Saturday, February 28, 2009

TRẬN CHIẾN CHO TỰ DO TRÊN INTERNET

The Christian Science Monitor
Trận chiến cho tự do trên Internet đang gia tăng cường độ
Từ Trung Quốc tới Syria, những quốc gia đàn áp-kiểm soát người dân bằng bạo lực và hạn chế sự tự do của họ, đang đàn áp thẳng tay những nhà bất đồng chính kiến trên mạng internet.

Joanne Leedom-Ackerman
Từ bản báo in ngày 24-2-2009

Washington - Bà Eleanor Roosevelt * chưa bao giờ tưởng tượng ra Internet.

Mà cũng không có ai đã từng hình dung ra những khuôn mẫu khác cho bản Tuyên ngôn Nhân quyền 60 năm trước khi họ đưa ra thành luật quyền tự do phát biểu ý kiến. Tuy nhiên, một cách khôn ngoan, họ đã chừa lại chỗ dành cho biến cố mới mẻ ấy bằng việc tuyên bố trong Điều thứ 19 rằng: “Mọi người đều có quyền tự do có ý kiến và phát biểu ý kiến; quyền này bao gồm quyền tự do giữ vững những quan điểm riêng của mình mà không có sự can thiệp của ai khác, và quyền tự do tìm kiếm, nhận được tin tức và phổ biến tin tức thông qua mọi phương tiện truyền thông và không cần chú ý đến những giới hạn”

Ngày nay, Internet vừa là phương tiện chuyển tải vừa là bãi chiến trường dành cho tự do phát biểu ý kiến ở khắp nơi trên thế giới. Cuộc chiến đấu giữa những người cầm bút và các chính quyền qua dòng tự do thông tin này đã và đang leo thang từ năm ngoái 2008 và hứa hẹn gia tăng cường độ mạnh mẽ hơn.

Những người hỗtrợ cho sự mở cửa các giới hạn cho những tư tưởng và thông tin cần có sự chú ý cao độ và bước những bước đi cần thiết để bảo vệ cho những ai bị buộc phải câm họng và để giữ cho Internet được tụ do không bị ngáng trở.

Năm ngoái đã trở thành thời điểm đầu tiên có nhiều nhà báo trên các trang Web bị bỏ tù hơn hẳn những đồng nghiệp làm việc trong bất cứ môi trường truyền thông nào khác, theo số liệu của Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo cho biết.

Trung Quốc, Miến Điện, Việt Nam, Iran, Syria, và Zimbabwe đã dẫn đầu trong hành động ngăn chận internet này. Họ đã bắt những nhà báo, chặn các trang web và đường truy cập Internet, đặt ra các quy định khắt khe cho các quán cà phê Internet, và truy tìm bài viết của các nhà báo.

Đáp lại, một số người viết đã phải sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin theo kiểu uỷ nhiệm [proxy], mã hóa, và các phương pháp khác để cố gắng đi vòng vượt qua lưới kiểm duyệt và sự phát hiện.
“Giống như trong cuộc chiến tranh lạnh [khi] bạn đã có một Bức màn Sắt, hiện có một mối lo ngại rằng các chính quyền độc tài, đi đầu là Trung Quốc, đang phát triển một Bức màn Ảo,” theo nhận xét của ông Arvind Ganesan, giám đốc Chương trình Doanh nghiệp và Nhân quyền thuộc tổ chức Giám sát Nhân quyền. “Sẽ có một hệ thống Internet tự do ở phía bên này và một hệ thống Internet bị kiểm soát ở phía bên kia. Điều này sẽ cản trở dòng chảy tự do của thông tin trên khắp thế giới.”

Trong năm 2008, các nhà báo nói chung đã bị bắt và bỏ tù do bị vin vào những tội như “kích động lật đổ quyền lực nhà nước (ở Trung Quốc),”lăng mạ tôn giáo” (ở Iran), “đe doạ an ninh quốc gia” (Miến Điện), “phỉ báng Tổng thống nước Cộng hòa” (Hy Lạp), “lưu giữ những sản phẩm văn hóa với nội dung chống lại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa” (ở Việt Nam), và “loan truyền những tin tức sai trái” (Syria).
“Internet đang tái thay đổi xã hội từ dưới lên trên,” theo ghi nhận của Larry Siems, giám đốc chương trình Tự do Viết của Trung tâm Văn bút Mỹ. “Ví dụ như hiện nay có hai cuốn tiểu thuyết mới của các cô gái không thể ra khỏi nhà được tại Saudi Arabia, song hai cuốn sách nầy đã được công bố trên Internet.” Vấn đề còn lại là liệu những người viết có thể duy trì được quyền tự do của họ trên mạng Internet hay không, thứ quyền tự do mà họ không thể có được trong thế giới thật sự của họ.

Uỷ ban Các nhà văn đang ở trong Lao Tù của tổ chức Văn bút Quốc tế [International PEN] vẫn theo dõi thường xuyên khoảng 900 trường hợp các nhà báo trên khắp thế giới đang bị đe doạ, bắt bớ, tấn công, hoặc bị giết, với khoảng 150 trường hợp mới trong mỗi năm. “Rõ ràng có một số lượng ngày càng tăng những nhà văn, nhà báo, biên tập viên, và các blogger trên Internet bị tấn công,” theo nghi nhận của Sara Whyatt, giám đốc Ủy ban các Nhà văn-Nhà báo bị Cầm tù của tổ chức Văn bút Quốc tế. “Internet đã gây ra một cuộc bùng nổ về quyền tự do ăn nói. Các chính phủ của mọi chế độ khác nhau đang nhận ra được mối thách thức này.”

Trung Quốc, nơi đặc biệt thông thạo trong việc sử dụng hệ thống khóa chặn Internet, đang dẫn đầu danh sách các quốc gia với thời hạn tù lâu dài và dẫn đầu số lượng các nhà báo nhà văn đang bị cầm tù. Hành động đàn áp thẳng tay của Trung Quốc dành cho các nhà báo trước khi diễn ra Olympic và việc bắt giữ vào tháng 12 nhà văn bất đồng chính kiến hàng đầu Liu Xiaobo, một trong những tác giả của Hiến chương 08, bản tài liệu ủng hộ cho sự cải thiện tự do ở Trung Quốc, là trái ngược với lời khẳng định của chính phủ TQ rằng họ đang giảm bớt các sự hạn chế. Mặc dù có sự bắt giữ ông Liu, bản Hiến chương 08 đã loan truyền ra toàn cầu thông qua Internet, đang được thu thập chữ ký của những người Trung Quốc từ trong lục địa cho tới cộng đồng Hoa kiều trên thế giới.

Bởi vì Internet hoạt động bên ngoài các cấu trúc của nhà nước, nên nó thách thức tôn ti trật tự quyền lực và ban quyền lực cho tiếng nói mỗi cá nhân như (là một sự việc) chưa từng có trước đây. Có tới 40 quốc gia đã tham dự vào việc sàng lọc và kiểm duyệt Internet dưới hình thức nào đó, theo tổ chức Sáng kiến Inernet Không hạn chế [OpenNet Initiative].

Để chống lại những hạn chế này, các tổ chức nhân quyền và các công ty tư nhân, bao gồm Google, Microsoft, và Yahoo đã phát động Kế hoạch Mạng Toàn cầu [GNI-Global Network Initiative] vào mùa thu 2008 vừa qua. GNI, đặt ra những tiêu chuẩn tự nguyện để bảo vệ cho tính riêng tư và cắt giảm bớt sự kiểm duyệt, là xứng đáng được ủng hộ.

Quốc hội Hoa Kỳ đang theo dõi sát sao việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình và cũng sẽ xem xét lại đạo luật (Luật Tự do trên Mạng trực tuyến Toàn cầu) để ngăn các công ty Internet không được giúp đỡ các chính phủ ngoại quốc trong việc kiểm duyệt nội dung và tiết lộ thông tin cá nhân (tên, họ, địa chỉ) của người sử dụng internet.

Có những mối quan ngại chính đáng về những kẻ lạm dụng Internet, song một sự cân bằng có khả năng đạt được giữa bí mật riêng tư và khả năng của chính phủ để theo dõi mạng lưới tội phạm và mạng lưới khủng bố. Các chính quyền độc tài không nên sử dụng những nhu cầu phải tuân thủ pháp luật như là một lý do để dập tắt lực lượng đối lập và bịt miệng tiếng nói tự do.

Việc mở tuyến đường thông tin kỹ thuật số cho hàng trăm triệu người sử dụng hợp pháp là vấn đề sống còn cho tự do phát biểu ý kiến và luồng thông tin tự do trên khắp thế giới. Sẽ cần phải có sự cẩn trọng đề phòng, những tiêu chuẩn đồng thuận, và những đổi mới công nghệ để bảo vệ cho cấu trúc mở của Internet.

Người ta có thể tưởng tượng được bà Eleanor Roosevelt của thời nay đang ngồi bên máy tính của mình để gửi đi những lời kháng nghị, thậm chí đưa lên blog, khi bà và những người khác đang xây dựng những nguyên tắc để giữ cho cái hành lang truyền thông này không bị trói buộc và được tự do.
----------------------------------
• Joanne Leedom-Ackerman, một cựu phóng viên của tờ Chritian Science Monitor, hiện là phó chủ tịch tổ chức Văn Bút Quốc Tế (International PEN) và làm một thành viên trong ban điều hành của tổ chức Giám sát Nhân quyền [Human Rights Watch].

*
Vợ Tổng thống Hoa Kỳ Roosevelt (nhiệm kỳ 1933-1944)) vốn là một người nổi tiếng trong các hoạt động xã hội (xem thêm trên answers.com).


Hiệu đính:
Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
http://anhbasam.wordpress.com/2009/02/27/tr%e1%ba%adn-chi%e1%ba%bfn-cho-t%e1%bb%b1-do-tren-internet-dang-leo-thang/

The intensifying battle over Internet freedom
From China to Syria, repressive nations are cracking down hard on digital dissidents.
By Joanne Leedom-Ackerman
from the February 24, 2009 edition
http://www.csmonitor.com/2009/0224/p09s01-coop.html

No comments:

Post a Comment