Tuesday, February 24, 2009

TRUNG QUỐC MUỐN XÂY NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN VIỆT NAM

Điện hạt nhân không rẻ
Chủ Nhật, 22/2/2009, 17:19 (GMT+7)
http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/hoso/15599/
(TBKTSG) - Năng lượng hạt nhân đang trên đà quay lại một cách ngoạn mục. Nhiều nước đang nhắm tới nhà máy điện hạt nhân như một nguồn năng lượng giá rẻ và không phát sinh khí thải gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, năng lượng hạt nhân không hề rẻ.

Ba thập niên vừa qua, Mỹ không xây dựng thêm một nhà máy điện hạt nhân nào. Nhưng bây giờ nước này lại muốn có các lò phản ứng hạt nhân mới.
“Chỉ còn rất ít người trong Quốc hội tiếp tục phản đối năng lượng hạt nhân,” Alex Flint, một người chuyên vận động hành lang cho Viện Năng lượng Hạt nhân (NEI), cho biết: “Đó là một sự thay đổi hoàn toàn”.

Lý do là nhu cầu điện năng ở Mỹ đang tăng nhanh và mạnh. Các nhà phân tích năng lượng, các nhà chính trị và thậm chí một số nhà hoạt động môi trường đã xem năng lượng hạt nhân như nguồn năng lượng sạch có thể thay thế nhiên liệu hóa thạch.

Nhưng nhiều người cứ tưởng xây dựng nhà máy điện hạt nhân thì không tốn kém gì, thậm chí “rẻ tới mức không tưởng”. Thực tế không phải vậy. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới không chỉ hết sức tốn kém mà còn phải nói là “đắt một cách không tưởng”.

Công ty Năng lượng và Chiếu sáng Florida (FPL) ước tính chi phí ban đầu để xây một nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn là từ 12-18 tỉ đô la Mỹ - một con số gây sốc. Công ty Progress Energy, cũng của Mỹ, cho biết họ muốn xây một nhà máy giống như nhà máy của FPL, và khi tính toán lại thì thấy giá lên đến 17 tỉ đô la, cao gấp 3 lần so với ước tính cách đây một năm.

“Một cảnh báo thực sự,” Dale Klein, Chủ tịch Ủy ban Giám sát hạt nhân của Nhà Trắng, phát biểu. Richard Myers, Phó chủ tịch phụ trách phát triển chính sách của NEI, thì nói: “Tôi công nhận, các chi phí đó đang làm nản lòng mọi người”.

Cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ John McCain từng kêu gọi xây dựng 45 nhà máy điện hạt nhân mới cho tới năm 2030. Căn cứ vào lịch sử - chi phí xây dựng nhà máy điện hạt nhân thường vượt mức dự toán đến 250% - chi phí cho 45 nhà máy điện hạt nhân đó (nếu được thông qua) có thể vượt xa mức một ngàn tỉ đô la. Và 45 nhà máy thì cũng chỉ vừa đủ để thay thế cho các nhà máy điện hạt nhân hiện hữu dự kiến được dỡ bỏ trước năm 2030.

Chi phí cao giật mình đã làm nản lòng thị trường chứng khoán Wall Street. Một công ty của tỉ phú Warren Buffett đã hủy bỏ kế hoạch tham gia đầu tư vào việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở bang Idaho; ngân hàng và các đại lý đầu tư trái phiếu cũng đang lưỡng lự. Trên thực tế, cho đến nay, các dự án năng lượng hạt nhân chưa thu hút được đồng đầu tư nào, trong khi các dự án năng lượng tái sinh lại huy động được 71 tỉ đô la tiền vốn tư nhân trên toàn cầu trong năm 2007.

Hiện nay, các lò phản ứng hạt nhân được xây dựng ở một số nước đều do chính phủ đầu tư. “Tôi phải luôn miệng giải thích, Pháp và Trung Quốc không phải là nước tư bản!” Ed Markey, một trong số các nghị sĩ phản đối năng lượng hạt nhân thuộc đảng Dân chủ, phát biểu. “Không ai muốn bỏ tiền túi của mình vào cái chương trình gọi là phục hưng này - ngoại trừ chúng ta”.

Mặt khác, lực lượng lao động chuyên môn cao đáp ứng việc xây dựng và vận hành các lò phản ứng hạt nhân ngày càng ít đi ở Mỹ, nền tảng công nghiệp hạt nhân Mỹ cũng đang yếu kém. Giá thép, xi măng và các vật liệu khác tương đối ổn định, nhưng nay việc vay vốn lại rất tốn kém.

Ngay cả Công ty FPL cũng phải thừa nhận, việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới có “tính không chắc chắn và rủi ro vào bậc nhất”, vì cứ mỗi sáu tháng trì hoãn là phải cộng thêm 500 triệu đô la vào chi phí tài chính (vốn vay). Amory Lovins, một chuyên gia năng lượng, tính toán rằng điện hạt nhân sẽ đắt gấp hai lần so với cùng một lượng điện năng được tạo ra từ than hay khí đốt và gần gấp ba lần lượng điện từ gió. Đó là chưa kể các chi phí phát sinh khác. Như vậy giá điện hạt nhân có thể lên đến từ 15 xu Mỹ/kWh/giờ đến 20 xu Mỹ/kWh.

NGỌC TRUNG (Theo Time)



Trung Quốc đề nghị hợp tác xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam
Đức Tâm
Bài đăng ngày 24/02/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 24/02/2009 15:26 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/110/article_2640.asp

Trong lĩnh vực năng lượng, Trung Quốc đề nghị hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.

Hôm qua, tập đoàn điện hạt nhân Quảng Đông Trung Quốc cho biết đang tiến hành đàm phán với phía Việt Nam về dự án xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận, nhà máy điện đầu tiên của Việt Nam, bao gồm hai lò phản ứng, mỗi lò có công suất 1000 mW.

Tập đoàn điện hạt nhân Quảng Đông là một trong hai doanh nghiệp lớn nhất về năng lượng hạt nhân tại Trung Quốc. Đại diện của tập đoàn này cho biết là họ đang phải cạnh tranh với nhiều đối tác khác, kể cả các công ty của Nhật Bản để được quyền thực hiện dự án tại Việt Nam.


No comments:

Post a Comment