Wednesday, March 25, 2009

CỘNG SẢN VIỆT NAM THẮT CHẶT QUAN HỆ VỚI CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

Lãnh đạo đảng, quân đội và nhà nước CSVN cùng lúc tiếp khách Bắc Kinh

DCVOnline – Tin ngắn (TTXVN, Xinhua)

24-03-2009

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6146

HÀ NỘI - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh và Tham Mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam tướng Nguyễn Khắc Nghiên đã tiếp tướng Chen Bingde, một ủy viên của Ủy ban Quân đội Trung ương của Trung Quốc ở Hà Nội hôm qua thứ Hai ngày 23 tháng Ba.

Tướng Chen cũng đồng thời là Tham Mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Trong cuộc họp với tướng Chen, tướng Phùng Quang Thanh nói rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc “vừa là đồng chí vừa là anh em.” Trong những năm vừa qua, sự hợp tác hữu nghị giữa hai đảng, hai nhà nước, nhân dân hai nước và hai quân đội đã phát triển đều đặn.

Ông Thanh nói Việt Nam xem sự phát triển mối quan hệ giữa hai quân đội là rất quan trọng và bày tỏ niềm hy vọng cũng cố sự hợp tác và trao đổi để gia tăng tình hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Về những vấn đề đang xảy ra cho mối quan hệ song phương, ông Thanh nói những vấn đề này nên được giải quyết đứng đắn qua phương cách ngoại giao và chính trị, và không nên để những vấn đề này ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt Trung và tình hữu nghị giữa hai nước. Nhưng không thấy “những vấn đề” ông Thanh ngụ ý là những vấn đề gì.

Về phía ông Trung Quốc, ông Tham Mưu trưởng Quân đội Trung Quốc nói Trung Quốc muốn hợp tác với Việt Nam để xây dựng một biên giới thịnh vượng và hòa thuận, thanh bình và vẫn duy trì láng giềng tố, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt.

Cũng cùng lúc tướng Chen họp với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, thì ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc ông Dai Bingguo (Đới Bỉnh Quốc) cũng có mặt ở Hà Nội để tham dự buổi họp lần thứ ba của Ủy ban Hướng dẫn Hợp tác Song phương hôm thứ Năm. Sau buổi họp, ông Dai và Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm chứng kiến lễ ký giao ước thiết lập đường dây điện thoại nóng giữa lãnh đạo cao cấp hai nước.

Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh ca ngợi lễ ký kết nghị định này cũng như sự hoàn thành sự phân chia biên giới đường bộ và đóng mốc làm dấu hôm tháng Mười Hai vừa rồi giữa hai nước.

Phía Trung Quốc, ông Dai nhấn mạnh rằng cuộc viếng thăm của ông là nhắm vào mục đích gia tăng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Được biết, hãng dầu BP tuyên bố rút ra khỏi hai lô 5.2 và 5.3 trong khi ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc ông Dai Bingguo (Đới Bỉnh Quốc) đang có mặt ở Hà Nội.

© DCVOnline

Nguồn:
(1) Vietnamese military leaders meet with Chinese PLA general staff chief. xinhuanet.com, 23 March 2009
(2)
Party leader hails growth in Vietnam-China relations. VNA, 23 March 2009

---------------------------------------------------------------------

Việt - Trung tăng cường hợp tác về mặt quân sự

Đàn Chim Việt

Đăng ngày 25-3-2009

http://danchimviet.com/articles/978/1/Vit---Trung-tng-cng-hp-tac-v-mt-quan-s/Page1.html

HÀ NỘI, Việt Nam: Chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đoàn cán bộ cấp cao Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc do Thượng tướng Trần Bỉnh Đức, Tổng Tham mưu trưởng dẫn đầu đang ở thăm chính thức Việt Nam.

Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc và Tổng tham mưu trưởng quân dội Việt Nam đã có cuộc hội đàm chính thức.

Ông Dũng khen ngợi thành tựu của nhân dân Trung Quốc cũng như kim ngạch thương mại 20 tỉ USD giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2008.

Theo trang web Chính Phủ, thủ tướng Việt Nam đã "hoan nghênh sự hợp tác giữa quân đội hai nước" đồng thời ông khen ngợi những đợt tuần tra chung của 2 nước trên biển và "cảm ơn Trung Quốc giúp Việt Nam đào tạo cán bộ quân đội". Ông Dũng cũng bày tỏ mong muốn hai bên sẽ giải quyết "những vấn đề còn chưa nhất trí" trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trên tinh thần "vừa là đồng chí, vừa là anh em".

Được biết, sau chuyến viếng thăm này, quân đội giữa 2 nước sẽ tăng cường hợp tác, giao lưu, phối hợp trong các quan hệ, đặc biệt là quan hệ quốc tế.

Những ngày qua, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp mở đầu bằng sự đụng độ giữ tầu thăm dò đại dương Impeccable của Mỹ (Trung Quốc cho là tầu do thám) với 5 tầu đánh cá Trung Quốc trên biển Đông. Nhà Trắng sau tuyên bố chính thức phản đối Trung Quốc, đã đưa một tầu chiến tới vùng biển này để trợ giúp cho tầu thăm dò Impeccable. Ngay lập ức Trung Quốc cũng đưa tới đây một tầu "tuần tra ngư nghiệp" vốn "cải tiến" từ một tầu quân sự.

Trong một tuyên bố mới nhất, Trung Quốc sẽ đưa thêm 6 tầu tuần tra tới biển Đông trong những năm tới đây.

Chính phủ Việt Nam phản ứng trước những sự việc kể trên khá dè dặt. Tuy vậy, báo chí trong những ngày qua đã có những bài viết được ghi nhận là tương đối thẳng thắn liên quan tới biển Đông cũng như mối quan hệ Việt - Trung.

© 2009
www.danchimviet.com

-----------------------------------------------------------------

Trung Quốc sẽ gửi thêm tàu tuần tra đến Trường Sa

DCVOnline – Tin ngắn (Reuters)

23-03-2009

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=6143

BẮC KINH - Theo một bản tin trên tờ China Daily hôm 19 tháng Ba, Trung Quốc có thể sẽ gửi thêm tàu tuần tra đến quần đảo Trường Sa để tăng cường sự kiểm soát tại vùng biển đang có nhiều tranh chấp này.

Một quan chức Trung Quốc đứng đầu cơ quan ngư nghiệp và đánh bắt hải sản vùng biển Đông Việt Nam nói với tờ China Daily rằng Trung Quốc sẽ cải tiến các tàu hải quân cũ không còn sử dụng thành các tàu ngư nghiệp để tuần tra vùng biển Đông Việt Nam, và có thể đóng thêm các tàu tuần tra khác, nếu cần thiết. Quan chức này nói rằng Trung Quốc cần phải gửi thêm tàu tuần tra đến vùng Trường Sa để đối phó với nạn đánh bắt cá lậu và các tuyên bố chủ quyền trên các đảo và vùng biển của Trung Quốc từ các quốc gia khác.

Hồi đầu tuần trước, Trung Quốc đã điều tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất của quốc gia này là tàu Yuzheng 311 đến vùng biển Trường Sa.

Quần đảo Trường Sa được các quốc gia như Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc, Phi Luật Tân, Mã Lai và Brunei tuyên bố có chủ quyền một phần hay toàn phần. Tuần trước, quốc hội Phi Luật Tân đã thông qua một đạo luật tuyên bố chủ quyền trên một số đảo trong quần đảo Trường Sa. Thủ tướng Mã Lai, Badawi, cũng đã đến thăm hai đảo tại Trường Sa vào đầu tháng Ba để xác nhận chủ quyền của Mã Lai trên vài đảo thuộc quần đảo này. Bên cạnh đó, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm từ năm 1974, cũng được Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền.

Trước khi Trung Quốc điều tàu Yuzheng 311 đến vùng biển đang có nhiều gây cấn thì Hoa Kỳ cũng điều một khu trục hạm đến để hộ tống tàu khảo sát Impeccable, một tàu mà vào đầu tháng này bị năm tàu Trung Quốc sách nhiễu tại vùng biển mà Trung Quốc gọi là vùng vùng kinh tế độc quyền của Trung Quốc.

Hôm thứ Ba tuần trước, Đô đốc Dennis Blair, Giám đốc Chương trình Tình báo Quốc gia Hoa Kỳ (US National Intelligence Program), nói với quốc hội Mỹ rằng Trung Quốc ngày càng cương quyết trong việc xác nhận chủ quyền trên các hải phận quốc tế xung quanh các khu kinh tế và "vũ lực hơn và hung hăng hơn" so với vài năm về trước tại Đông Nam Á và biển Đông.

Biển Đông Việt Nam là con đường hàng hải ngắn nhất từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương, và là hành lang vận chuyển hàng hải tấp nập nhất trên thế giới. Hơn phân nữa các tàu chở dầu trên toàn cầu đi qua vùng biển Đông, một vùng được xem là có trữ lượng hải sản dồi dào và có nhiều mõ dầu và khí đốt chưa được khai thác.

© DCVOnline

Nguồn: (1) China to send more patrols to Spratly Islands. Reuters, 19 March 2009

No comments:

Post a Comment