Friday, March 6, 2009

HAI BỘ MẶT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VN HIỆN NAY

Hai bộ mặt của Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam hiện nay
Nguyễn Vọng
Đưa lên net: 6/03/2009
http://www.danlentieng.net/spip.php?article4203

Nông dân trên đường phố
(Hình :
http://www.danlentieng.net/IMG/jpg/image002_a_copy.jpg)
Trên đây là một biển cấm trên con đường Bạch đằng, một trong số những đường phố được xem là bộ mặt phồn vinh phát triển của thành phố Đà-nẵng. Nội dung của biển cấm nầy là: “Ngiêm cấm mọi hoạt động đánh giày, bán sách dạo, bán báo dạo, bán hàng rong, tụ họp mua bán” . Đây là một trong những con phố tập trung nhiều nhà hàng khách sạn sang trọng và là tuyến đường chính dẫn đến những khu nghĩ dưỡng sang trọng bên kia sông. Du khách nước ngoài đến bằng đường biển hay đường hàng không đều đi qua con đường này cho nên người ta phải che dấu những biểu hiện của đói nghèo, nhếch nhác. Nhớ ngày nào khi nón cối dép râu mới bước chân vào thành phố, đi đâu cũng nghe mấy đồng chí oang-oang: “Cái thành phố nầy đúng là phồn vinh giả tạo”. Người dân thành phố lúc ấy đang còn sợ quá nên nghe vậy mà nào dám cải lại, bỡi họ thấy có cái gì là “giả” đâu: nhà cao cửa rộng, đường sá phẳng phiu, hang hoá tràn đầy, cái nào cũng thật, sờ tận tay thậm chí các đồng chí thi nhau chỡ ra Bắc trên những đoàn con-voi mấy năm chưa dứt.
Bây giờ, sau hơn 30 năm, nhờ bán đất cho tư bản nước ngoài các đồng chí xây được vài cây cầu, làm được vài con phố đã tự cho là mình có tài kinh bang tế thế. Thậm chí có mấy tên bồi bút nâng bi đã không ngượng mồm gọi vùng đất bên kia sông Hàn nơi tập trung những khu biệt thự sang trọng của đám quan chức địa phương và trung ương, các khu khách sạn, Resort của nước ngoài đầu tư là Khu phố Đông của Đà nẵng, ngầm so sánh với khu Phố đông của Thượng Hải bên Tàu. Bỡi vậy, những hạng người đầu tiên có thể làm xấu đi bộ mặt sang trọng của thành phố là những em bán báo, đánh giày, những chị đẩy xe hang rong bị cấm tuyệt lai vãng. Khi nghe cái lệnh cấm này ban ra người dân thành phố chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm cho cái kiểu làm “tốt khoe, xấu che”, lần nầy mới đích thị là phồn vinh giả tạo!
Giờ chúng ta cùng dõi theo cuộc sống của những con ngưòi là đối tượng của cái lệnh cấm nầy.

Bán hàng rong, chị là ai ?
(Hình :
http://www.danlentieng.net/IMG/jpg/image004_a_-2.jpg)
Ngày xưa, nhưng cũng chưa xưa lắm, người nông dân khi công việc đồng án đã xong, khoảng thời gian này được gọi là lúc nông-nhàn, và đúng như tên gọi người nông dân có thể nghỉ ngơi chút đỉnh sau những ngày cày bừa nhọc nhằn, bỡi vậy cho nên những lễ hội ở nông thôn thường diễn ra vào dịp này. Bây giờ mọi chuyện chẳng còn như xưa, ruộng đất mỗi ngày mỗi teo tóp, đã vậy ruộng đất còn được trưng thu để xây dụng các khu công nghiêp, các khu đô thị, các khu ăn chơi hưởng thụ của những kẻ lắm tiền cả trong lẫn ngoài nước, vì vậy mà ruộng đất của nông dân ở những vùng quê chung quanh các thành phố chẳng còn được bao nhiêu. Có người mất trắng chẳng còn gì. Chẳng nói đâu xa, nhớ hồi có kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quấc và khu đô thị Vạn Tường, biết bao làng xóm đã bị di dời để lấy đất xây nhà máy và xây thành phố mới.
Người ta đã hứa như đinh đóng cột với người dân là cứ yên tâm mà dọn đến chỗ ở mới đi, nhất định chỗ ở mới sẽ tốt hơn làng cũ, cả ông thủ tướng thời đó là Võ văn Kiệt lẫn các quan chức của tỉnh Quảng Ngãi đều cao giọng cam kết như thế, nhưng sự thật là cho đến nay, sau hơn 10 năm, đến ngày nhà máy cho ra mẻ dầu đầu tiên thì đám cư dân của những ngôi làng mới đó vẫn còn lưu lạc kiếm ăn tận miền Nam xa xôi, trong làng đến nay cũng chỉ còn lại toàn trẻ con và người già trong những ngôi làng vuông vức như bàn cờ nhưng chẳng có ruộng để cày. Ruộng ở đâu ra? Địa phương mới chịu chia cho miếng đất thổ cư để làm nhà cho dân mới đến chứ ruộng có đâu mà chia? Số phận người nông dân quanh cái thành phố phồn vinh Đà nẵng cũng thế thôi. Bị thu hồi hết ruộng đất chẳng nói làm chi vì đường nào rồi cũng ra thành phố làm mướn hay bán buôn linh tinh chỉ cốt kiếm sống cho qua ngày chứ còn biết gì đến chuyện tương lai bỡi những chương trình chuyển đổi ngành nghề chỉ là chuyện trên giấy, nói chơi cho vui chứ trên thực tế là con số không to tướng. Người nông dân từ 40 đến 60 tuổi, thậm chí đến 70 tuổi vẫn có thể lao động để kiếm sống ở nông thôn, bây giờ không còn làm nông thì họ biết làm gì để sống ngoại trừ làm những công việc lao động giản đơn. Người nông dân còn ruộng để cày số phận cũng chẳng sáng sủa hơn chút nào: một nhà vài ba sào ruộng, mỗi vụ lúa kéo dài trên 3 tháng nhưng công việc cày bừa chăm sóc cả nhà xúm lại làm nhoáng một cái thì lâu nhất cũng khoảng 1 tháng là xong, 2 tháng còn lại đành phải gọi là nông nhàn chứ biết gọi là gì bây giờ? nhưng “nhàn” mà được sao? Vài ba sào ruộng thì chỉ đủ gạo ăn cho cả nhà chứ có dư ra được đâu.
Miền Trung đất hẹp người đông, có phải là miền Nam đâu mà mỗi nhà có thể làm vài ba mẫu đất để có gạo thừa đem xuất khẩu kiếm ngoại tệ về cho nhà nước, vậy mà nông dân vẫn không khá lên được, vẫn nhà dột cột xiêu, bao nhiêu rồi cũng vào tay mấy công ty phân bón, mấy công ty xuất khẩu gạo. Vâng, vậy là vợ chồng con cái lao vào thành phố để kiếm sống. Hàng rong thì thành phố nào cũng có, là phương tiện kiếm sống của một bộ phận dân nghèo thành phố. Người nông dân vào thành phố kiếm sống không thuộc loại hàng rong này, người phụ nữ nông thôn hầu như không có khả năng bán rong nhưng thứ đòi hỏi kỉ năng nấu nướng nên đành chọn phương thức bán buôn đơn giản là mặt hàng nông sản, rau quả, trái cây theo mùa vụ, phương tiện hành nghề chỉ là chiếc xe đạp cà tàng giá chỉ vài ba chục ngàn đồng mà người dân thành phố thải ra, chở theo chiếc giỏ thép hay đơn giản hơn là 2 chiếc rỗ tre gắn trước sau kèm chiếc cân nhựa nhỏ, vốn liếng cao nhất chỉ 200 ngàn đồng trở lại. Mỗi sáng tinh mơ các chị tập trung về 2 khu chợ đầu mối ở 2 đầu thành phố để cất hàng, mùa nào thức ấy chẳng có gì phải chọn lựa, cho dù là trái cây hay rau củ cũng chỉ dám mua trong phạm vi chừng ấy vốn, trọng lượng cũng không dám vượt qua sức chịu đựng của chiếc xe đạp và đôi chân gầy của mình.
Trên đường phố chúng ta dễ dàng nhận ra các chị trong dáng lầm lũi đạp xe, trong dáng nhìn ngơ ngác kiếm tìm một tiếng gọi hàng bên đường. Chúng ta con dễ dàng nhận ra các chị qua cung cách bán hàng thật thà, chẳng dám noi thách bỡi trên đường biết bao ngưòi như chị, chẳng bao giờ dám nghĩ đến chuyện trúng mánh lãi nhiều để gạt những khách hang dễ tính. Nhiều lần mua hàng của các chị trên đường tôi thử hỏi xem chị kiếm được bao nhiêu khi bán hết hàng trong giỏ, thì chị nào cũng bảo “Dạ! suông sẽ thì kiếm được 20 ngàn là mừng rồi”. Tôi tin các chị nói thật bỡi vì nhiều lần mua hang trả giá có chị không dám kèo nài nhiều chỉ nhỏ nhẹ “thôi chị cho em xin thêm (…) chớ chừng ni chưa đủ vốn”, tôi tin chị nói thật. Cung cách bán buôn của những nông dân trên đường nhựa là vậy, mong kiếm lời được chừng nào thì cứ thế mà bán. Buổi trưa trời nắng chan chan cũng không dám nghỉ, chỉ mong sao bán cho hết mà về, hàng rau quả để qua ngày có nước đem đổ. Con cái cũng theo cha mẹ vào phố, mùa hè đi bán vé số dạo kiếm tiền để vào năm học mới có tiền phụ giúp cha mẹ sắm sửa áo quần sách vỡ, mỗi tờ vé số kiếm được 500 đồng, buổi trưa kiếm bóng mát vật vờ cơm bụi, may ra buổi tối khi trở về nhà còn dư ra được mươi lăm ngàn đưa cho mẹ.
Vậy nhưng cũng còn nhiều người mê ngũ, hùa theo bọn bất lương ra rã ca tụng cái thành tựu kinh tế thần kì, ngưỡng mộ ngắm nhìn những toà cao ốc đồ sộ mà chẳng hề nghĩ đến chuyện những ai đang làm chủ, đang ngự trị trong những ngôi nhà đó.

2) Những ngôi nhà “hoành tráng” ở Đà Nẵng

(Hình :
http://www.danlentieng.net/IMG/jpg/image008_a_-2.jpg)
Ngôi biệt thự màu trắng là của nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình, tọa lạc trên con đường chạy dọc bờ biển Mỹ Khê, ĐN, ngôi biệt thự này là “quà tặng” của thành phố Đà Nẵng, hay nói chính xác hơn là quà tặng của Bí thư thành uỷ Nguyễn bá Thanh biếu không cho bà Bình theo kiểu “chìa khoá trao tay” nghĩa là bà Bình chẳng cần bỏ tiền của, chăm sóc xây dựng gì cả. Dĩ nhiên, hiện nay bà Bình không ở trong ngôi biệt thự này, nhưng bà cho ngoại kiều thuê với giá 2.000 USD/tháng, bởi vì bà cũng như tất cả những quan chức ở Hà nội có không biết bao nhiêu là nhà theo kiểu nầy, trên khắp các thành phố của cả nước, chỗ nào có quy hoạch, giải tỏa đất đai của dân, là các ngài ở trung ương lại được biếu xén những miếng đất ngon lành nhất, rồi sau đó, tuỳ theo chức vụ hay thế lực của từng quan chức để các quan địa phương tính toán để cấp luôn cả tiền xây dựng. Bởi vậy, cho nên người ta chẳng lạ gì khi có biết bao nhiêu đơn tố cáo, khiếu nại gửi ra Trung ương (kể cả đơn tố cáo của những cán bộ, đảng viên tai địa phương như ông Đỗ xuân Hiền chẳng hạn) nhưng ông Thanh vẫn bình chân như vại, thậm chí ông Thiếu tướng CA Trần văn Thanh là người trước kia lúc con làm Giám đốc CA/ĐN đã điều tra vụ ông Nguyễn bá Thanh tham nhũng, cũng đang đứng trước nguy cơ mất chức!

(Hình :
http://www.danlentieng.net/IMG/jpg/image010_a_.jpg)
Hai ngôi biệt thự nằm kề nhau này là của 2 cán bộ thành phố ĐN –Bà Lan và ông Hồ Việt (con của Hồ Nghinh nguyên bí thư thành uỷ Quảng Nam ĐN sau 1975). Hai ngôi biệt thự này nằm cách Biệt thự Bà Bình 1 con đường- ta có thể thây biệt thự bà Bình nằm xa bên phải. Có một thời, mấy tên nhà báo nịnh bợ đã gọi Nguyễn bá Thanh là Nguyễn bá THÁNH, nhằm tâng bốc ông ta là tài giỏi, đã biến thành phố Đà Nẵng từ một thành phố nhỏ bé thành rộng lớn “hoành tráng” như hiện nay. Nhưng chúng ta thử xem bên kia sông Hàn có cái gì để ông Thanh phải tự hào. Chẳng có cái gì cả! một khu công nhiệp nhỏ bằng cái lỗ mũi, nhưng cũng chẳng có doanh nghiệp, nhà máy nào (số nhà máy trong đó đếm chưa đầy mấy ngón tay, đến nỗi gần đây phải cắt bớt đất để làm khu dân cư). Ngoài ra chỉ toàn là khu resort, khách sạn của nước ngoài, và biệt thự chẳng biết của ai, kéo dài đến tận núi Sơn Chà. Vậy mà chính quyền thành phố ĐN đi vay tiền để xây dựng 5 cây cầu bắc qua sông. Người ta kháo nhau là “mấy ổng” dùng tiền đi vay xây cầu chẳng qua để làm tăng giá trị những khu đất của mấy ổng bên đó mà thôi.
Phải chăng những ngôi nhà “hoành tráng” ở Đà Nẵng, là xương máu cướp đoạt của nhân dân?

Nguyễn Vọng

Một cư dân thành phố Đà Nẵng

No comments:

Post a Comment