Saturday, February 28, 2009

THẦY GIÁO MÁC-LÊ SẮP HẾT VIỆC ?

Các thầy Mác-Lê sắp thất nghiệp hay làm không hết việc ?
Hoan và Lượng (nhóm Bách Khoa)
Posted on February 28, 2009 by admin
http://mangykien.wordpress.com/2009/02/28/cac-th%e1%ba%a7y-mac-le-s%e1%ba%afp-th%e1%ba%a5t-nghi%e1%bb%87p-hay-lam-khong-h%e1%ba%bft-vi%e1%bb%87c/
Nhờ “hầu hạ trà, nước” cho một nhóm các cụ ở câu lạc bộ Thăng Long, chúng tôi vừa có chút tiền cho cuộc sống sinh viên, lại được nghe lỏm chuyện của các cụ trước đây là cán bộ cấp cao trong đảng và chính quyền nước ta.
Chuyện các cụ cứ vô tư gọi là “thằng” những vị như Nguyễn Minh Tríp, Nguyến Lú Trọng hay Lông Đếch Mạnh… thì không có gì mới. Về mọi mặt, các vị này chỉ là hàng con cháu các cụ.

Nhưng mới nhất là chuyện Hội nghị thượng đỉnh của khối Asean lần thứ 14.
Năm nào khối này cũng họp, nhưng các vị nguyên thù chỉ đến bắt tay, nói năm câu ba điều, rồi ai về nhà nấy. Những lần họp từ xa xưa, báo chí VN còn làm rùm beng chuyện VN chủ trì, hoặc đưa ra “sáng kiến” gì gì đó cho có vẻ “vị thế VN được nâng cao”, nhưng càng ngày việc đưa tin này chỉ còn chiếu lệ.
Thì ra, nguyên tắc đồng thuận khiến khối này chẳng có được quyết định gì lớn; vì rằng ý thức hệ khác nhau giữa các nước (Miến Điện thì độc tài; VN và Lào thì độc đảng), làm sao cả 14 nước có thể đồng thuận 100% những vấn đề về thể chế, dân chủ và nhân quyền? Việt Nam ta phét lác về nhân quyền quá nhiều, nhưng khi có đề xuất thực thi theo quy định chung thì VN lại tuyên bố ở Asean rằng… “chưa sẵn sàng” (!). VN rành rành đã ký cam kết với quốc tế về thi hành bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền mà sau mấy chục năm còn chưa dám công bố cho toàn dân biết nội dung bản Tuyên Ngôn này, thì thử hỏi: Làm sao VN dám “đồng thuận” ở Asean về vấn đề này ?

Asian đã có hiến chương, đây là thời điểm phải thi hành
Vậy thì lần họp thứ 14 này của Asean có gì đặc biết mà các cụ bàn tán rôm rả đến vậy? Xin trả lời (theo tin của các cụ): Asean đã có bản Hiến Chương và năm nay phải thực thi. Hiến Chương được xem như hiến pháp của 14 nước, có nhiều điều khoản rất tiến bộ mà những nước “giả vờ tiến bộ” đành phải thông qua. Nay tới lúc phải thi hành. Chính do vậy, cuộc họp báo lần này có số phóng viên quy tụ “đông đảo hiếm thấy”. Vị tổng thư ký của Asean (chủ trì họp báo) nói: Tham vọng của Asean sau khi có hiến chương là tiến tới chỗ thống nhất thể chế - như gương EU - để tăng cường đoàn kết và sức mạnh cạnh tranh; tuy nhiên đó là tương lai rất xa…

“Thế có “bỏ mẹ” không cơ chứ”
Đó là câu đùa của cụ K, nguyên là cấp thứ trưởng ở thập niên 80. Cụ bảo: Các nước XHCN cũ ở Đông Âu khi trưng cầu dân ý để xin gia nhập EU đều biết rằng nghị viện EU đã ra quyết nghị lên án chế độ Cộng Sản là tàn ác; vậy mà họ vẫn cứ xin gia nhập có nghĩa rằng họ đã đoạn tuyệt với quá khứ XHCN rồi, giống như cố quên đi cơn ác mộng…

Xin các bạn đọc thêm tin của BBC (các cụ cũng đọc tin này ở BBC và của nhiều hãng tin khác) tại địa chỉ:
http://www.bbc.co.uk/ để biết thêm về cuộc họp báo nói trên.
Các cụ bàn thêm: Báo chí VN chắc chắn sẽ giấu tịt những tin nhậy cảm và sẽ lái dư luận sang hướng khác.Tuy nhiên, đây là cơ hội hiếm có để ĐCSVN thuyết phục Asean bắt chước VN mà “đồng thuận” bỏ chủ nghĩa tư bản và “đồng thuận” theo CNXH. Sau đó VN sẽ được tôn lên làm lãnh đạo Asean.

Chuyện cao xa, tôi không dám có ý kiến
Chỉ nghĩ rằng các thầy Mác-Lê, mà bao năm nay chúng ta cứ tưởng là vô tích sự, rất có thể được huy động sang các nước trong khối Asean để dạy cũng chưa biết chừng. Hạnh phúc mà sinh viên VN được hưởng sắp phải chia sẻ cho sinh viên các nước trong khối?

Tham khảo:
Asean chỉ nói mà không chịu làm ?
Phạm Khiêm

BBCVietnamese.com từ Hua Hin, Thái Lan
http://www.bbc.co.uk/

Khối Asean năm nào cũng họp thượng đỉnh, và như mọi năm, truyền thông phương Tây đã gọi cuộc họp lần thứ 14 này là nơi lãnh đạo đến “nói chuyện, bắt tay và ra về”.
Hiểu theo nghĩa tiếng Anh, talking shop, là như vậy.
Lần này để xem cuộc họp của Asean có khác với những lần trước hay không, tôi đã đến dự buổi gặp báo chí của Tổng thư ký khối Asean, tiến sĩ Surin Pitsuwan.
Ông là người Thái, từng giữ chứ ngoại trưởng trong chính phủ Chuan Leekpai. Và ông thuộc người của đảng Dân chủ (Thái Lan), đảng được đưa lên nắm quyền sau cuộc bao vây sân bay quốc tế Bangkok tháng 12 vừa qua.
Phòng họp của Câu lạc bộ phóng viên ngoại quốc tại Thái Lan (FCCT) tối 25.2 rất đông người. Có thể nói đây là sự kiện thu hút được sự quan tâm của phóng viên và những người theo dõi khối Asean. Vì cách ăn nói trực diện, thân tình và hấp dẫn của ông Tổng thứ ký.
Sau Supachai Panikpakdi, một người Thái từng giữ chức đồng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nay Thái Lan lại có thêm một khuôn mặt nổi danh khác trên diễn đàn quốc tế.
Trong khi cạnh tranh trên thế giới đòi hỏi nước nào cũng phải có một thương hiệu tốt, ta có thể gọi ông Pitsuwan là một sản phẩm xuất khẩu danh tiếng về văn hóa và giáo dục của Thái Lan.
Tên của ông Pitsuwan ngày nay gắn liền với quá trình thương thảo thông qua Hiến chương Asean cũng như việc Miến Điện mở cửa vùng đồng bằng Irrawaddy cho hàng cứu trợ ngoại quốc tới tay nạn nhân cơn bão Nagris, làm hơn hơn 140.000 người thiệt mạng.
Gần đây nhất ông là vị tổng thứ ký Asean đầu tiên có ‘vinh dự’ được đón và trò chuyện với ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hilary Clinton, trong chuyến thăm ‘vô cùng hiếm’ tới đại bản doanh của khối ở Jakarta.

Mục tiêu lý tưởng
Mở đầu phần trình bày, dùng tay mở cuốn Hiến chương Asean màu xanh, nhỏ bằng bàn tay, tiến sĩ Pitsuwan nói: “Thế giới đang hướng về Asean với một sự nghiêm túc mới. Vì hiện nay chúng tôi đang hoạt động theo hiến chương.”
Ông nói thêm cộng đồng quốc tế đang mong đợi lãnh đạo của khối Asean đưa ra cách làm việc hữu hiệu hơn, để trong thời gian tới, 10 nước thành viên sẽ sống trong một cộng đồng quốc gia với liên kết chặt chẽ trong mọi lĩnh vực.
Đó là từ kinh tế, thương mại cho đến văn hóa, giáo dục, hải quan và du lịch.
Ai cũng nghĩ cái đích nhắm tới của Asean sẽ là thể chế liên kết toàn diện như khối EU. Ông Pitsuwan không bác bỏ điều này. Nhưng nói thêm sẽ còn rất lâu và rất xa trước khi Asean có thể trở thành một thực thể kinh tế, chính trị hùng mạnh như Liên hiệp Âu châu.
Ông nói: “EU là mục tiêu lý tưởng mà chúng tôi nhắm tới nhưng không phải khuôn mẫu chúng tôi dựa vào.”
Quay trở lại bản hiến chương Asean, mà có lúc ông Pitsuwan gọi là hiến pháp của khối, ông giải thích: “Cuộc họp thượng đỉnh thứ 14 là phiên họp đầu tiên sau khi các ngoại trưởng thông qua hiến chương Asean. Bộ luật khung này đòi hỏi các nước thành viên phải thi hành những điều họ đã ký và cam kết.”
Theo ông, Asean ‘xứng đáng nhận lời khen’ vì từ nay các quốc gia thành viên cam kết sẽ hoạt động theo quy tắc của hiến chương.
Ý tưởng bản hiến chương làm nền tảng hoạt động của khối xuất hiện từ hội nghị Thượng đỉnh Bali năm 2003. Tại diễn đàn này lãnh đạo Asean thông qua Bali Concord II (Hòa ước Bali) xây dựng vùng đất đa dạng, rộng hơn bốn triệu rưởi cây số vuông và 570 triệu dân này thành một cộng đồng các quốc gia thân thiện.
Chúng dựa trên ba nguyên tắc: ổn định về an ninh, thịnh vượng về kinh tế, và hài hòa về văn hóa, chủng tộc.
Trong ba mục tiêu này, TTK khối Asean, tiến sĩ Surin Pitsuwan nói ông cảm thấy mục tiêu thứ ba, xây dựng một cộng đồng Asean hài hòa về văn hóa và con người, là chìa khóa cho sự thành công của hai mục tiêu đầu.
“Nếu con người Asean không có bản sắc, không cảm thấy họ đang là chủ nhân của vùng các quốc gia họ đang sống, thì làm sao họ gắn bó và có nền tảng tinh thần để đoàn kết và tiến thân được.”
Tại hội nghị cấp cao Cebu họp ở Manila, Philippines tháng Giêng năm 2007, lãnh đạo Asean đồng ý đẩy nhanh quá trình hình thành cộng đồng kinh tế Asean sớm hơn dự định, nay là 2015 thay vì 2020.

Không can thiệp
Trả lời câu hỏi của phái viên về thái độ thiếu dứt khoát của Asean trước các vụ vi phạm nhân quyền tại Miến Điện, và liệu đây có phải là gót chân Achille làm cho tổ chức thiếu hiệu lực khi giải quyết các vấn đề trong vùng hay không, ông Pitsuwan nói trong 10 năm qua thái độ đối với nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau đã thay đổi từ ít cho đến đến nhiều.
Phái viên nước ngoài đổ lỗi nguyên tắc này đã gây ra sự trì trệ cho Asean, có thể sẽ làm cho khối khó đạt được mục tiêu hình thành cộng đồng kinh tế trong năm 2015.
Ông Pitsuwan nhắc đến sau trận sóng thần năm 2004, lúc ấy chính phủ Indonesia cho phép hàng cứu trợ quốc tế được vào Aceh. Aceh, theo ông, khi ấy đang là vùng chiến sự giữa quân chính phủ và phiến quân.
Thêm một diễn tiến khác liên quan đến ‘mềm mỏng hóa’ thái độ không can thiệp vào công việc nội bộ là việc chính phủ Miến Điện cho phép Asean đứng ra điều phối chiến dịch chuyển hàng cứu trợ quốc tế vào vùng Irrawady, bị cơn bão Nagris tàn phá nặng nề.
Theo ông Pitsuwan, “nói chuyện, hay liên kết với Miến Điện là tốt hơn cô lập”.
Giải thích của TTK khối Asean vẫn chưa thuyết phục được những người có quan điểm hoài nghi. Họ cho rằng cách làm việc theo kiểu đồng thuận, không dám chỉ trích nhau của người Á châu đã làm mô hình hoạt động của Asean thiếu hiệu năng.
Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra hơn một năm nay rồi mà lãnh đạo Asean vẫn chưa đưa ra một kế hoạch phối hợp để cúu nguy kinh tế, ngăn ngừa hậu quả.

Theo Bridget Welsh chuyên gia vùng Đông Nam Á tại Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ, cho đến nay sở dĩ khối Asean chỉ đưa ra các giải pháp manh mún là vì “lãnh đạo thiếu ý chí chính trị.” Theo bà, đây là thách thức hàng đầu cho mô hình Asean. Bà không tin là hội nghị thượng đỉnh thứ 14 của khối, sẽ mang lại điều gì tích cực.
“Cuộc họp không có trọng tâm, và nhiều khả năng sẽ không đưa ra được tuyên bố gì về tình hình Miến Điện. Đây là một trong những đòi hỏi hàng đầu của quốc tế.”

Filed under:
Con đường cho đất nước

«
Giới Thiệu Báo Sinh Viên Yêu Nước - Số 1


No comments:

Post a Comment