Sunday, April 26, 2009

Hải quân Trung Quốc: Xa hơn tham vọng bá chủ Biển Đông
The Economist

Đăng ngày 26/04/2009 lúc 03:15:15 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3711
Với sự phô diễn cả một kho vũ khí chưa từng thấy từ trước đến nay của lực lượng hải quân đang nảy phát một cách tốc độ, Trung Quốc đang muốn khoa trương tham vọng nhằm chứng tỏ đẳng cấp của một siêu cường trên trường quốc tế. Để đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày thành lập binh chủng hải quân, các lãnh đạo Trung Quốc hôm 23 tháng 4 đã duyệt lại chương trình của cuộc diễu binh hải quân với những trang bị từ tàu ngầm nguyên tử đến những chuyên cơ thủy lục chiến và khu trục hạm. Trung Quốc chỉ còn thiếu tàu sân bay. Các quan chức đã ngầm ra chỉ dấu là hải quân của họ sẽ được trang bị tàu sân bay trong một thời gian không xa.

Chỉ 10 năm trước đây thôi, ngày kỷ niệm 50 năm của Binh chủng hải quân Trung Quốc trôi qua một cách tẻ nhạt. Nhưng thập kỷ qua đã chứng kiến sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc qua các chương trình hiện đại hoá và bành trướng quân lực, điển hình là sau những đụng độ căng thẳng với Đài Loan trong những năm 1995 và 1996. Trung Quốc đã bỏ hàng tỉ đô la để mua thiết bị hải quân của Nga, triển khai nỗ lực đóng tàu chiến, tàu ngầm và tên lửa. Việc tập trung phát triển quân đội này của Trung Quốc đã gây quan ngại sâu sắc trước hết cho các nước trong vùng.

Trung Quốc lượng định phản ứng có thể có của thế giới đối với cuộc diễu binh hải quân rầm rộ ở thành phố cảng Thanh Đảo (Qingdao) này, nên đã mời các lực lượng hải quân nước ngoài tham gia, gồm Hạm đội 7 của Mỹ, một hạm đội được trang bị khu trục hủy diệt tên lửa tầm xa là tàu USS Fitzgerald. Khẩu hiệu cho cuộc diễu binh hải quân này là "đại dương thái bình". Dĩ nhiên các nước trong vùng mong đó là khẩu hiệu thực. Trung Quốc có những tranh chấp trên biển với nhiều nước, nhưng căng thẳng nhất là với Nhật Bản, Việt Nam và Phi Luật Tân. Hai trong năm chiến thuyền đang được trưng bày trong bảo tàng hải quân ở phố cảng Thanh Đảo là những chiến thuyền đã đánh đắm tàu Việt Nam trong cuộc tấn công của Trung Quốc ở Trường Sa năm 1988.

Sự hiện diện của hai tàu sân bay của Mỹ gần đảo Đài Loan trong cuộc đụng độ năm 1996 đã làm các lãnh đạo Bắc Kinh khó chịu. Tập trung phát triển quân đội, bao gồm việc bành trướng lực lượng hải quân, dường như chủ yếu nhằm tạo đối lực với hải quân Mỹ trong trường hợp có xảy ra đụng độ với Đài Loan trong tương lai. Vài năm trở lại đây thì căng thẳng giữa eo biển có vẻ giảm bớt, đặc biệt sau đắc cử tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) là một người thân Trung Quốc đại lục. Nhưng sự đòi hỏi ngày càng lớn của Trung Quốc đối với các nguồn dầu và nguyên liệu bên ngoài cũng khiến Trung Quốc nghĩ đến việc bảo vệ sự thông thương trên biển của họ.

Những đường giao thông hàng hải này đi qua các vùng biển tranh chấp, tức ngang qua cả vùng "lưỡi bò" mà Trung Quốc ngạo mạn tuyên bố chủ quyền nhưng lại thiếu khả năng hải quân. Mặc dù Trung Quốc khá im lìm về chiến lược hải lực, nhưng
Báo cáo thường niên của Ngũ Giác Đài về tiềm năng quân sự của Trung Quốc vào tháng Ba vừa qua đã chỉ rõ rằng nó có thể có nguy cơ xâm hại đến những quyền lợi của Hoa Kỳ tới tận đảo Guam (xem bản đồ). Guam là một căn cứ quân sự lớn của Mỹ.

Những vũ khí được phô diễn ở Thanh Đảo hàm ý về một dự phóng để trở thành một siêu cường quân sự của Trung Quốc. Một chiếc tàu hủy diệt mang nhãn hiệu Trung Quốc chở Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đi kiểm tra các chiến thuyền, trong đó có hai tàu ngầm nguyên tử hạng nặng. Thông tấn Trung Quốc cho biết đó là một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo mang tên Đẳng cấp Hạ và một tàu ngầm xung kích mang tên Đẳng cấp Hán. Đây chưa phải là những tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc, họ không bao giờ vén toạc bức màn bí mật hải quân của họ.

Trung Quốc cũng âm thầm về tiềm lực tàu ngầm của họ. Các sĩ quan nước ngoài tham gia cuộc diễu binh chỉ được tham quan chiếc tàu ngầm động cơ điêzen mang tên Đẳng cấp Tống. Tàu Tống đã được đưa vào sử dụng từ những năm 1990, nhưng đây là lần đầu tiên các sĩ quan nước ngoài được vào bên trong tham quan dù đã gởi yêu cầu nhiều lần trước đó. Trung Quốc vẫn còn dấu kín về chiếc tàu ngầm mang tên Đẳng cấp Jin, được trang bị với những tên lửa tầm xa. Ngũ Giác Đài có báo cáo cho rằng chiếc tàu ngầm đầu tiên của Đẳng cấp Tần đã được xuất xưởng.

Sự phô diễn ở Thanh Đảo còn cho thấy một điểm đáng chú ý khác của hạm đội Trung Quốc, đó là chiếc tàu thủy lục chiến mang tên Đẳng cấp Vũ Triệu có khả năng vận tải binh sĩ và trực thăng trong những hải phận xa. Một nhà ngoại giao phương Tây nói rằng đó là những chỉ dấu cho sự ăn thua đủ của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự tương phản giữa những phô diễn hải quân rầm rộ và khẩu hiệu "đại dương thái bình" của Trung Quốc theo nhà ngoại giao này là "một căn bệnh tâm thần phân liệt". Hình ảnh của một siêu cường có trách nhiệm cũng được Trung Quốc tô vẽ, bằng cách trình diễn một tàu bệnh viện cỡ lớn, dùng cho những phi vụ nhân đạo. Có ba chiếc tàu vừa trở về từ cuộc tuần tiễu hải tặc ở Vịnh Aden. Đây là một sứ mệnh liên tục mà Trung Quốc lần đầu tiên gởi tàu hải quân ra ngoài biển Thái Bình Dương.

Các lãnh đạo của Trung Quốc đã chọn lựa không đề cập đến các tàu sân bay vì không muốn phá đi cái bầu không khí chếnh choáng ở Thanh Đảo. Nhưng các quan chức đã gởi ra vài tín hiệu rằng Trung Quốc sắp tuyên bố xuất xưởng chiếc đầu tiên. Đô đốc Gary Roughead, một cấp bậc cao nhất trong lực lượng hải quân Mỹ nói với các phóng viên ở Thanh Đảo rằng sự quan ngại sẽ gia tăng trong các lực lượng hải quân trong vùng nếu Trung Quốc không minh bạch được mục tiêu của việc cho ra đời tàu sân bay. Nhưng vì rõ ràng tàu sân bay Trung Quốc là phương tiện xa xỉ cho việc phòng vệ hải giới, các nước trong vùng có lý do rất chính đáng để quan ngại.

Nguồn:
The Economist, ngày 23-4-2009
Nguyễn Văn Hiệp dịch
© Thông Luận 2009


No comments:

Post a Comment