Saturday, March 28, 2009

SAO NÓ CÓ QUYỀN BÁN NƯỚC ?

Sao NÓ có quyền BÁN NƯỚC ???

Thấu Tâm Can

Sao Nó có quyền Bán Nước ?
Nói có sách, mách có chứng
Cái Công hàm lúc Phạm Văn Đồng làm Thủ Tướng
Giấy trắng mực đen chỉ rõ rành rành
Khi Tàu Cộng đang loay hoay khởi sự tương tranh
Thì Đồng “vều” đã lẹ làng
Ký và dâng Nhị Sa cho mẫu quốc

Sao Nó có quyền Bán Nước ?
Những năm cuối thế kỷ hai mươi
Mệnh danh hiệp định hiệp ước
Nó dâng cho Tàu di dời cộc mốc
Thế là mất đứng Thác Bản Giốc
Mất luôn cửa Ải Nam Quan
Chốn biên thùy sông núi Việt Nam
Trải dài năm ngàn năm ông cha gìn giữ

Sao Nó có quyền Bán Nước ?
Sáu tỉnh địa đầu phía Bắc
Non liền non, núi liền núi, bờ liền bờ
Bao thế hệ tiền nhân bảo vệ điểm tô
Máu chảy thành sông, son sắt dưới cờ
Xương chồng thành núi, dựng xây tổ quốc
Chết thì chết, chứ không hề bỏ một tấc đất
Nay, tự dưng, dâng hiến hàng chục cây số ngàn
Hỡi hồn thiêng sông núi Việt Nam
Hãy ứng hiện về đây chứng giám

Sao Nó có quyền Bán Nước ?
Lãnh hải Bắc Bộ, sóng gầm triều thét
Bạch Đằng Giang lẫm liệt ngàn xưa
Khí cha ông anh dũng dư thừa
Quân xâm lược Tàu Ô ngã gục
Nay, Việt Cộng âm thầm lén lút
Dâng cho Tàu định chế quan san
Còn Hoàng Sa, Trường Sa, đã sẵn Công Hàm
Hỡi Hồ “tặc”, Đồng “vều”, Duẫn “hô”, Chinh “phệ”
Nào Giáp, nào Thắng, nào Mười, chưa kể
Rồi Mạnh, rồi Triết, rồi Dũng, rồi Trọng
Tàu Cộng lập Tam Sa, Việt Cộng ngậm bồ hòn
Thanh niên, Sinh viên, Học sinh còn một chút lòng son
Nó dập tắt ngay từ trong trứng nước

Sao Nó có quyền Bán Nước ?
Mượn cái cớ khai thác Bôxít
Giặc Tàu len lỏi tận Cao Nguyên
Hỡi Việt Nam , sông núi hồn thiêng
Hỡi Lạc Hồng, con cháu Tổ Tiên
Hãy đứng dậy cuốn phăng bè lũ bán nước
Đất nước này là của hơn 80 triệu người trong nước
Là của hơn 5 triệu người đang ở ngoài nước
Là của Rồng Tiên, năm ngàn năm văn hiến có thừa
Là của lịch sử huy hoàng quyết đủ ăn thua
Chứ đâu phải của riêng Trung Ương Đảng, Chính Trị Bộ
Toàn dân, phải đem nó ra tố khổ
Toàn nước, phải đem nó ra bêu đầu
Vạch mặt từng tên, không nói lôi thôi

Nó là quân gì, sao nó có quyền Bán Nước ???

Tháng 3 – 2009
Thấu Tâm Can

No comments:

Post a Comment