 khẩu cao xạ. Trung Cộng đã giúp VM 628 chiếc xe vận tại Molotova xe vận tải để chở quân cụ vũ khí sang cho VM cùng với hàng vạn cố vấn và chuyên viên Tầu.
Theo báo cáo của Hội Đồng Trung Ương, (tài liệu CS, Lê Kim, Điện Biên Phủ Nhìn Từ Hai Phía) trong thời gian tiến hành chiến dịch Điện Biên nhân dân các dân tộc Tây Bắc, Việt Bắc, Liên Khu 3, Liên Khu 4... đã đóng góp hơn 260 ngàn dân công, 20, 911 xe đạp thồ, đóng góp cho chiến dịch 25 ngàn tấn lương thực. Trừ số tiêu hao dọc đường, số tới được mặt trận để cung cấp cho quân đội là 14,950 tấn gạo, 266 tấn muối,
62 tấn đường, 577 tấn thịt, 565 tấn lương khô. Phía nam từ Thanh Hoá, Hòa Bình, Vĩnh Yên, Phúc Nguyên, Thái Nguyên, Phú Thọ... đã xử dụng hơn 7 ngàn xe cút kít, 1800 xe trâu, 325 xe ngựa, hằng chục ngàn xe đạp thồ... nườm nượp ngày đêm đi tới Điện Biên, đàn bà con gái cũng tham gia gánh đạn leo đồi. Cũng như trận Hoà Bình người Pháp lấy làm kinh ngạc không thể ngờ chỉ có bắp thịt VM đã chuyên chở được nhiều lương thực tiếp liệu đến thế, tuy nhiên cái giá phải trả quá cao, phần bị sốt rét, ngã nước, phần bị máy bay oanh tạc bắn phá, nhiều nghìn người đã phải hy sinh cho chiến dịch.
Người Pháp không có tin tình báo vì ĐBP là một vùng dân cư thưa thớt, Pháp không lấy được tình báo nhân dân. Họ vẫn yên chí tin tưởng vào sức mạnh của không quân và pháo binh, chỉ chờ VM tràn xuống để tóm gọn làm thịt hết.
VM ngụy trang rất khéo khiến cho máy bay thám thính của Pháp không nhìn thấy họ chuyển quân. Ngày 16-1 Bộ Tư lệnh chiến dịch cho mở con đường để kéo pháo dài hàng chục cây số leo qua các đỉnh núi cheo leo cao nhất là Pù Pha Sông 1150 thước tây và thấp ngất là vực Nậm Kho Hu 600 thước. VM đã huy động hai trung đoàn của Đại đoàn 308 và hàng nghìn người thuộc đại đoàn 312 để kéo pháo qua những dốc từ 30 đến 60 độ, mỗi khẩu nặng trên 2 tấn, đêm thứ nhất chỉ đưa được 7 khẩu trong số 24 khẩu vào tới cửa rừng, hôm sau kéo suốt ngày trong rừng cũng chỉ được một cây số mỗi ngày, Võ nguyên Giáp dự định tấn công ngày 20-1 nhưng phải dời lại năm ngày.
Ngày 25-1 VM đã đặt xong các khẩu pháo trên đồi núi hướng nòng súng xuống các cứ điểm Pháp chuẩn bị trận đánh nhưng đêm 25 Giáp thao thức lo ngại vì Pháp đã cho nhẩy dù tăng cường thêm vài tiểu đoàn, củng cố công sự phòng thủ. Pháp có ưu thế về pháo binh, máy bay, xe tăng
trong khi VM chưa từng đánh qui mô hợp đồng pháo binh, bộ binh và chưa đánh ban ngày bao giờ... Hôm sau 26-1 Võ Nguyên Giáp họp Đảng uỷ, các "đồng chí" chủ nhiệm hậu cần, chính trị, Giáp cho rằng chưa đủ lực lượng đánh nên đã quyết định hoãn cuộc tiến công và cho kéo pháo ra, đồng thời lệnh cho Vương Thưa Vũ, Đại đoàn trưởng 308 tiến quân về phía Luang Pra Bang Bắc Lào để đánh lạc hướng Pháp. Đại đoàn 312 cùng bộ đội pháo binh chấp hành lệnh kéo pháo ra, suốt một tuần lễ liên tục VM đã kéo được toàn bộ số đại bác về vị trí tập kết mặc
dù bị máy bay và pháo binh Pháp bắn phá dữ dội. Mặt trận tạm lắng, ngày 3-2-1954 nhằm ngày mồng một Tết ta, VM thử pháo vài viên 75 ly vào sân bay Mường thanh thì bị Pháp phản pháo như mưa hằng nghìn quả, máy bay Pháp cũng tới ném bom vào những nơi nghi có VM. Suốt tháng 2 VM vẫn chưa đánh, Pháp cho máy bay giải truyền đơn thách thức.
Cuối tháng 1-1954 Pháp vẫn chủ quan khinh địch, họ nhử cho VM xuống lòng chảo để tiêu diệt hết, họ tin tưởng vào tổ chức phòng ngự vững mạnh và lực lượng đông đảo của cứ điểm. ĐBP đặt dười quyền điều khiển của Tướng Cogny, Tư lệnh Bắc Việt, ông cử đại tá De Castries làm Tư lệnh mặt trận. Sau 4 tháng nỗ lực, họ đã xây dựng được được gần 49 cứ điểm, mỗi cứ điểm có khả năng tự phòng ngự được, các cứ điểm tập trung gần nhau thành cụm cứ điểm phòng vệ và yểm trợõ lẫn nhau theo thế liên hoàn. Cogny trước đây đã phản đối kế hoạch đóng quân tại ĐBP của
Chiến lũy Điện Biên Phủ nằm ở giữa lòng chảo theo chiều dài từ Bắc xuống Nam chia làm 3 khu vực: phía Bắc khu tiền tuyến gồm 2 cụm cứ điểm Anne Marie (Bản Kéo) và Béatrice ( Him Lam) nằm trên đồi cao do một tiểu đoàn Lê Dương, Bắc Phi trấn đóng, sau xây thêm cụm cứ điểm Gabrielle (VM gọi là đồi Độc Lập). Nằm ở giữa là khu Trung Ương gồm Bộ Tư Lệnh mặt trận và các cụm căn cứ vây quanh Dopminique, Éliane, Claudine, Hugette do 8 tiểu đoàn (Nhẩy dù, Lê dương, Bắc phi, Thái..) bảo vệ phi trường và Bộ Tư lệnh. Phía Nam là căn cứ Isabelle (đặt tại Hồng Cúm) cách Trung ương 6 km do 2 tiểu đoàn trấn đóng với 3 chiến xa yểm trợ, có đường thông sang Lào và một phi trường phụ, sân bay chính tại Mường Thanh chạy dài từ Tây Nam Anne Marie đến phía Bắc sở chỉ huy của De Castries. Các công sự được xây dựng rất kiên cố vững chắc, hoả lực hùng hậu.
Các căn cứ công sự hai phía
Lúc 6 giờ chiều ngày 12-3, De Castries nhận được mật điện của Cogny từ Hà Nội cho biết VM sẽ tấn công 5 giờ chiều hôm sau. Vào lúc 17 giờ 15 phút ngày 13-3 -1954 cuộc chiến bắt đầu bằng trận pháo kích long trời lở đất của Việt Minh xuống các căn cứ phòng thủ thuộc cụm Beatrice phía Bắc lòng chảo khiến cho quân Pháp kinh hoàng, họ không thể ngờ Việt Minh kéo được đại bác qua các dốc núi cao ngất tới đồi núi vây quanh lòng chảo. Khi ấy kế hoạch dụ địch xuống lòng chảo để tóm gọn của Pháp tan tành làm trăm mảnh. Mấy chục khẩu đại bác của Pháp tại phía
Loạt đoạn đầu tiên đã trúng hầm chỉ huy sát hại Thiếu tá Pegot và các sĩ quan của bộ chỉ huy. Lỗi lầm tai hại của
Trưa hôm sau 14-3 hai bên ngưng chiến, VM cho Pháp thu lượm thương binh trong cứ điểm.
Chiều hôm sau, 3 Trung đoàn 88, 36 và 102 thuộc Đại đoàn 308 và Trung đoàn 165 tăng cường thuộc Đại đoàn 312 tấn công căn cứ Gabrielle, hoả lực gồm 6 khẩu 75 ly, 8 khẩu cối 82 ly, 8 khẩu cối 120 ly, 4 khẩu đại bác 105 ly, tất cả đặt dưới sự chỉ huy của Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ. VM dự định tấn công lúc chiều nhưng vì trời đổ cơn mưa to, các khẩu súng cối không mang vào kịp nên phải hoãn lại tới 3 giờ sáng mới bắt đầu trận đánh, đến 8 giờ rưỡi sáng thì Gabrielle bị hoàn toàn thất thủ, 800 quân trú phòng chỉ còn 150 người chạy thoát, còn lại bị giết, bị bắt. Pháp cho một tiểu đoàn phản công tái chiếm Gabrielle nhưng bị VM đánh bật lại phải rút lui. VM đã lấy số đông để đàn áp đối phương, tại mỗi căn cứ họ đã tung vào trận địa gần một Sư đoàn để đánh một tiểu đoàn Pháp.
Ngày 15-3, Đại tá Piroth, chỉ huy pháo binh mở lựu đạn tự tử vì không hoàn thành nhiệm vụ. Quân Pháp mất tinh thần vì trận mưa pháo hết sức bất ngờ của VM. Căn cứ phía
Ba ngày sau Pháp cho một tiểu đoàn thiện chiến nhẩy dù xuống ĐBP để tăng cường bảo vệ khu Trung tâm. VM chuẩn bị đánh cụm cứ điểm Anne Marie, căn cứ này do một tiểu đoàn Thái trấn đóng, họ viết thư dụ
hàng đưa cho tù binh đem vào cho cấp chỉ huy đồng thời bắc loa gọi hàng. Khi Đại uý Tiểu đoàn trưởng người Pháp đưa tiểu đoàn về khu Trung tâm thì một nửa tiểu đoàn Thái đã bỏ chạy lên phía Bắùc hàng VM,
Pháp phải thu hẹp vị trí phòng thủ, họ bỏ bớt căn cứ Anne Marie, sáp nhập vào Huguette.
De Castries Tư lệnh căn cứ là người chỉ huy tổng quát, Trung tá Langlais và Thiếu tá nhẩy dù Bigeard chỉ huy các cuộc phản công.
Một tuần sau ngày khởi sự trận đánh VM bắt đầu đào giao thông hào dài hằng trăm cậy số suốt 10 ngày tới các công sự Pháp, họ đã được các kỹ sư và cố vấn Hồng quân dậy cách đào hào. Ngày 17-3-1954, Cogny
đáp máy bay đến ĐBP để trực tiếp chỉ huy nhưng bị phòng không VM bắn như mưa phải quay về. Ngày 17-3 sau khi chiếm được hai cứ điểm Béatrice và Gabrielle, Đảng Uỷ Bộ chỉ huy chiến dịch VM họp hội nghị
cán bộ sơ kết đợt một, hoạch định phương hướng tấn công khu Trung Ương quan trọng nhất của Pháp. Điều khó khăn cho VM lần này là phải chiến đấu trong một địa hình bằng phẳng của khu lòng chảo trước ưu
thế về máy bay, xe tăng, pháo binh của đối phương. Bộ chỉ huy tích cực xây dựng trận địa tấn công bao vây để chuẩn bị cho đợt hai, họ phải tiếp tục tiến đánh khoảng 30 cứ điểm nữa trên địa hình bằng phẳng.
Bộ đội bắt đầu đào hai loại giao thông hào để chuyển pháo và bộ binh xuống đồng bằng. Loại thứ nhất gọi là đường trục sâu 1 thước 7, đáy hào rộng 1 thước, miệng hào rộng 1 thước rưỡi để chuyển súng cối
120 ly, sơn pháo 75 ly giữa ban ngày và cũng để tải thương. Loại thứ hai gọi là giao thông hào của bộ binh sâu 1 thước 7, trên rộng 1 thước 2, đáy rộng nửa thước, mỗi ngày bộ đội đào từ 14 đến 18 giờ, mặc dù
bị Pháp bắn phá, san lấp hào nhưng VM vẫn tiến hành ngày đêm đào đất. Sau mười ngày lao động tích cực xây dựng trận địa VM đã đào được một hệ thống giao thông hào chằng chịt vây quanh các cụm cứ điểm
của Pháp, chiều dai toàn bộ hệ thống dài hằng 100 cây số khiến VM tiến gần các vị trí của Pháp hơn. Phi trường chính Mường Thanh bị đe doạ, máy bay không đáp xuống được, từ cuối tháng 3 Pháp phải tiếp tế
bằng thả dù, VM thắt chặt vòng vây, hạn chế viện binh, gây khó khăn cho tiếp tế Pháp. Căn cứ được tăng cường nhẩy dù thêm nên quân số và hoả lực còn mạnh, tại phía đông khu Trung tâm gồm nhiều cao điểm
hoả lực mạnh. Mặc dù bị tổn thất nhiều sau các trận đánh, các Đại đoàn VM lại được bổ sung tăng cường đầy đủ tân binh từ các quân trường, trại huấn luyện để chuẩn bị tiến đánh các cụm cứ điểmTrung tâm,
cuộc tấn công đợt hai dự định vào chiều ngày 30-3, họ đưa hết toàn bộ lực lượng vào trận đánh.
VM kéo pháo lại gần hơn, họ đặt súng ngay tại Beatrice mới chiếm được để pháo kích phi trường, từ cuối tháng 3 không thể xử dụng sân bay được Pháp chỉ còn tiếp tế bằng thả dù và liên lạc với Hà Nội bằng máy
truyền tin. Cuối tháng 3 trời mưa to, thời tiết xấu máy bay Pháp không ném bom oanh tạc được. Năm giờ chiều ngày 30-3, các đại đội pháo 105 ly của VM đã tập trung bắn đàn áp pháo binh Pháp, 6 giờ chiều bộ
binh bắt đầu tấn công, trung đoàn 98 VM chiếm được căn cứ Claudine 1 sau một giờ giao tranh dữ dội nhưng tại Claudine 2 họ bị Pháp đẩy lui. Trung đoàn 209 VM đã đánh chiếm được cao điểm Dominique 1,
Trung đoàn 141 sau một giờ rưỡi giao tranh đã chiếm được Eliane 1, hai bên đánh giáp lá cà suốt đêm hôm ấy. Tại Eliane 2, Thiếu tá nhẩy dù Biggeard chỉ huy tiểu đoàn Dù đánh bật VM ra khỏi Eliane 2, sáng hôm
sau 31-3 Pháp phản công để chiếm lại Eliane 1 và Dominique 1 nhưng thất bại và phải rút khỏi Dominique 2.
Ngày 1-4 Pháp tấn công tái chiếm Eliane 1 nhưng thất bại, Pháp đã huy động nhiều oanh tạc cơ B 26 và khu trục oanh tạc dữ dội xuống đồi gây thiệt hại nặng cho VM, nhiều đơn vị chỉ còn vài người. Trong một
ngày một đêm chiến đấu liên tục VM đã chiếm được một số căn cứ phía đông khu Trung tâm, tuyến phòng thủ ở đây đã bị chọc thủng. Mặc dù chiếm đươc nhiều căn cứ quan trọng nhưng VM bị thiệt hại hằng nghìn
quân, xác người vắt đầy trên các hàng rào kẽm gai, khoảng hai nghìn bị thương. Thương binh được thường bị bỏ lại chiến trường hay được mang tới những thung lũng để chờ chết vì không có cứu thương y tế, VM
chấp nhận lấy năm hoặc mười đổi một để chiếm được mục tiêu. Ngày 4-4 Võ nguyên Giáp ban lệnh cho các đơn vị tạm ngưng chiến đấu, giữ vững các vị trí đã chiếm được, các đơn vị đều hao hụt quân số cần bổ
sung, đạn pháo binh còn rất ít, lương thực chỉ còn đủ dùng cho một tháng.
Ngày 6-4 Đảng Uỷ và bộ chỉ huy chiến dịch triệu tậïp hội nghị sơ kết hai đợt chiến đấu, đợt thứ hai đã chiếm được 4 cứ điểm cao phía đông, thu hẹp phạm vi đóng quân của Pháp ở phía Tây và Bắc sân bay. Hội
nghị cũng nêu nhiều khuyết điểm về chiến thuật, sự chấp hành mệnh lệnh, thiếu tinh thần trách nhiệm. Hội nghị nêu chủ đề chống hữu khuynh tiêu cực
Có tài liệu cho biết người Pháp đã nghe qua máy truyền tin
được biết nhiều bộ đội không chịu xung trận bị hăm doạ bắn bỏ.
Trung đoàn pháo cao xạ đầu tiên được thành lập từ đầu tháng 4 do Nga và Trung Cộng viện trợ và hướng dẫn tác xạ khiến cho Pháp gặp khó khăn, nhiều máy bay tiếp tế và oanh tạc, khu trục.. bị bắn rơi. Không quân
Pháp nay mất ưu thế làm chủ bầu trời trước đây. Vòng đai phòng thủ của Pháp co cụm lại, các công sự thuộc khu Trung ương bị tấn công uy hiếp. Ngày 5-4 tại Eliane 1 hai bên dằng co nhau nhiều lần. Ngày 8-4,
Pháp cho nhẩy dù một tiểu đoàn thiện chiến ban đêm xuống Điện Biên tăng cường nhưng không cứu vãn nổi tình thế bi đát. Trong đợt tấn công mới các đơn vị được phân nhiệm như sau: Đại đoàn 308 bao vây tấn
công các cứ điểm thuộc cụm Huguette bảo vệ phía tây sân bay. Đại đoàn 312 tiến đánh phía đông phi trường Mường thanh phối hợp cùng với Đại đoàn 308 đào giao thông hào cắt ngang sân bay. Đại đoàn 316 tấn
công phía đông Mường Thanh, Đại đoàn 304 tấn công bao vây Isabelle (Hồng cúm) phía Nam, cắt đứt khu Trung tâm và phía Nam, kiềm chế pháo binh Pháp tại đây. Đại đoàn pháo 351 đưa đại bác 105 ly xuống sát
thung lũng lòng chảo để yểm trợ cho bộ binh.
Việc tiếp tế bằng máy bay ngày càng khó khăn trước màng lưới phòng không dầy đặc của VM. Chỉ trong vòng bốn năm ngày Pháp bị thiệt hại khoảng 2000 ngườiø. Khu Isabelle phía
vây khép kín, cuối tháng tư hết nước uống, đạn dược. Pháo binh Pháp bị tê liệt chỉ còn một nửa xử dụng được, 10 chiếc xe tăng nay chỉ còn 4 chiếc. Ngày 6-4 tại Huguette 6 các đợt xung phong biển người của
VM bị đại liên càn quét, pháo binh và máy bay oanh tạc dữ dội, VM bỏ lại hằng nghìn xác chết, ngày hôm sau các cuộc tấn công của VM vào Eliane 2 bị pháo binh , phi cơ Pháp làm cỏ nhưng họ vẫn giữ thế thượng
phong. Các pháo đài cứ điểm tại khu lòng chảo nay đã trở thành bãi tha ma đầy xác chết.
(Còn tiếp)
© 2009 Đàn Chim Việt Online
Ngày 10-4 Thiếu tá Bigeard chỉ huy lính nhẩy dù hành quân tái chiếm Eliane 1, không quân và pháo binh yểm trợ dữ dội, đến chiều Pháp lên được ngọn đồi đánh sáp lá cà với VM, Pháp chiếm được ngọn đồi hoang tàn đầy những xác chết của hai bên. Nửa đêm VM đem đại binh tái chiếm khiến Pháp phải rút lui. Hôm ấy Cogny cho nhẩy dù thêm một tiểu đoàn tăng viện làm 4 đêm mới xong, Pháp cũng cho thả dù tù binh VM để làm bia đỡ đạn.
Phi trường Mường Thanh được vây kín bằng năm lớp hàng rào thép gai và những bãi mìn dầy đặc, hằng trăm ụ súng vây quanh. Từ 10-4 trung đoàn 141 VM ra sức đào hào cho tới ngày 15 thì đã vào tới lớp hàng rào thứ tư. Người Pháp vội đưa xe tăng và lính nhẩy dù ra phản kích, trận đánh rất ác liệt kéo dài suốt ngày 16-4, những cuộc phản kích của Pháp trong mấy ngày liên tiếp đã bị đẩy lui. Ngày 15-4 De Castries được Navarre vinh thăng Thiếu tướng, một máy bay vận tải thả dù thùng đồ gồm bộ quân phục có gắn lon Thiếu tướng, quyết định thăng cấp... nhưng dù lọt sang địa phận VM, nữ trợ tá Genevìere bèn lấy lon sữa bò cắt làm hình những ngôi sao để gắn trên cổ áo De Castries.
Bệnh xá đầy những thương binh y như một địa ngục trần gian, chỉ có một bác sĩ giải phẩu ngày đêm.Tiếp tế ngày càng khó khăn, ngày 18-4 cứ điểm Hugette 6 hết lương thực, nước uống bị thất thủ, vòng đai phòng thủ Pháp ngày càng co cụm lại. Trời bắt đầu mưa tầm tã, các giao thông hào ngập nước, bệnh viện hôi thối ghê tởm, binh sĩ quá mệt mỏi vì phải cầm cự với các cuộc tấn công liên tiếp của VM. Hàng thả dù ngày một khó khăn, lính pháp mất tinh thần, Thiếu tá Bigeard động viên tinh thần lính đang tuyệt vọng, ông cho biết Mỹ sẽ cứu nguy ĐBP.
Cứ điểm 105 phía bắc phi trường Mường Thanh bị vây hãm, không có tiếp tế, không có nước uống
Đêm 17-4 trung đoàn 141 VM tấn công tràn ngập cứ điểm 105, sân bay cũng đã bị trung đoàn 88 thuộc Đại đoàn 308 đào hào cắt ngang. Quân số của VM đầy đủ nhờ các tân binh từ hậu phương được đưa tới bổ sung trong khi quân Pháp ngày càng hao mòn thiếu hụt. Tại cứ điểm Huguette 1 Trung đoàn 36 VM và Pháp giao tranh dữ dội, VM thay đổi chiến thuật, áp dụng lối đào mới, họ đào đường ngầm xuyên vào cứ điểm đến 22-4 thì tới tận trung tâm căn cứ. VM chiếm sân bay đụng độ với các tiểu đoàn nhẩy dù cùng xe tăng, hai bên đánh sáp lá cà. Chính phủ Pháp xin Mỹ cứu vãn tình thế bằng các cuộc oanh tạc ồ ạt của máy bay chiến thuật cũng như chiến lược nhưng Mỹ rất do dự.
Pháp không còn đủ lực lượng để phản kích, sân bay Mường Thanh lọt vào tay VM, cuối tháng 4 các kiện hàng thả dù xuống Mường Thanh bị lạc sang địa phận của đối phương. Theo tài liệu CS cuối tháng 4 Pháp chỉ còn kiểm soát được một dải đất dài gần 2km, ngang 1,3km. Trong tổng số 49 cứ điểm, chỉ có 17 cứ điểm do VM chiếm được và do Pháp rút đi, Pháp vẫn còn giữ 32 cứ điểm, các cứ điểm then chốt phía Đông và tại phía Nam tức Isabelle (Hồng Cúm) vẫn còn mạnh. VM được tiếp tế dồi dào, đạn dược lương thực đủ dùng hết tháng 5. CS quốc tế mới viện trợ cho mặt trận 12 dàn hoả tiễn 6 nòng 122 ly, mỗi dàn có thể phóng ra 72 quả đạn một lúc.
Đợt tấn công thứ ba được mở ra vào đầu tháng 5, họ tấn công đánh chiếm các cứ điểm cao ở phía đông, dự kiến từ 1-5 tới 5-5 phải tiêu diệt những cao điểm Eliane 1 và Claudine 1 mà hai bên vẫn còn tranh chấp đồng thời chiếm thêm một số vị trí phía Tây để uy hiếp Trung âm, từ 6-5 đến 10-5 sẽ tấn công bao vây sâu hơn nữa. Trưa 1-5 pháo binh VM đồng loạt bắn vào trận địa. Pháo binh Pháp tại căn cứ phía
Ngày 4-5 Giáp cho lệnh tạm ngưng tấn công để họp bàn kế hoạch với các trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng, họ cho biết Pháp đã đào một hầm kiên cố sâu trong ruột đồi Eliane 1, hầm này đã có từ lâu dưới thời Pháp thuộc, VM bèn nghĩ ra cách dùng chất nổ để phá hầm ngầm. Cuối cùng họ đào được hầm dài 50 thước xuyên qua lòng đồi, cách đỉnh 50 thước. Trong khi ấy Pháp chỉ còn lương thực dự trữ trong các cứ điểm đủ dùng cho ba ngày, đạn đại bác còn 275 viên 155 ly, 1400 viên 105 ly, 500 viên súng cối 120 ly, mặc dù số hàng thả xuống hơn một nửa sang địa phận VM nhưng vẫn phải thả dù ngày đêm. Tướng
Đêm 2-5 có 120 tấn hàng được thả xuống ĐBP nhưng một nửa bị thất lạc, ngày hôm sau 3-5 lại thả thêm 45 tấn nữa để kéo dài sự hấp hối. Tại Bắc Việt Pháp còn 3 tiểu đoàn trừ bị, Cogny dự định thả dù xuống mặt trận một tiểu đoàn để tiếp sức cho đoàn quân còn lại của De Castries, hai tiểu đoàn sẽ thả xuống từ Lào đến gần Điện Biên để đón quân tháo chạy, nhưng khi đó chiến sự diễn ra dữ dội khó tập hợp đám tàn quân. De Castries đề nghị tối 7-5 sẽ thực hiện kế hoạch lui quân, ông tình nguyện ở lại với thương binh, Cogny đồng ý nhưng ngày 5-5 VM tấn công theo nhịp độ mạnh hơn, các Đại đoàn đã chiếm được các cứ điểm còn lại vây quanh khu Trung tâm, tối 6-5 VM dùng gần một tấn thuốc nổ phá tan đồi Eliane 1.
VM tổn thất gấp bội lần Pháp, họ đánh thí quân để chiếm lĩnh trận địa, sau này những người bộ đội dự trận Điện Biên kể lại cảnh tượng ghê rợn của hằng hà sa số thương binh được đưa vào các khe núi nằm chờ chết vì không có bác sĩ y tá trông nom. Các đơn vị xung phong chỉ có tiến mà không lùi trước hoả lực địch. Có tài liệu cho biết tù binh VM khai họ đã bị bó buộc phải xung trận nếu lùi sẽ bị bắn chết. Truyền tin Pháp bắt nghe được truyền tin VM, họ nói bộ đội nhiều người cãi lệnh, xem như thế không phải bộ đội toàn là những người yêu nước cả, trong đó nhiều người bị ép buộc đi vào tử địa.
Các căn cứ Eliane 2, 3 Claudine 2 bị các đợt xung phong biển người tràn ngập, trận địa chỉ còn chừng 10 cứ điểm, quân Pháp xuống tinh thần, sáng ngày 7-5 VM xung phong lên chiếm căn cứ Eliane 4, hai bên đánh sáp lá cà, tình thế đã tuyệt vọng, các sĩ quan tham mưu kéo về hầm Trung ương. VM siết chặt vòng vây, đến trưa các cứ điểm Pháp chống cự yếu ớt rồi đầu hàng. Đến năm giờ chiều De Castries quyết định hàng. VM cắm cờ trên hầm De Castries, Điện Biên thất thủ ngày 7-5-1954.Tại Isabelle, căn cứ phía nam có 70 người mở đường máu chạy thoát sang Lào.
Trận đánh hoàn toàn kết thúc, theo những tài liệu xưa quân Pháp có khoảng 4,000 người tử trận, hơn 9,000 người bị bắt làm tù binh, 11 máy bay vận tải và 54 khu trục cơ, máy bay oanh tạc bị phòng không VM bắn rơi. Nay có nhiều tài liệu nói Pháp chết 2,200 nhưng chắc không thể dưới con số 4,000 vì ngay hai ngày đầu, tại hai căn cứ phía Bắùc Pháp đã bị tử thương hơn 500 người. Theo tài liệu (Đại tá quân y) Hoàng Cơ Lân quân trú phòng ĐBP bị tử thương khoảng 5,000 người, trong đó một nửa là người Âu, còn lại là người Việt, Phi châu, Nùng Thái
VM không công bố số thương vong nhưng ít nhất cũng gấp 4 hoặc 5 lần Pháp. Mộtù tài liệu Mỹ nói VM có hơn 8 ngàn người tử trận, 17 ngàn bị thương nhưng các thương binh phần nhiều chết hết vì không có cứu thương y tế. Có tài liệu nói số bộ đội tử thương lên tới 20 ngàn người. VM chấp nhận tổn thất cao để đổi lấy chiến thắng, những người sống sót kể lại xác bộ đội cảm tử thường vắt đầy trên các hàng rào kẽm gai bên ngoài các pháo đài của Pháp . Tù binh Pháp tại ĐBP chiếm 1/3 tổng số tù binh Pháp bị bắt từ bốn năm nay. Họ bị dẫn đi mỗi ngày hai chục cây số để tới những trại giam cách xa hằng mấy trăm km, hằng trăm người kiệt sức chết mỗi ngày vì vết thương làm độc, bị sốt rét ngã nước, kiết lỵ... mấy tháng sau khi trao trả tù binh chỉ còn 1/3 sống sót độ 3000 người.
Pháp khẩn khoản kêu gọi Mỹ cứu nguy, cho pháo đài bay trải thảm Điện Biên, nhưng sự trông chờ của Pháp trở thành tuyệt vọng. Trước đây Hoa Kỳ có hứa với Tướng Ely, vị Tư lệnh Đông Dương cuối cùng , sẽ cho mấy chục oanh tạc cơ khổng lồ để cán quét các Đại đoàn VM. Nhưng cuối cùng Tổng thống Eisenhower không can thiệp vì Quốc Hội Mỹ không tán thành, Anh Quốc cũng không đồng ý vì sợ Trung Cộng sẽ nhẩy vào, cuộc chiến sẽ nổ lớn tại Đông Dương. Sự thực Mỹ miễn cưỡng phải giúp Pháp để ngăn chận làn sóng đỏ nhưng lại rất ghét chế độ thực dân, không muốn Pháp ở lại Đông Dương.
Mỹ không can thiệp vì sợ mất uy tín trên thế giới vì đã giúp Pháp đàn áp phong trào giành độc lập của Việt Nam trong khi Việt Minh có chính nghĩa, họ núp dưới chiêu bài giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ thực dân. Ngoài ra Mỹ cũng muốn hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương để nhẩy vào thành lập tiền đồn chống Cộng tại Á châu, từ đấy Pháp vô cùng căm giận chờ cơ hội thọc gậy bánh xe phá Mỹ.
Pháp bại trận tại ĐBP vì những nguyên nhân chính sau đây.
- Quá khinh địch, không nghĩ rằng VM có thể thò mặt đánh lớn, không ngờ hỏa lực VM mạnh đến thế, quân số đối phương đông như kiến có khả năng áp đảo, Pháp không ngờ VM có thể kéo đại bác qua những ngọn núi cao ngất hằng hai nghìn mét tới tận Điện Biên. Pháp quá tin tưởng vào hoả lực của không quân và pháo binh, chờ VM từ trên đồi xuống là tóm gọn hết nhưng thực tế đã quá phũ phàng. Lính nhẩy dù Pháp chiến đấu rất gan dạ nhưng không thể nào địch nổi các đơn vị VM đông như kiến cỏ đánh thí mạng cùi.
- Pháp sai lầm y như Hitler năm 1942 tiến chiếm
- Không có tin tức tình báo, không biết gì về thực lực đối phương. ĐBP dân cư thưa thớt, Pháp không có tình báo nhân dân, chỉ trông cậy vào tin từ Hà Nội. Tình báo và tiếp liệu là hai yếu tố quan trọng nhất của chiến trường mà Pháp đều không có.
-
Việt Minh thắng trận nhờ những yếu tố dưới đây.
- Lợi dụng được lòng yêu nước của nhân dân, vì quân Pháp quá tàn ác nên người dân đều hăng hái tích cực tham gia chiến dịch đánh Tây. Nếu không có trên 100 ngàn dân công ngày đêm thồ hằng nghìn tấn đạn dược lương thực tới chiến trường thì không có chiến thắng Điện Biên. Dân công đã sử dụng 20 nghìn xe đạp thồ, trên 100 ngàn thuyền bè, hàng nghìn con lừa ngựa, hàng trăm chiếc phà, họ ở tậïn Ninh Bình, Hoà Bình, Bùi Chu... tới mặt trận. Nếu không có lòng yêu nước và sự hy sinh vô bờ bến của các dân công thì VM không thể nào mở trận tấn công. Nhiều gia đình cả nhà, cha mẹ, con cháu tham gia dân công, nhiều gia đình chết hơn một nửa vì sốt rét ngã nước sơn lam chướng khí, vì máy bay địch oanh tạc đánh phá hằng ngày. Nếu không có lòng ái quốc thì không có những đoàn bộ đội cảm tử xung phong vào họng súng địch hàng hàng lớp lớp như đàn thiêu thân để chiếm pháo đài.
- Được Trung Cộng và CS quốc tế viện trợ tối đa, Việt Minh đã bắn xuống lòng chảo hơn 20 nghìn trái đại bác, hằng trăm nghìn trái moóc chê, 60 nghìn đạn cao xạ phòng không
Năm 1978 Việt Cộng và Trung Quốc công kích nhau trên đài phát thanh, báo chí. Đài Bắc Kinh cho biết nhờ Trung Cộng mà VM mới thắng ĐBP, họ đã giúp cho VM hằng 100 khẩu đại bác, moóc chê
hằng 100 ngàn tấn súng đạn, trên 600 xe vận tải...
- Đánh thí quân dữ tợn để mau đạt chiến thắng không kể gì sinh mạng của các thanh niên. VM áp dụng triệt để các nguyên tắc quân sự của Lénine: Con đường đã vạch ra phải đi tới cùng; chủ động tấn công tiêu diệt địch; phòng ngự là con đường chết của vũ trang khởi nghĩa; địch một thì ta năm, địch hai thì ta phải mười đánh bằng được mới thôi. Các nước CS áp dụng triệt để chiến lược thí quân kể trên. Cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Nga chống Đức Quốc xã, Great Patriotic War đã khiến cho khoảng 10 triệu lính Nga tử thương theo tài liệu Liên sô trong khi có 5 triệu lính Đức tử trận trên tất cả chiến trường miền Đông miền Tây, riêng tại Nga Đức mất hơn 3 triệu, bằng 1/3 tổn thất của Nga. Tại Cao Ly Trung Cộng mất một triệu quân gấp mười mấy lần tổn thất của Mỹ. Tại trận Điện Biên, số tử thương của VM khoảng gấp năm lần Pháp vì họ đánh thí mạng cùi.
Trận Điện Biên đã làm rung động cả thế giới năm 1954, người ta không thể ngờ một nước lạc hậu có thể đánh thắng một nước văn minh. Trong cuốn sách nhỏ 100 trang The Great Military Battles do một trường Đại học Mỹ xuất bản năm 1974, gồm 10 bài viết của các sử gia về các trận đánh lớn nhất thế giới. Điện Biên Phủ cũng được ghi trong đó và xếp hạng thứ 10, họ xếp theo thứ tự thời gian, trước đó là trận Bá Linh và
ĐBP đã thay đổi một khúc quành lịch sử vì đã khiến cho thực dân Pháp phải ra đi đồng thời cũng lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến tranh dài vô tận (endless war). Mặc dù quân số hai bên tại ĐBP chưa tới 7 sư đoàn, so với trận Stalingrad Nga một triệu quân, Đức 300 ngàn người tương đương với khoảng 130 Sư đoàn nhưng nó cũng được xếp ngang hàng với Stalingrad và được coi là một trong những trận đánh lớn nhất thế giới. Trên thực tế ĐBP được Tây phương thổi phồng quá đáng vì nó chỉ là một trận quá nhỏ so với các trận hồi Thế chiến Thứ hai, quân số hai bên có khi lên tới hơn 200 Sư đoàn tại như mặt trận Tiệp Khắc, Đức gần 100 sư đoàn, Nga gấp hai..
Từ 1954 đến nay, CSVN vẫn long trọng làm lễ kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên, họ nói rằng CSVN đã giành được độc lập cho đất nước, cởi bỏ được cái ách nô lệ quàng lên cổ đồng bào từ 80 năm qua. Những tiếng Chiến Thắng Điện Biên nghe rất kêu vang như một niềm hãnh diện, nhưng mặt trái của nó thì thật là ghê tởm, ĐBP là một nấm mồ vĩ đại chôn vùi hơn một vạn thanh niên yêu nước, họ đã hy sinh cho một cuộc chiến tranh vô ích. ĐBP cũng là một lò sát sinh ghê tởm nơi mà hai bên bắn giết, tàn sát lẫn nhau y như thú vật, nơi mà con người đã biến thành súc vật, nó cũng là một bãi tha ma lạnh lẽo, rộng mênh mông bát ngát của hằng vạn thanh niên Việt Nam yêu nước cùng với mấy nghìn quân viễn chinh Pháp.
Các nước Đông Nam Á cũng như nhiều nước khác trên thế giới không phải chiến đấu gian khổ như Việt
Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất từ 1947-1954 là trận đụng độ giữa Thế Giới Tự do và Cộng Sản Quốc tế do Mỹ và Trung Cộng đứng sau lưng, các siêu cường đã đầu tư vào VM toàn những thứ giết người, súng đạn. Mặc dù Việt Minh núp dưới chiêu bài giải phóng dân tộc, giành độc lập nhưng người ta cũng biết quá rõ bộ mặt thật của họ, Việt Minh chỉ là một lực lượng đánh thuê không công cho Đệ Tam Quốc Tế để quàng ách nô lệ lên đầu lên cổ đồng bào ta.
Họ khoe đã đánh đuổi Tây giành độc lập nhưng khi về tiếp thu Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng... thì đã có hằng triệu người rời bỏ quê cha đất tổ di cư vào Nam theo Quốc gia, theo người Pháp bởi vì người dân vẫn muốn sống với thực dân hơn là với CS vì đó là một chế độ quá tồi. Như thế Độc lập để làm gì? Chiến thắng để làm gì?
Hơn hai tháng sau ngày chiến thắng Điện Biên, Pháp và VM ký Hiệp định Genève chia đôi đất nước ngày 20-7-1954. Năm 1954 tiền viện trợ của Mỹ cho cuộc chiến tranh chiếm 74% tổng số quân phí. Viện trợ Mỹ cả kinh tế và quân sự đã lên tới 2,7 tỷ trong đó viện trợ quân sự là 1 tỷ 700 triệu đô la, họ đã cung cấp cho chiến trường trên 500 máy bay, 347 tầu thuyền các loại, 1,400 xe tăng thiết giáp, 16 ngàn xe cam nhông, 175 ngàn khẩu súng cá nhân.
Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất đã hoàn toàn kết thúc, có khoảng trên 100 ngàn người Pháp tử trận, 75 ngàn bị thương, 30 ngàn bị bắt làm tù binh nhưng khi trao trả chỉ có 1/3 sống sót. Khoảng 216 ngàn người Pháp bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh. VM không công bố số tử vong nhưng người ta ước lượng ít nhất cũng gấp bốn lần Pháp, có tài liệu nói tổn thất của họn lên tới nửa triệu. Số thường dân chết được ước lượng 250 ngàn người, toàn bộ cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất có vào khoảng 750 ngàn người Việt bị thiệt mạng.
Từ 1-7-1999 ĐBP đã trở thành trung tâm du lịch, cho tới 20-5-2006 đã có 1,466,622 du khách viếng thăm, họ nói nay nhà cửa mọc đầy cả ra không còn vết tích gì của chiến tranh .
Tại nơi đây hằng vạn thanh niên yêu nước đã yên giấc nghìn thu. Họ đã chết cho một cuộc chiến tranh vô ích.
Bây giờ tất cả đều đã nằm yên dưới nấm mồ.
(Kết)
Tài liệu tham khảo
Henri Navarre: L'agonie de L'Indochine.
Lê Kim: Điện Biên Phủ Nhìn Từ Hai Phía, Nhà xuất bản Thanh Niên 2004, Sài Gòn.
Cao Thế Dung: Việt Nam Ba mươi Năm máu Lửa, Alpha 1991.
Đoàn Thêm: Những Ngày Chưa Quên, quyển thượng 1939-1954.
Hoàng Văn Chí: Từ Thực Dân Đến Cộng sản, Chân Trời Mới 1965.
Vũ Ngự Chiêu: Phía Bên Kia Cuộc Cách Mạng 1945, Đế Quốc Việt
Jules Roy: The Battle Of Dien Bien Phu, Carrol & Graf publishers inc,
Howard R.Simpson: Dien Bien Phu, The Epic
Ellen J. Hammer: The Struggle For Indochina 1940-1955,
Philippe Devillers & Jean Lacouture: End Of A War, Indochina 1954, Federic A Praeger publisher,
The World Almanac Of The Vietnam War, John S. Bowman, General editor, A Bison book 1985.
The Great Military
Bruce Kennedy:
Stephen Kirchhoff:
Bill Wilder:
© 2009 Đàn Chim Việt Online
No comments:
Post a Comment